Saturday, November 23, 2024
No menu items!
spot_img
HomeThế GiớiNga: Vladimir Putin đối mặt thời khắc 'rất nguy hiểm' trong hơn...

Nga: Vladimir Putin đối mặt thời khắc ‘rất nguy hiểm’ trong hơn hai thập kỷ cầm quyền

Tổng thống Nga Putin cáo buộc cựu đồng minh đã tạo phản, tiến hành nổi loạn có vũ trang và “đâm sau lưng quốc gia của chúng ta”

Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho đã đối mặt với 24 giờ khó khăn nhất kể từ khi lên nắm quyền cách đây hơn hai thập kỷ.

Biên tập viên chuyên về Nga của BBC, Steve Rosenberg nhận định ông Putin đã không có sự xuất hiện mạnh mẽ trong vụ nổi loạn lần này của Wagner.

Quan sát những gì diễn ra ở Rostov-on-Don, Wagner, một tập đoàn lính đánh thuê tư nhân đã có thể chiếm các cơ sở quân sự tại thành phố lớn của nước Nga một cách dễ dàng, sau đó hướng lên phía bắc, về Moscow.

Và người đàn ông đằng sau cuộc nổi loạn này, Prigozhin, được tự do.

Mặc dù ông ta đã cố gắng lật đổ giới lãnh đạo quân sự của Nga, thế nhưng cáo buộc nhằm vào ông chủ Wagner về một cuộc nổi loạn vũ trang đã được dỡ bỏ.

‘Thời khắc nguy hiểm cho Vladimir Putin’

Phân tích của Biên tập viên chuyên về Nga của BBC, Steve Rosenberg

Cuộc nổi loạn của Wagner là một thời khắc rất nguy hiểm cho Vladimir Putin.

Khi nắm quyền đủ lâu thì người ta nghĩ họ có sức mạnh vô đối, có thể vượt qua tất cả.

16 tháng trước, Putin tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine nhằm “khiến nước Nga an toàn hơn”.

Nhưng trong những tháng gần đây, đã xảy ra các vụ tấn công bằng drone nhằm vào Điện Kremlin và pháo kích ở miền Tây nước Nga.

Còn lúc này là một cuộc nổi dậy vũ trang của nhóm lính đánh thuê, tiến về Moscow, đòi lật đổ Bộ trưởng Quốc phòng Nga, người do Vladimir Putin bổ nhiệm, trước khi quyết định rút lui.

‘Trên bờ vực một cuộc nội chiến’

Phân tích của Frank Gardner, phóng viên an ninh, BBC News

Thậm chí đối với giới quan sát có kinh nghiệm nhất về Điện Kremlin, thì diễn biến trong 24 giờ qua vẫn khiến họ ngỡ ngàng.

Trong một thời khắc, nước Nga dường như đứng trên bờ vực của một cuộc nội chiến khi lực lượng bộ binh hiệu quả nhất của Moscow, tập đoàn Wagner tiến hành nổi loạn, phản kháng công khai nhằm vào Điện Kremlin.

Thế nhưng sau đó, mọi chuyện dường như trôi qua khi ông chủ Wagner, Yevgeny Prigozhin thoái lui và rút quân sau cuộc điện thoại từ nhà lãnh đạo Belarus.

Chính xác cuộc điện đàm này nói gì?

Chúng ta chưa biết được, nhưng công bằng để có thể đưa ra giả định rằng, Prigozhin được cho biết một sự thật bẽ bàng về bản thân như: “Nhìn này, ông đang một mình ở đó, không ai xuất hiện để ủng hộ ông đâu, và nếu ông cứ tiếp tục con đường đó thì nhiều máu sẽ đổ, và đó là máu của người Nga.”

Thế nhưng điều này đưa tập đoàn Wagner đến đâu?

Sau tất cả, Wagner đã là ‘cánh tay nối dài’ cho Điện Kremlin trong tám năm qua, thúc đẩy lợi ích của Nga từ Mali đến Ukraine, với sự cân nhắc ít ỏi trong vấn đề nhân quyền.

Nhưng thật khó để nghĩ rằng Tổng thống Putin có thể lại tin tưởng cựu đồng minh Prigozhin.

Ông ta đã bị cáo buộc bội phản và giới chức cơ quan an ninh Nga FSB xem ông chủ Wagner là một tên tội phạm hình sự.

Vì vậy sắp tới có thể là các cuộc thanh trừng, và có thể là một số sự cải tổ trong Bộ Quốc phòng Nga.

Và trong bối cảnh cuộc chiến tranh Ukraine sẽ không có dấu hiệu đến hồi kết, thì những binh sĩ Ukraine đang chịu áp lực cao ở tiền tuyến, thời gian ngơi nghỉ của họ đã kết thúc.

Kremlin đối mặt tình trạng “bất ổn sâu sắc”

Theo phân tích của cơ quan nghiên cứu Institute for the Study of War (ISW) có trụ sở tại Washington thì dù cuộc nổi loạn của Yevgeny Prigozhin có thể đã kết thúc nhưng Điện Kremlin đang đối mặt với một tình trạng “bất ổn sâu sắc”.

Cuộc nổi loạn thất bại và “cách giải quyết ngắn hạn”, theo một hình thức rõ ràng là một lệnh ngừng bắn với tập đoàn Wagner sẽ có thể làm “tổn hại đáng kể” đến chính phủ của Putin và cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine, theo các nhà phân tích của ISW.

“Cuộc nổi loạn đã cho thấy điểm yếu của lực lượng an ninh Nga và Putin không có khả năng sử dụng lực lượng của mình đúng thời điểm để chống lại mối đe dọa ngay từ bên trong và làm xói mòn hơn về thế độc tôn quyền lực của ông ta,” các nhà nghiên cứu cho biết.

Các tác giả bài phân tích cũng lưu ý là những chiến binh Wagner, trong một số trường hợp, lại được cư dân ở Rostov-on-Don vui vẻ chào đón.

Wagner có thể làm gì tiếp theo?

Chụp lại hình ảnh,

Thủ lĩnh Yevegeny Prigozhin của Wagner trong cuộc gặp với Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yunus-Bek Yevkurov hôm 24/06

Phân tích của Sarah Rainsford, Phóng viên Đông Âu từ Warsaw, BBC News

Putin không thích sự phản bội. Ông ta ghét điều này. Ông ta tuyệt đối kinh tởm điều đó.

Vì vậy khi nói Điện Kremlin bỏ tất cả các cáo buộc hình sự nhằm vào các binh sĩ Wagner tham gia cuộc nổi loạn, chân thành mà nói, điều này khó mà tin được. Hãy cùng xem chuyện này đi tới đâu.

Chúng tôi được biết là những người không tham dự có thể quay trở lại vị trí, trở lại chiến đấu.

Nhưng có sự khác biệt quan trọng ở đây.

Tập đoàn Wagner vốn do Bộ Quốc phòng Nga kiểm soát. Những ngày tháng hoạt động và được tài trợ độc lập như một tập đoàn lính đánh thuê đang tới hồi kết.

Ông chủ Yevgeny Prigozhin có mối bất hòa kéo dài với Bộ Quốc phòng Nga, và khẳng định binh sĩ của ông đang bị bộ này kiểm soát.

Tôi nghĩ đó là lý do Prigozhin bị đẩy đến mức phải hành động như vậy.

Liệu những tay súng Wagner này sẽ ký hợp đồng và tham gia vào Bộ Quốc phòng Nga hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Đối với Putin mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt. Đây là một cuộc khủng hoảng đã bị ngăn chặn, nhưng tôi không nghĩ là ông ta đã hoàn toàn cho qua chuyện.

Ông chủ Wagner đạt thỏa thuận gì?

Là đồng minh thân cận của Putin, Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko đã tiến hành đàm phán với thủ lĩnh Wagner, Yevegeny Prigozhin hôm thứ Bảy 24/06

Kết quả của các cuộc thương lượng kéo dài trong cả một ngày là thủ lĩnh Yevegeny Prigozhin đã đồng ý không leo thang căng thẳng.

Và đồng minh thân cận của Putin, Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko là người đã tiến hành đàm phán với Prigozhin hôm thứ Bảy 24/06.

Theo một phần thỏa thuận thì Prigozhin được phép đến Belarus và Điện Kremlin nói sẽ bãi bỏ tất cả các cáo buộc hình sự nhằm vào ông ta.

Các cuộc đàm phán diễn ra với sự đồng ý của Putin, văn phòng báo chí của Tổng thống Lukashenko cho biết.

Theo một phần thỏa thuận thì Điện Kremlin đồng ý dỡ bỏ các cáo buộc nhằm vào lãnh đạo của Wagner và trao cho những chiến binh Wagner những đảm bảo an ninh.

Vẫn chưa rõ Prigozhin và các chiến binh được trao thêm những gì.

Nga đã sử dụng lãnh thổ Belarus để tiến hành tấn công nhằm vào Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược bùng phát.

Bất kỳ sự suy yếu quyền lực nào của Putin cũng đe dọa đến chế độ của Lukasenko ở Minsk, vốn phụ thuộc rất nặng nề vào Moscow.

Phản ứng quốc tế

Chụp lại hình ảnh,

Lực lượng Wagner tại thành phố Rostov-on-Don ngày 24/06

Giới chức Ukraine hôm thứ Bảy 24/06 cho rằng sự hỗn loạn tại Nga là có lợi cho Kyiv.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Zelensky nói, “Hôm nay thế giới đã chứng kiến những ông chủ của nước Nga không thể kiểm soát mọi thứ. Không có thứ gì. Chỉ hoàn toàn là sự hỗn loạn.”

Ông Zelenksy cũng kêu gọi các đồng minh tận dụng thời khắc khắc này và gửi thêm vũ khí cho Kyiv.

Ngày 24/06, trả lời nhà báo Lyse Doucet của BBC News trong chương trình Newshour, ông Yuri Sak, cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine mỉa mai rằng chính phủ Kyiv “đã hết cạn bắp rang” khi dõi theo cuộc tranh đấu quyền lực, khiến quân đội Nga bị chia rẽ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho đến nay vẫn im lặng liên quan đến vụ việc tại Nga.

Nhà Trắng đầu ngày thứ Bảy 24/06 cho biết ông Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã được các cố vấn an ninh quốc gia cấp cao nêu thông tin về vụ việc.

Ông Biden cũng đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo từ Anh, Pháp và Đức.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark A Milley đã hủy một chuyến đi để giám sát tình hình tại Nga.

Bộ Ngoại giao Anh vẫn đang giám sát chặt chẽ tình hình tại Nga.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp, COBR hôm thứ Bảy 24/06 để phân tích tình hình và xem xét vấn đề an toàn của công dân anh tại Nga.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã trao đổi với Tổng thống Mỹ, Pháp và Thủ tướng Đức (BBC).

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments