Saturday, November 23, 2024
No menu items!
spot_img
HomeBình LuậnPhân TíchTrí thông minh nhân tạo (AI) có thể giúp xử lý rác...

Trí thông minh nhân tạo (AI) có thể giúp xử lý rác thải và tăng khả năng tái chế

Nguồn hình ảnh, Getty Images – Rất khó đo lường lượng rác thải trên toàn cầu mỗi năm

Có rất nhiều rác thải trên thế giới.

Xấp xỉ có 2,24 tỷ rác thải rắn trong năm 2020, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank).

World Bank cho rằng con số này có thể tăng 73% lên mức 3,88 tỷ tấn trước năm 2050.

Rác thải đặc biệt là một vấn đề.

Từ khi vật liệu nhựa bắt đầu được sản xuất trên quy mô lớn vào những năm 1950 thì cho đến năm 2015, hơn 8,3 tỷ tấn rác nhựa đã được thải ra môi trường, theo một nghiên cứu từ Đại học Georgia và California.

Một người không nhận thấy những số liệu thống kê này gây ngỡ ngàng là Mikela Druckman.

Cô ấy đã có dành nhiều thời gian nghiên cứu cách chúng ta vứt rác như thế nào. Cô là nhà sáng lập Greyparrot, một công ty khởi nghiệp ở Anh Quốc đã dùng hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI) để phân tích quá trình xử lý rác thải và cơ sở tái chế.

“Tính riêng trong một ngày, bạn căn bản có các núi rác tại một cơ sở xử lý, và thật sốc và kinh ngạc khi rác không bao giờ hết,” cô cho biết.

“Không có ngày nào mà không có rác, chúng cứ được thải ra liên tục.”

Greyparrot đã đặt các camera bên trên băng chuyền tại khoảng 50 địa điểm thải rác và xử lý tại châu Âu, sử dụng các phần mềm AI để phân tích quá trình diễn ra trên thực tế.

Công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) phát triển nhanh chóng trong năm qua, với khả năng xử lý hình ảnh hiện nay rất phát triển.

Tuy nhiên, cô Druckman nói vẫn khó để huấn luyện một hệ thống nhận diện rác thải.

“Một sản phẩm như bình Coke, một khi bị vứt vào sọt rác thì sẽ bị nghiền nát, và dơ bẩn, điều này tạo nên một vấn đề phức tạp hơn nhiều cho AI.”

Các hệ thống của Greyparrot hiện đang theo dõi 32 tỷ vật liệu thải ra mỗi năm, công ty này đã thiết lập một bản đồ số to lớn cho rác thải.

Thông tin này có thể được các nhà quản lý sử dụng để vận hành hiệu quả hơn, nhưng có thể được chia sẻ rộng rãi hơn.

“Điều này giúp giới lập pháp hiểu hơn nhiều về chuyện gì đang xảy ra với vật liệu, vật liệu nào có vấn đề, và cũng ảnh hưởng đến quá trình thiết kế đóng gói bao bì,” cô Druckman nói.

“Chúng ta nói về biến đổi khí hậu và quản lý rác thải là hai chuyện riêng biệt, nhưng thật sự chúng có liên quan với nhau bởi vì phần lớn lý do chúng ta đang sử dụng nguồn lực này là bởi vì chúng ta không thể thật sự tái chế chúng.”

“Nếu có quy định nghiêm ngặt hơn thì có thể giúp thay đổi cách thức chúng ta tiêu dùng, và cách thức đóng gói, điều này có thể tạo một tác động rất lớn lên chuỗi cung ứng và cách thức chúng ta đang sử dụng nguồn lực.”

Cô Druckman hy vọng các thương hiệu lớn và những nhà sản xuất khác sẽ bắt đầu sử dụng dữ liệu do các công ty như GreyParrot công bố, và thiết kế thêm các sản phẩm tái chế.

Ông Troy Swope vận hành một công ty với mục tiêu đóng gói tốt hơn. Footprint đã phối hợp với các siêu thị, Gillette đã chuyển đổi những bàn cạo râu bằng nhựa sang dùng sợi thực vật.

Trong một bài viết trên trang web của Footprint, ông Swope nói các nhà tiêu dùng đang bị dẫn dắt bởi một “ý tưởng sai lầm về tái chế”.

Ông Swope nói về sự liên hệ giữa một hộp đựng salad bằng nhựa được dán nhãn “sẵn sàng tái chế” và hỏi điều đó thật sự nghĩ gì.

“Hơn bao giờ hết, ít có khả năng loại nhựa sử dụng một lần của họ cuối cùng bị vứt ở nơi nào khác ngoài bãi rác,” ông Swope nói. “Cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhựa, trước tiên là phải chấm dứt sự phụ thuộc vào chúng.”

Để giúp các nhà bán lẻ biết các bình nhựa đã qua sử dụng thực sự được tái chế, và số liệu là bao nhiêu, công ty Polytag tại Anh đã phủ bên ngoài chúng bằng tia cực tím, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Khi những chiếc bình đến các nhà máy tái chế được định sẵn trước, nhãn dán sẽ được một máy Polytag nhận diện.

Số lượng bình được đăng tải lên một ứng dụng dựa trên điện toán đám mây trong thời gian thực, mà các khách hàng của Polytag có thể tiếp cận.

“Họ có thể thấy chính xác bao nhiêu chiếc bình đang được tái chế, đây là điều mà những thương hiệu này chưa bao giờ được tiếp cận được trước đây,” quản lý dự án của Polytag, bà Rosa Knox-Bradley nói.

Cho đến nay công ty này đã phối hợp với các nhà bán lẻ của Anh là Co-Op và Ocado.

Để giúp mọi người tái chế dễ dàng hơn, và khuyến khích họ làm nhiều hơn, chính phủ Anh và cơ quan quản lý tại Wales và Bắc Ireland sắp khởi động một dự án đổi chai nhựa để tái chế vào năm 2025.

Sắp đến sẽ thấy có “những máy thu chai nhựa đã qua sử dụng” trong các cửa hàng và các khu vực công cộng khác, người dân sẽ có thể bỏ những chai nhựa hoặc các bình đồ uống bằng kim loại vào bên trong, và được trả tiền cho việc này – khoảng 20 xu một món.

Tìm kiếm cách thức thân thiện với hành tinh để thoát khỏi rác thải vẫn còn là một con đường khó khăn, tuy nhiên, dường như mỗi năm khi một xu hướng mới xuất hiện lại gây cản trở đến kế hoạch ban đầu.

Lo lắng nhân loại ‘tuyệt chủng vì AI’

Mới nhất là chuyện nghiện thuốc lá điện tử, tạo nên một núi rác điện tử khó có thể tái chế.

“Đây là một vấn đề vô cùng lớn. Và chuyện này đang trở nên nghiêm trọng hơn,” Ray Parmenter, người đứng đầu bộ phận chính sách và công nghệ từ Viện Chartered Institute of Waste Management nói.

Ông Ray cho biết thêm “vấn đề nền tảng” là loại thuốc lá điện tử sử dụng một lần, mà ông nói “căn bản không thể chấp nhận được trong một nền kinh tế tuần hoàn”.

Thuốc lá điện tử sử dụng một lần gồm rất nhiều chất liệu – nhựa, kim loại, pin lithium và một số có đèn LED và bộ vi xử lý.

Nghiên cứu hồi năm ngoái từ Material Focus, một tổ chức vận động chiến dịch để tái chế thêm các sản phẩm điện tử, cho thấy 1,3 triệu thuốc lá điện tử bị vứt đi mỗi tuần, chỉ tính riêng tại Anh. Điều này có nghĩa là 10 tấn pin lithium đã bị vứt đi mỗi năm, tương đương 1.200 pin cho xe ô tô.

“Cách thức chúng ta có được các vật liệu thô quan trọng này như lithium từ các mỏ sâu – không phải là những nơi dễ dàng để có được. Một khi chúng ta khai thác lithium, chúng ta phải tận dụng triệt để chúng,” ông Parmenter nói.

Thuốc lá điện tử là một ví dụ tốt về cách chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ, cô Druckman nói.

“Không mang ý nghĩa kinh tế, thì không có ý nghĩa gì. Thay vì hỏi chúng ta tái chế chúng như thế nào, thì hãy hỏi vì sao chúng ta lại sử dụng thuốc lá điện tử dùng một lần ngay từ đầu?”

Trong khi các nhà làm chính sách và điều hành ngành công nghiệp này có vai trò quan trọng trong việc khiến sản phẩm mang khả năng được tái chế, tái sử dụng nhiều hơn, thì người tiêu dùng cũng vậy, cô cho biết thêm.

Thay đổi lớn nhất mà người tiêu dùng có thể làm là “tiêu dùng ít hơn” (BBC).

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments