NGƯỜI LÍNH NAM VIỆT NAM TRONG CÁC SỰ TRÌNH BÀY CỦA HOA KỲ VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Philip Beidler- University of Alabama
Ngô Bắc dịch
(Tiếp theo)
Trong bức tranh to lớn, QLVNCH luôn luôn bị bắt phải thủ giữ vai kẻ tham dự nhỏ nhoi, kẻ phụ trợ, kẻ phụ diễn cho có mặt – được giả định nằm đó để được chụp ảnh cho báo cáo sau công tác hay cho các cảnh cuối cùng của một quyển tiểu thuyết tồi hay một phim điện ảnh tồi của người nào đó. Như Beaupre nhìn như thế, ở đoạn cuối của quyển One Very Hot Day:
Đã có một vệt dài người Việt Nam bị chết. Họ bị phân tán ở khắp mọi hướng, như thể một kẻ nào đó với một bàn tay khổng lồ ném họ ra giống như viên súc sắc. Ông nhận thức rằng ông đã không nhận diện ra họ hay biết tên họ. Một người trong họ đang cắn một khúc mía và cây mía vẫn còn trong miệng anh ta. Bên cạnh anh ta là một người đàn ông khác với một phần khuôn mặt bị bắn bay mất, anh ta bị vướng mắc ở cằm và cổ. Viên đạn phát nổ đầu tiên, Beaupre nghĩ, hiển nhiên hơi cao một chút hoặc giả nó có thể còn tệ hơn nữa. Một kẻ khác nằm lật nghiêng người, với lòng bàn tay vươn ra như thể anh ta đang cầu nguyện; kẻ khác nằm ườn xuống, đôi mắt nhắm lại, hoàn toàn im lặng, nhưng chiếc máy radio truyền thanh đang phát ra, hoặc là do anh ta đã vặn nó lên khi anh ta đang hấp hối, nếu không anh ta đã vi phạm sự cấm đoán mới, máy truyền thanh đang phát ra âm nhạc du dương trầm bổng chết người của họ.
Đối với người Hoa Kỳ bị chết, Beaupre hiểu biết, ông sẽ phải viết một lá thư gửi về nước đến người vợ buồn rầu. Ít nhất ông sẽ không phải nói dối về cách hành xử can đảm của Anderson và cách thi hành nhiệm vụ của anh ta. Về ý nghĩa cái chết của anh ta, bất luận nhiệm vụ được giả định như thế nào hay nó đã diễn ra như thế nào, Beaupre tự hiểu mình quá rõ để đề cập đến điều đó. Ông sẽ chỉ nói với người vợ của Anderson rằng anh ta đã chết ở một nơi gần Ấp Than Thoi [?]. Đây là một câu chuyện khôi hài trong đơn vị giữa các người Mỹ. Ấp Than Thoi là một địa điểm tưởng tượng được giả định ở nơi đó, nhưng không một ai có thể tìm thấy trên bản đồ. Đó là một câu chuyện nói đùa của người Mỹ. Người chết của QLVNCH sẽ không nhận các bức thư như thế. Họ sẽ chẳng đáng giá ngay dù một câu chuyện cười đùa của người Mỹ. Họ sẽ chỉ vừa chết vào một ngày rất nóng.
Mười năm sau này, vào lúc kết thúc, họ vẫn còn đang chết đi một cách đủ sống động để tạo ra một sự nghiệp của nhiếp ảnh gia chiến đấu khác của Hoa Kỳ, một cuộc triển lãm đoạt giải thưởng khác, trong sách báo dâm ô lớn lao, như anh ta gọi nó, về sự bạo động. Anh ta đã bấm ống kính “vào khoảnh khắc các mảnh của viên đạn xuyên vào các lá phổi của người đàn ông như các ngọn giáo tí hon. Nhưng chính đôi mắt, anh ta hiểu, nói lên câu chuyện. “Điều này giống như những gì sẽ là vết thương làm chết người”, họ nói, “đây
giống như những gì sẽ cảm thấy về cái chết của chính bạn và không có gì hay ho về nó, không có gì cứu rỗi được nó, không có gì làm dịu nhẹ nó được”.
Đó là câu kinh cầu hồn thích hợp. Có lẽ tốt cho bất kỳ người lính nào nhận được. Bởi đã quá trễ để thay đổi lịch sử — một cách hiển nhiên – hay ngay cả, đến mức các sự rọi hình nôỉ bật được truyền lại cho chúng ta nhiều thập niên sau này, đến việc viết lại phần lớn lịch sử. Các sự tái xét chính trị về các người tốt đối chọi với kẻ xấu cũng sẽ không làm được điều gì tốt hơn. Điều chúng ta có thể làm – và đó thực sự là mục đích của tôi ở đây – là vinh danh ít nhất sự tưởng nhớ đến một số lượng lớn các tham dự viên vẫn còn chỉ được thảo luận, thừa nhận, hay thông cảm ít nhất vào một cuộc chiến tranh làm mất đi 58,000 người Mỹ và khoảng từ 2 đến 4 triệu sinh mạng Việt Nam. Nhiều người trong họ giờ đây đã ra đi. Số còn lại, bất luận họ có thể ở nơi đâu, trạc vào đúng lứa tuổi của tôi, ở độ tuổi gần cuối 50 hay đầu 60; và giống như các đối tác Mỹ, Việt Cộng, Bắc Việt của họ, họ đang chất chứa một cách sâu xa và đau đớn các gánh nặng của điều mà chúng ta gọi là Chiến Tranh Việt Nam và người Việt Nam gọi là Chiến Tranh Hoa Kỳ: tất cả chúng ta không bao lâu nữa sẽ đều cùng gia nhập với các người lính gian khổ khác và các kẻ cầm giáo mác đã chết kinh hoàng và cô đơn nơi bãi chiến cho phần thưởng ngớ ngẩn của việc
Người lính Việt Nam Cộng Hòa.
tiến đến ngôi mộ vĩ đại của các chiến sĩ vô danh. Đối với tôi, tôi cố gắng hồi tưởng để tham khảo ký ức về tất cả những người như thế, chứa đựng trong một bức ảnh tôi đã giữ riêng cho mình, đang ngồi trên một chiếc ACAV [viết tắt của nhóm từ Armored Cavalry Assault Vehicle: Xe Thiết Kỵ Tấn Công, tức xe tăng M113, chú của người dịch] tại một ngã tư được gọi là Trảng Bom hồi đầu năm 1969. Vào thời gian đó, chiến tranh Hoa Kỳ đã tiếp diễn trong năm năm. Năm năm sau đó, trong cuộc tấn công cuối cùng, địa điểm nơi mà tôi đang ngồi, đúng ngay chỗ đó, đoạn nối con đường, giao lộ đó tại Trảng Bom sẽ trở thành đích đến của tuyến dẫn dầu, nơi mà cuộc bao vây lớn sau cùng của Bắc Việt Nam sẽ tràn xuống, một cú đánh bên phải xuyên qua rừng cao su, với hơn mườì lăm sư đoàn phía sau, đặt bẫy các kẻ phòng thủ Xuân Lộc, của con số 10 xưa kia, sắp trở thành con số 18 truyền kỳ. Nó sắp xảy ra trong thực tế là địa điểm của phòng tuyến cuối cùng của QLVNCH – ngay dù nó đã trở nên nơi chốn giả tưởng được ghi nhận lại bởi vai chính trên danh nghĩa nơi quyển Del Corso’s Gallery trong bức hình đã làm cho anh ta trở nên danh tiếng vĩnh viễn. Xuân Lộc, 1975. Cho dù người lính QLVNCH đó là ai, anh ta là một người lính của Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH, cái chết đang diễn ra được chụp bắt tại địa điểm và khoảnh khắc anh bị hạ sát như một hình ảnh của lịch sử, ngay cho dù chỉ được tưởng nhớ như một con người còn sống đối với gia đình anh hay có lẽ như các vị thần phù hộ gia đình.
Và Del Corso có lý. Bức ảnh được dựng ngay nơi đó cùng với bức ành Người Lính Phe Trung Thanh Tây Ban Nha (Spanish Loyalist) của Capa; bức Horrors of War (Các Sự Kinh Khủng Của Chiến Tranh) của Goya, hay ngay cả bức The Dying Gaul của Sallust. Bởi vì nó tượng trưng cho sự nhận thức bi thảm được vươn tới bởi bất kỳ người lính nào tại bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Bị thương hay bị giết không làm cho bạn trở thành một anh hùng. Bạn không thể làm thế nào để tránh khỏi bị thương hay bị giết. Hay để thực sự được tạc tượng hay được vẽ hay được chụp hình, được viết xuống thành một tài liệu, một tiểu thuyết, hay một phim điện ảnh. Nhưng nó thực hiện trong cung cách kỳ lạ, ám ảnh, và ngay cả kinh hoàng của nó, ít nhất làm cho bạn ghi nhớ. Đây là thông điệp của bức ảnh, bức ảnh chúng ta vẫn tìm đọc trong sự hình tưởng, khuôn mặt của người lính bộ binh QLVNCH bị thương chí tử, vô danh. Và từ các tác phẩm hiếm quý chẳng hạn như One Very Hot Day và Del Corso’s Gallery, đó là những gì chúng ta phải gìn giữ. Bất kỳ người lính nào đã thi hành trách vụ của mình một cách chu đáo và danh dự đều xứng đáng với việc đó./-(Hết)
(Chuyện ngày xưa – Chuyện ngày nay)