Tuesday, October 1, 2024
No menu items!
spot_img
HomeThế GiớiThêm tiếng nói từ Hy Lạp ủng hộ Ba Lan yêu cầu...

Thêm tiếng nói từ Hy Lạp ủng hộ Ba Lan yêu cầu chính phủ Đức bồi thường chiến tranh

Nguồn hình ảnh, Greek PresidencyNữ tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou

Sức ép lên chính phủ Đức từ hai quốc gia thành viên EU và đồng minh Nato là Ba Lan và Hy Lạp đang gia tăng với phát biểu mới nhất của một số nhân vật chính trị Hy Lạp đòi Berlin “hợp tác” trong vấn đề bồi thường chiến tranh.

Chính phủ cánh hữu do đảng Pháp luật và Công lý (PiS) ở Ba Lan từ mấy năm qua yêu cầu Đức mở cuộc đàm phán để nhìn vào sự tàn phá kinh tế, các tội ác chiến tranh quân đội phát-xít Đức gây ra ở Ba Lan trong Thế Chiến II.

Phía Ba Lan đòi bồi thường 1.3 nghìn tỷ USD nhưng chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz từ chối, coi là vụ việc đã được Hiệp ước Potsdam năm 1945 khép lại.

Chừng 5,4 triệu công dân Ba Lan, gồm hơn 2 triệu người Do Thái, bị quân Đức giết chết trong cuộc xâm lăng và trong thời kỳ chiếm đóng tàn khốc.

Mới nhất đây, vào tháng 1/2023, chính phủ Đức tuyên bố không có ý định mở cuộc đàm phán với Ba Lan về vấn đề trên.

Nhưng tuần này, cựu đại sứ Hy Lạp ở Ba Lan, Leonidas Chrysanthopoulos lên tiếng ủng hộ việc mở cuộc đàm phán.

Theo ông Chrysanthopoulos, “điều quan trọng là Đức phải thừa nhận rằng vấn đề bồi thường chiến tranh vẫn đang còn đó, và phải có ý muốn thảo luận”.

Ông nói để làm được việc này, Đức “cần có sự hợp tác của Hy Lạp và Ba Lan”, các báo châu Âu đưa tin hôm 25/07/2023.

Có vẻ như chính giới Hy Lạp theo dõi chặt chẽ yêu cầu của Ba Lan với Đức để nêu vấn đề tương tự.

Cuối tháng 5 năm nay, truyền thông Hy Lạp đăng tải nhiều phát biểu của quan chức Ba Lan về chuyện này, và cho hay tổng thống Hy Lạp, bà Katerina Sakellaropoulou hồi đầu năm đã chính thức nêu vấn đề với Đức trong chuyến thăm Berlin.

Trong cuộc gặp với người tương nhiệm Đức, ông Frank-Walter Steinmeier, bà yêu cầu mở cuộc đối thoại “vì quyền lợi tương lai của hai nước” về bồi thường chiến tranh và “nợ chiếm đóng”.

Năm 2017, một ủy ban của Nghị viện Hy Lạp điều tra tội ác của người Đức cho rằng Hy Lạp cần yêu cầu Đức bồi thường 269,5 tỷ euro.

Ba Lan cũng nhắc rằng Đức đã cùng các nước đồng minh vừa ký Tuyên bố Reykjavik (Reykjavik Declaration 16-17/05/2023) do Hội đồng châu Âu tổ chức, lên án và buộc Nga bồi thường sau chiến tranh về sự tàn phá, các tội ác ở Ukraine.

Như thế, Đức không nên quên các tội ác cha ông họ đã gây ra ở Ba Lan hơn 80 năm về trước, một thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan nói.

Warsaw đã tổ chức các nhóm luật sư gồm cả người Hy Lạp và Serbia để buộc Đức nhìn nhận vấn đề hậu quả chiến tranh.

Tàn sát ở Hy Lạp

Truyền thông châu Âu sau 1945 nói nhiều về cuộc diệt chủng người Do Thái (Holocaust) mà quân Đức thực hiện ở các trại tập trung và lò thiêu người trên đất Ba Lan bị quân đội Hitler chiếm đóng từ 1939 đến giữa năm 1945, mà không nói nhiều về số phận của Hy Lạp.

Trên thực tế, có các báo cáo nói 13% dân số Hy Lạp bị quân đội Đức giết chết trong vô số cuộc hành quân, đốt phá. Người thiểu số Do Thái tại Hy Lạp cũng bị Đức truy bắt để tiêu diệt.

Thời kỳ Đức chiếm đóng Hy Lạp (1941-44) là giai đoạn con người, nền kinh tế, cơ sở hạ tầng của quốc gia cái nôi văn minh châu Âu bị Berlin chủ ý phá hủy (xem thêm:The nazi occupation of Greece, 1941-44: An endless list of crimes, atrocities and bloodbaths).

Bài của Pierre Kosmidis nói một bản tổng kết của chính phủ Hy Lạp năm 1946 ghi nhận các hoạt động cố ý, nhân danh chống du kích, của quân chiếm đóng Đức đã phá hủy toàn bộ nền nông nghiệp Hy Lạp.

Quân Đức không chỉ bắn giết nông dân vô tội vạ mà còn giết 60% gia súc, hủy diệt 25% rừng, 56% đường xá, 90% cầu cống, 100% xe lửa và các tuyến hỏa xa, 80% nhà máy, 100% hệ thống cấp nước.

Chính sách của Đức là dùng nạn đói giết dân Hy Lạp, bên cạnh các cuộc càn quét man rợ đi kèm xử tử tập thể nhiều cộng đồng dân cư.

Hy Lạp trở thành “bãi tập bắn” với dân thường là bia đỡ đạn cho quân Đức, Romania và Bulgaria thuộc phe Trục. Hiện trên quốc gia này vẫn còn rất nhiều đài tưởng niệm nạn nhân thảm sát.

Cách làm của quân Đức trong các chiến dịch ‘dọn sạch’ (Sauberungsunternrhmen) là bao vây cả một ngôi làng, dồn phụ nữ, trẻ em vào các căn nhà rồi thiêu sống họ. Đàn ông thì xử tử tập thể sau khi phải đào hố chôn chính họ.

Ví dụ điển hình là cuộc thảm sát Kommeno (16/08/1963: quân Đức giết 145 người đàn ông, 174 phụ nữ và 97 trẻ em Hy Lạp sau khi đốt trụi ngôi làng.

Kurt Waldheim, sĩ quan quân đội Đức, đã gửi báo cáo lên cấp chỉ huy về cuộc hành quân vào Kommeno nói rằng “chỉ có 144 đàn ông Hy Lạp bị giết” mà lờ đi số phụ nữ, trẻ em. Waldheim sau chiến tranh làm tới Tổng thống Áo và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Sự dối trá và tội ác của ông ta sau được các nhà báo Hy Lạp tố cáo.

Chụp lại hình ảnh,

Quân Đức kéo cờ Chữ thập ngoặc ở Acropolis sau trận chiến chiếm được Athens năm 1941

Ước tính các đợt chém giết của quân Đức diễn ra ở 1800 ngôi làng, gây ra 90 vụ thảm sát thường dân. Ở nhiều nơi, cảnh địa ngục bị diễn đi diễn lại. Ví dụ tại Kalavrita, 500 dân làng bị quân Đức giết trong một ngày. Có nơi hàng chục trẻ em, gồm cả bé thơ, bị lính Đức cắt cổ, các cụ già trên 100 tuổi bị thiêu sống.

Sau Thế Chiến, CHLB Đức đã có những cử chỉ bày tỏ sự hối hận ở Hy Lạp nhưng không chấp nhận bồi thường riêng lẻ.

Ví dụ năm 200, tòa án Hy Lạp ra phán quyết rằng Đức phải bồi thường 28 triệu euro cho thân nhân còn sống của 218 nạn nhân bị giết ở Distomo năm 1944. Bản án không được phía Đức nhìn nhận. (Theo BBC).

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments