Sunday, November 24, 2024
No menu items!
spot_img
HomeUncategorizedTrách nhiệm của người đứng đầu có khả thi trong chế độ...

Trách nhiệm của người đứng đầu có khả thi trong chế độ độc đảng?

Đội ngũ cán bộ tham gia Đại hội Đảng 13 ở Hà Nội hôm 29/1/2021 (minh họa).

Bà Nguyễn Thị Tuyến – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tại buổi Thảo luận hôm 29/6 ở quận Tây Hồ cho rằng: “Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị; cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và quy định nêu gương của cán bộ đảng viên”.

Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức Quốc hôm 30/6 nhận định với RFA:

“Đây không phải lần đầu tiên các quan chức hàng đầu của chế độ CSVN nói sẽ đổi mới phương thức lãnh đạo là tập thể ra nghị quyết, còn cá nhân chịu trách nhiệm, ý nói là chịu trách nhiệm người đứng đầu. Cái này đã nói cách đây 20 năm, mỗi một lần có sự cố gì xảy ra cho Việt Nam ví dụ như vấn đề tham nhũng, hay những vấn đề xã hội nổi cộm… thì họ lại mang những chiêu bài ra để lừa dối người dân. Thực tế trong chế độ CSVN, họ không bao giờ chấp nhận phương thức một người có thể đưa ra toàn bộ những quyết định. Gần đây nhất, họ đã đề nghị Quốc hội ra một nghị quyết, miễn trách nhiệm cho người đứng đầu khi họ dám nghĩ dám làm.”

Nhưng cho đến nay theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, việc miễn trách nhiệm cho người đứng đầu ‘dám nghĩ dám làm’ vẫn chưa được thực hiện trong thực tế. Ông Đài giải thích thêm:

“Bởi vì trong chế độ CSVN, một người đóng vai trò thủ trưởng thì cần ít nhất 3 cấp phó… cho đến 6 hoặc 7 cấp phó trong một cơ quan nhà nước. Mỗi người như vậy sẽ chia nhau những lĩnh vực khác nhau để quản lý, cho nên để quy trách nhiệm cho một người là cực kỳ khó. Bởi vì trước khi thực hiện một công việc nào đó, thường bao giờ họ cũng họp Đảng ủy của cơ quan ấy và sau đó họ ra một nghị quyết, khi thống nhất rồi sẽ giao cho người phụ trách, nếu có sai là do cả tập thể đó quyết định, chứ người cá nhân đấy có xử lý họ thì họ vẫn nói là tôi làm theo nghị quyết của Đảng. Giống như cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói với Quốc hội là đảng giao nhiệm vụ và ông ta thực hiện, chứ không đòi hỏi.”

Cho nên Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng, một khi còn tồn tại chế độ một đảng, thì chắc chắn quy trách nhiệm cho người đứng đầu là không bao giờ có khả năng trong thực tế.

Cái này đã nói cách đây 20 năm, mỗi một lần có sự cố gì xảy ra cho Việt Nam ví dụ như vấn đề tham nhũng, hay những vấn đề xã hội nổi cộm… thì họ lại mang những chiêu bài ra để lừa dối người dân.
-Luật sư Nguyễn Văn Đài

Trong khi đó, cuộc chiến chống tham nhũng được phát động ở Việt Nam từ năm 2016 đến nay, đã khiến nhiều quan chức cấp cao vào tù hoặc đang bị điều tra. Điều này khiến các quan chức Chính phủ khác lo ngại và không dám bật đèn xanh cho việc mua bán hàng hóa hay các khoản đầu tư vì sợ bị điều tra tham nhũng.

Nhiều cán bộ trong đó có cả người đứng đầu các đơn vị, khi thực thi nhiệm vụ, dù biết là đúng quy định pháp luật nhưng vẫn sợ và không dám quyết định các vấn đề, chỉ vì để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nỗi lo sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý đã trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức.

Nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, từng công tác ở Tạp chí Cộng sản khi trả lời RFA liên quan vấn đề này, nói:

“Quan chức càng cao cấp, càng nói này nói nọ thì càng đi ngược lại với những cái người ta phủ nhận. Ví dụ như những người tham nhũng vào tù ngồi như Trung tướng Phạm Văn Vĩnh, Nguyễn Đức Chung… Đấy là một loại tuyên truyền, như những biểu tượng họ hay dùng là thầy thuốc nhân dân, nhà báo nhân dân… Từ những biểu tượng như thế càng nói, càng tuyên truyền, càng thổi lên thì bản chất càng ngược lại.”

Ông Vũ Minh Trí, trước đây từng là cán bộ Tổng cục Tình báo quân đội – Tổng cục II, nhận định với RFA về việc này:

“Tôi đã từng 21 năm làm đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi thấy một điều là nói để cho hay, cho đẹp thì không ai hơn cộng sản. Tuyên truyền thì cộng sản là số một, nên những lời đó tôi nghĩ chẳng có giá trị gì và hoàn toàn không đáng tin cây. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nghe thì có vẻ hay, nhưng tất cả đều nằm trong vòng kim cô của đảng cộng sản, nên không thể có người nào làm được như vậy. Thực tế không thể có, những người chưa nói đến làm, đến chịu trách nhiệm… mà chỉ cần phản biện trái ý của họ là họ đã cho vào tù, thậm chí rất lâu.”

Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hôm 10/5/2023 đã yêu cầu khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm của các cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cấp quản lý.

Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ hôm 8/5/2023, Chính phủ cũng đã yêu cầu khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, thực hiện việc luân chuyển, xử lý cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Bệnh sợ trách nhiệm trong cán bộ đã có từ lâu. Những người có hiểu biết nhưng thiếu tự tin, kém bản lĩnh mới sợ bị kỷ luật, sợ bị cấp trên đánh giá sai, sợ vi phạm 19 điều cấm.-Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Trước đó, vào cuối năm 2021, Ông Hoàng Anh Công – Phó
trưởng Ban Dân nguyện từng cho rằng: “Có một ‘dịch bệnh’ đã xuất hiện và âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, gây nguy cơ cho sự phát triển đất nước… là bệnh sợ trách nhiệm”.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, trả lời RFA khi đó cho rằng:

“Bệnh sợ trách nhiệm trong cán bộ đã có từ lâu. Những người có hiểu biết nhưng thiếu tự tin, kém bản lĩnh mới sợ bị kỷ luật, sợ bị cấp trên đánh giá sai, sợ vi phạm 19 điều cấm. Bệnh sợ này làm cho cán bộ không dám mạnh dạn thực hiện những việc tốt mà chưa được cấp trên cho phép, không dám phản biện những điều sai trái, gây một số tác hại cho nhân dân. Tác hại nhất là làm mất lòng tin của dân vào cán bộ, vào chính quyền, làm khổ dân.”

Để giảm bớt nỗi sợ này, Đảng đã ban hành quyết định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung. Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, việc này chủ yếu là hình thức. Có quyết định mà không có người thực hiện hoặc người thực hiện không đủ phẩm chất thì cũng như không. Vấn đề cơ bản theo ông Cống là phải có được những cán bộ đủ tài năng, bản lĩnh và liêm khiết để làm ra và thực hiện luật pháp cùng các đường lối chính sách. Muốn vậy phải thực sự có dân chủ trong bầu cử. Mà muốn có dân chủ lại cần những điều kiện khác (RFA).

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments