Saturday, November 23, 2024
No menu items!
spot_img
HomeViệt NamTổ chức nhân quyền Quốc tế chung tay bảo vệ nhà hoạt...

Tổ chức nhân quyền Quốc tế chung tay bảo vệ nhà hoạt động VN trước sự đàn áp của chính quyền

Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh và Luật gia Đặng Đình Bách

Tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV) cùng với Viện Luật Nhân quyền Quốc tế thuộc Đại học Luật Berkeley (IHRLC) đã gởi một bản kiến nghị cho cơ chế “Các Thủ tục đặc biệt” của Liên Hiệp Quốc, yêu cầu mở một cuộc điều tra về việc bốn nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đang bị bỏ tù một cách vô lý, đồng thời yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho những người này.

Muốn sự thật được phơi bày

Trả lời RFA qua email hôm 28/6, Giáo sư Laurel Fletcher, giám đốc IHRLC, cho rằng mức độ đàn áp của chính phủ Việt Nam khiến tình hình trở nên đặc biệt cấp bách. Bà xác nhận hệ thống dày đặc các quy định pháp lý của Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế. Ngoài ra, các quan chức Việt Nam đã sử dụng nó (luật pháp-pv) để nhắm vào những người bất đồng chính kiến. Nội dung email viết:

“Các trường hợđược nêu trong bản kiến nghị nêu bật mức độ độc ác và độc đoán của những công cụ này khi chúng được các quan chức sử dụng.

Mục tiêu ca chúng tôi là thu hút sự chú ý của quốc tế và gây áp lực buộc Việt Nam phải trả tự do cho các nhà hoạt động. Liên Hợp Quốc có quyền nêu lên những trường hợp này với chính phủ Việt Nam.

Bản kiến nghị này vừa mang tính tượng trưng nhưng cũng có tính pháp lý, rằng Việt Nam đang vi phạm các quyền cơ bản của những người bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi sẽ không để Liên Hiệp Quốc hay chính phủ Việt Nam gạt bỏ sự thật này.”

Giáo sư Laurel còn cho rằng khi những tiếng nói trong nước bị bóp nghẹt, những nhà hoạt động phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ tù, nếu họ lên tiếng. Do đó, các tổ chức quốc tế bên ngoài Việt Nam, có cơ hội và đặc quyền lên tiếng thay cho họ. Điều này, theo bà Laurel, thể hiện tình đoàn kết quốc tế:

“Sẽ rất nguy hiểm nếu các nhóm hoạt động địa phương đứng lên bảo vệ những người bị bỏ tù oan. Chúng tôi nêu lên những trường hợp này nhằm thể hiện tình đoàn kết quốc tế và để các nhà hoạt động cùng gia đình họ biết rằng họ không bị lãng quên.”

Dừng “việc đàn áp” các tiếng nói phản biện

Bốn nhà hoạt động được nêu tên trong bản kiến nghị này bao gồm nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, người sáng lập Quỹ 50K – Nguyễn Thuý Hạnh và bà Đinh Thị Thu Thủy – người bị bắt vì những phát ngôn chỉ trích chính quyền ôn hoà trên mạng xã hội.

Bà Vi Trần, người sáng lập tổ chức LIV cho biết tổ chức này cùng với IHRLC đã vận động cho khoảng 30 tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Trong bản kiến nghị lần này, IHRLC quyết định chọn ra bốn trường hợp trên:

“Những người sinh viên luật của trường Đại học Luật Berkeley đã chọn ra bốn người bảo vệ nhân quyền này bởi vì họ nhận thấy rằng bốn trường hợp này là những trường hợp nổi bật về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam nói chung.”

Bà Vi cho biết thêm rằng Liên Hiệp Quốc có những thủ tục đặc biệt, những nhóm làm việc đặc biệt về vấn đề bắt giữ và giam giữ tùy tiện. Do đó, hai tổ chức này yêu cầu những Báo cáo viên đặc biệt nhắc nhở chính quyền Việt Nam về những hành vi vi phạm nhân quyền:

“Có những nhóm làm việc về vấn đề bắt giữ người bất hợp lý với những điều luật không rõ ràng. Điều luật 117 và 331 là những điều luật mà Liên Hiệp Quốc đã có những kiến nghị gửi đến chính quyền Việt Nam rằng những điều luật đó vi phạm quyền con người rất trầm trọng.

Những nhóm làm việc bên Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét những trường hợp mình đưa ra có đúng và đủ hay không, sau đó họ sẽ gửi thư đến chính phủ Việt Nam yêu cầu giải thích tại sao những người này bị bắt và bị giam giữ.”

Các “Thủ tục đặc biệt” là các cơ chế do Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thành lập ra. Thủ tục này có chức năng xem xét, giám sát, tư vấn và báo cáo công khai về tình hình nhân quyền ở một số nước hoặc vùng lãnh thổ cụ thể.

Bản kiến nghị này được gởi đi trong lúc một trong bốn nhà hoạt động được nêu tên trong bản kiến nghị là luật gia Đặng Đình Bách đang tuyệt thực ở trong tù từ ngày 9/6, nhằm đòi hỏi chính quyền phải trả tự do cho mình ngay lập tức và vô điều kiện.

Bà Trần Thảo, vợ của ông Bách nói với RFA về tình hình hiện nay của ông:

“Anh Bách gọi về vào ngày 27/6. Anh ấy nói rằng vẫn duy trì tuyệt thực và sức khỏe thì hiện đang vẫn ổn.

Tôi có nói với anh ấy rằng chiến dch vận động cho anh ấy mọi người đã cố gắng bằng tất cả mọi nguồn lực có thể, và tầm ảnh hưởng của nó đã hơn cả mong đợi rồi.”

Qua bản kiến nghị này, bà Thảo hy vọng với các báo cáo và thông tin xác thực mà các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước đã cung cấp, Liên Hiệp Quốc sẽ có những hành động cụ thể:“Tôi mong là Liên Hiệp Quốc sẽ có những biện pháp cụ thể và thiết thực để kịp thời gây áp lực đối với nhà cầm quyền Việt Nam dừng việc đàn áp những nhà lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân sự, cũng như sẽ phải lắng nghe sự kêu gọi từ quốc tế để trả tự do ngay lập tức cho chồng tôi.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments