Sunday, November 24, 2024
No menu items!
spot_img
HomePháp LuậtChuyến bay giải cứu: Vừa thu tiền, vừa kể chuyện

Chuyến bay giải cứu: Vừa thu tiền, vừa kể chuyện

Phạm Sanh Châu là một mắc xích không nhỏ trong các vụ ăn bẩn đường dây chuyến bay giải cứu trong thời đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, thế nhưng bằng sự khôn khéo và các mối quan hệ của mình, ông Châu chỉ bị Ủy ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng khiển trách. Nói chung, khi 54 đồng phạm đang che mặt ra tòa, Châu thoát nạn.

(…) Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: (…) Khiển trách các đồng chí: Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; Phạm Như Ý, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ” – trích Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 24 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ngày 22 Tháng Mười Hai 2022.

Khác với các quan chức khác, luôn che kín mặt và giấu kín tay trong các vụ ăn chia và nối kết, Phạm Sanh Châu, với tư cách Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, đã công khai khoe khoang việc dẫn mối cho giới quan chức ở Việt Nam, ăn tiền những đồng bào đang bị kẹt ở Ấn trong thời gian xảy ra đại dịch.

Phạm Sanh Châu, sinh năm 1961, nguyên quán ở Hà Tĩnh, nổi tiếng là một nhà ngoại giao tinh ranh và rất láu cá. Ông ta kinh qua các chức vụ ngoại giao ở Bỉ, Pháp và Ấn Độ. Nhiều người còn nhớ năm 2017, khi Châu ứng cử chức Tổng giám đốc UNESCO, ông ta gây chú ý bằng cách để chai nước Number One của Dr. Thanh còn nguyên nhãn trước bàn của mình. Vào giai đoạn đó, công ty của Dr.Thanh đang rơi vào khủng hoảng sau sự kiện dựa lưng vào chính quyền, chèn ép người phát hiện sản phẩm lỗi, bị khui ra vụ nhập hóa chất Trung Cộng quá hạn làm nguyên liệu nước uống, cũng như tung tiền liên tục để giải cứu thương hiệu. Nhiều người tự hỏi Châu đã nhận bao nhiêu cho cú quảng bá độc nhất vô nhị đó?

Châu cũng là người mai mối sản phẩm “lừng danh” Nanocovax với công ty Ấn Độ Vekaria Healthcare LLP để vaccine này có thể được phân phối, trong bối cảnh việc sản xuất và nghiên cứu vaccine này bị đình trệ ở Việt Nam. Đây là một câu chuyện chưa được phanh phui, vì biên bản thỏa thuận giữ bí mật (Non-Disclosure Agreement) nhằm hiện thực hóa việc hợp tác này sau đó bị bỏ dở khi Hà Nội nỗ lực xin các nguồn vaccine từ phương Tây.

Trong thời gian làm đại sứ ở Ấn, Phạm Sanh Châu còn được cho là bí mật kết nối làm ăn với nhiều tỷ phú, doanh gia Ấn, đặc biệt với tập đoàn công nghệ hàng đầu Ấn Độ HCL Group… Kể qua những chuyện trên để biết rằng Châu sau nhiều năm tận dụng vị trí chính trị của mình, Châu có thể không cần đến các khoản chia từ phi vụ trục lợi chuyến bay giải cứu.

Vốn giỏi đánh bóng hình ảnh bản thân lâu nay, Phạm Sanh Châu đã gấp rút viết cuốn sách dài sáu chương, 268 trang, ca ngợi công sức mình “giúp” cho đồng bào bị kẹt tại Ấn – cụ thể là 339 người – về được quê nhà trong đại dịch. Thế nhưng liên quan chuyến bay giải cứu thì ít trong khi nội dung chủ yếu mô tả về đất nước Ấn, cảnh đẹp và sự lãng mạn hồn nhiên trong… con người của Châu.

Kể trong sách, Phạm Sanh Châu nói rằng khi được lệnh của chính phủ cho phép đưa người về nước, Châu chỉ có sáu ngày để chuẩn bị. Châu không quên nhấn mạnh việc mình quyết tâm thực hiện sứ mạng này, nhân “ngày sinh của bác”, và đặt tên là “Chiến dịch Hoa Kim Tước”. Thật ra có ba chiến dịch được Châu thực hiện: Chiến dịch Hoa Đỗ Quyên, bán vé cho 200 người Việt từ Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives, và Chiến dịch Hoa Phượng Tím bán vé cho gần 200 người nhưng chủ yếu là đưa các nhà ngoại giao Ấn Độ và nhân viên Đại sứ quán về Việt Nam. Chỉ riêng chuyến bay “điểm tựa sinh nhật bác” là được Châu nói dài dòng.

“Ngày 14 Tháng năm, tôi nhận được tin Chính phủ cho phép tổ chức chuyến bay sơ tán công dân Việt Nam tại Ấn Độ… nhưng nhà nước chỉ duyệt cho 300 người…”, Phạm Sanh Châu viết. Nhân thân của những người được bay về Việt Nam không được nhắc tới. Ở trang 180, Châu kể là khi thấy giá vé dao động từ $12,000 đến $15,000, ông đã nói nhân viên gọi cho từng người để vận động và thuyết phục về giá vé.

Ông Châu kể, chỉ riêng chuyến ngày 19 Tháng Năm đã có hơn 600 người gọi để xin mua vé nhưng không đáp ứng được, và chỉ có những “đối tượng có đủ điều kiện mới được tham gia”. Sách không nói những người bị đẩy ra ngoài danh sách là ai, cuối cùng có về được quê nhà hay không, và làm thế nào để họ “có đủ điều kiện” để cầm chiếc vé bay về. Những số phận đó trở thành con số liệt kê vô hồn để làm bừng sáng gương mặt của Phạm Sanh Châu. Suốt cả trăm trang sách, Châu kể lể không ngừng về sự “đau đớn” của mình trước chuyện công dân Việt Nam kẹt ở Ấn Độ – những công dân “không đủ điều kiện”. (Còn tiếp) 

Khiết Văn

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments