Saturday, November 23, 2024
No menu items!
spot_img
HomeUncategorizedVỡ đập Ukraine: Liên Hiệp Quốc cảnh báo về 'hậu quả cực...

Vỡ đập Ukraine: Liên Hiệp Quốc cảnh báo về ‘hậu quả cực kỳ nghiêm trọng’

(Alex Binley từ London và Paul Adams từ Kyiv)

Liên Hiệp Quốc cảnh báo việc phá hủy con đập lớn ở Ukraine sẽ gây ra “hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu rộng đến hàng ngàn người”.

Giám đốc viện trợ của Liên Hiệp Quốc, Martin Griffiths, cho biết quy mô của thảm họa tại đập Kakhovka ở miền nam Ukraine sẽ trở nên rõ ràng trong những ngày tới.

Hàng ngàn người phải chạy đi lánh nạn sau khi nhà của họ bị ngập lụt trong khu vực đang xảy ra chiến sự. Có những lo ngại mực nước có thể tăng cao hơn nữa.

Ukraine và Nga cáo buộc nhau cho vụ nổ con đập hôm thứ Ba 6/6.

Tuy nhiên, tuyên bố của các bên chưa được kiểm chứng.

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào cuối ngày thứ Ba, ông Griffiths cảnh báo rằng hàng ngàn người ở miền nam Ukraine đang phải đối mặt với “mất nhà cửa, lương thực, nước sạch và sinh kế”.

Khi các cuộc sơ tán hàng loạt tiếp tục diễn ra vào sáng thứ Tư 7/6 tại khu vực Kherson của Ukraine, các hình ảnh vệ tinh đã xuất hiện cho thấy sức tàn phá trên diện rộng.

Một trong những bức ảnh cho thấy một khu cảng và khu kỹ nghệ bị ngập lụt ở thủ phủ Kherson của khu vực, hiện do Ukraine kiểm soát.

Một số cư dân địa phương tuyệt vọng đã cố gắng cứu vớt bất cứ thứ gì họ có thể (Getty Images)

Hàng ngàn người đang được sơ tán ở hạ nguồn của một con đập lớn bị vỡ ở Ukraine do Nga nắm quyền kiểm soát.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết 80 thị trấn và làng mạc có thể bị ngập lụt sau khi con đập Nova Kakhovka bị phá hủy mà ông Zelensky do Nga gây ra.

Nước đang dâng cao trên sông Dnipro và được cho là có nguy cơ gây lũ lụt thảm khốc cho thành phố Kherson.

Nga đã phủ nhận việc phá hủy con đập – mà Nga đang kiểm soát – thay vào đó nguyên nhân là từ cuộc pháo kích của Ukraine.

Cả tuyên bố của Ukraine và Nga đều chưa được kiểm chứng.

Đập Kakhovka, ở hạ lưu hồ chứa Kakhovka khổng lồ, đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực.

Con đập này cung cấp nước cho nông dân và người dân, cũng như cho nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia. Đây cũng là một kênh quan trọng dẫn nước về phía nam tới Crimea do Nga chiếm đóng.

Bên quản lý các nhà máy thủy điện thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine – công ty Ukrhydroenergo cảnh báo rằng lượng nước tràn xuống hạ lưu từ hồ chứa dự kiến đạt đỉnh ​​​​vào sáng thứ Tư.

Công ty này cho biết sau đó là một giai đoạn “ổn định”, với nước dự kiến ​​sẽ rút nhanh trong vòng bốn đến năm ngày.

Có những lo ngại về nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia – lớn nhất châu Âu – sử dụng nước hồ chứa để làm mát.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tình hình đang trong tầm kiểm soát và “không có nguy cơ về an toàn nguyên tử ngay tức thì” đối với nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia.

Một bức ảnh từ công ty vệ tinh Maxar cho thấy cảng và khu kỹ nghệ bị ngập lụt thuộc thành phố Kherson (Maxar Technologies)

Đoạn băng ghi hình cho thấy một dòng nước lũ chảy qua một lỗ thủng trong đập. Một số thị trấn đã bị ngập lụt, trong khi người dân ở các khu vực xa hơn ở hạ lưu buộc phải di tản bằng xe buýt và xe lửa.

Khoảng 40.000 người cần được sơ tán, Phó Tổng công tố Viktoriya Lytvynova cho biết trên truyền hình Ukraine – 17.000 người ở lãnh thổ do Ukraine kiểm soát ở phía tây sông Dnipro và 25.000 ở phía đông do Nga kiểm soát.

Phát biểu trên truyền hình Ukraine, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, Ihor Klymenko cho biết đến nay khoảng 1.000 người đã được sơ tán và 24 khu định cư đã bị ngập lụt.

Ông cáo buộc Nga đã nã pháo vào khu vực phía nam Kherson, nơi người dân đang được sơ tán, đồng thời đưa ra cảnh báo về những mối nguy hiểm khi bom mìn bị lộ ra do mực nước dâng cao.

Andriy, một cư dân địa phương, sống gần con đập – nơi bị lực lượng Nga chiếm giữ ngay sau khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 – cho biết ông tin rằng Nga muốn “nhấn chìm” thành phố của ông.

Tại thành phố Kherson do Ukraine kiểm soát, một phụ nữ tên là Lyudmyla – người đang chất đồ đạc của mình, trong đó có máy giặt, lên xe kéo gắn vào một chiếc ô tô cũ – cho biết: “Chúng tôi sợ lũ lụt. Chúng tôi đang gom đồ đạc của mình lên cao hơn chút.”

Bà kêu gọi các lực lượng Nga “cút khỏi đây… họ đang bắn vào chúng tôi. Họ đang làm chúng tôi ngập lụt hoặc làm điều gì đó khác”.

Một cư dân khác của thành phố, Serhiy, cho biết anh sợ “mọi thứ sẽ chết đi ở đây”.

“Tất cả các sinh vật sống và con người sẽ phải rời đi vì lũ,” ông nói, chỉ vào những ngôi nhà và khu vườn gần đó.

Thành phố Kherson cách con đập 50 dặm về phía hạ lưu (Reuters)

Trên bờ sông Nova Kakhovka do Nga chiếm giữ, người đứng đầu thị trấn này do Moscow bổ nhiệm, ông Vladimir Leontyev, cho biết nơi này chìm trong biển nước và 900 người đã được sơ tán.

Ông cho biết 53 xe buýt đã được chính quyền điều động để đưa người dân từ thành phố và hai khu định cư khác gần đó đến nơi an toàn.

Ông cũng thông tin rằng mực nước đã dâng cao hơn 11m và một số cư dân đã được đưa đến bệnh viện.

Các quan chức do Kremlin đặt để nói thị trấn nhỏ Oeshky cũng bị ngập nặng.

Vườn thú Kazkova Dibrova trên bờ sông do Nga quản lý đã bị ngập hoàn toàn và tất cả 300 loài vật đã chết, theo thông tin từ Facebook của cơ quan này.

Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ vỡ đập vào đầu giờ hôm thứ Ba, nhưng cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã cáo buộc Nga cố tình làm nổ tung con đập.

Điều này có vẻ hợp lý, vì Moscow có thể đã lo sợ rằng các lực lượng Ukraine sẽ sử dụng con đường qua con đập để tiến vào lãnh thổ do Nga đang chiếm đóng, theo một phần của cuộc phản công từ Ukraine.

Đối với Nga, lo lắng bảo vệ phần lãnh thổ đã chiếm giữ ở miền nam Ukraine, thì con đập rõ ràng là một vấn.

Giống như khi lực lượng Ukraine tấn công các cầu đường bộ và đường sắt ở hạ lưu vào mùa thu năm ngoái trong một nỗ lực nhằm cô lập lực lượng Nga trong và xung quanh Kherson, Nga có thể đã quyết định phá hủy con đập để ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine – điều mà họ lo sợ có thể đến từ nhiều hướng.

Tuy nhiên, một quan chức Nga tuyên bố Ukraine thực hiện cuộc tấn công vào con đập để làm giảm thiểu những gì mà Nga cho là thất bại trong cuộc phản công và lấy lại Crimea, bán đảo phía nam Ukraine bị Nga sáp nhập trái phép vào năm 2014.

Một chiến dịch phản công của Ukraine đã được mong đợi từ lâu. Kyiv cho biết họ sẽ không đưa ra cảnh báo trước về việc bắt đầu cuộc tấn công nhưng sự gia tăng hoạt động quân sự gần đây đang được xem là một dấu hiệu mới cho thấy cuộc phản công có thể đã bắt đầu.

Vào tối thứ Ba 6/6, Tổng thống Zelensky cho biết việc phá hủy con đập sẽ không ngăn cản được Ukraine. “Chúng tôi vẫn sẽ giải phóng toàn bộ các vùng đất của mình”, ông nói trong một bài phát biểu qua video.

Trước đó cùng ngày, ông Zelensky đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh và quốc phòng của đất nước để thảo luận về vấn đề này.

Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã tiến công xung quanh “điểm nóng chiến sự” ở Bakhmut, nhưng không thông tin liệu cuộc phản công đã bắt đầu hay chưa.

Bakhmut trong nhiều tháng qua là điểm nóng giao tranh ác liệt vì tuy có ít giá trị chiến lược nhưng lại quan trọng về mặt biểu tượng đối với cả Kyiv lẫn Moscow.

Yuri Sak, một cố vấn của Bộ Quốc phòng Ukraine, nói với chương trình Today của BBC Radio 4 rằng các cuộc nghe lén điện thoại cho thấy Nga muốn nhắm tới nhiều con đập hơn nữa.

“Họ thực sự đang kêu gọi cho nổ thêm nhiều đập trên sông Dnipro,” ông nói.

Ukraine gọi vụ tấn công vào con đập là “tàn phá sinh thái” và nói rằng 150 tấn dầu động cơ đã tràn ra sông Dnipro.

Công ty Ukrhydroenergo cho biết một nhà máy điện liên kết với con đập đã “bị phá hủy hoàn toàn… cấu trúc thủy lực đang bị cuốn trôi”.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã đổ lỗi cho vụ nổ cho nhà nước Nga, một số gọi đây là tội ác chiến tranh.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói rằng nếu Nga bị phát hiện chịu trách nhiệm về sự cố vỡ đập thì điều đó sẽ “chứng tỏ mức thấp mới mà chúng ta sẽ chứng kiến đến ​​từ sự gây hấn của Nga”.

Tổng Thư ký Nato, ông Jens Stoltenberg, cho biết việc phá hủy con đập một lần nữa cho thấy sự tàn bạo của cuộc chiến của Nga ở Ukraine, trong khi Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết ông “bị sốc trước cuộc tấn công chưa từng có”.

Công ước Geneva rõ ràng cấm việc nhắm mục tiêu vào các con đập trong chiến tranh do mối nguy hiểm có thể xảy đến cho dân thường. (BBC)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments