Friday, November 22, 2024
No menu items!
spot_img
HomeBình LuậnNhững nghề nghiệp quyền lực và béo bở nhất Việt Nam

Những nghề nghiệp quyền lực và béo bở nhất Việt Nam

Tùng Phong   

Nghề “thuê miệng” của quan chức cộng sản về hưu

Mạng xã hội mấy hôm nay xôn xao về phát ngôn của ông Nguyễn Thiện Nhân, cựu ủy viên Bộ chính trị, cựu Bí thư TP.HCM đăng đàn Quốc hội đề nghị sử dụng 130,000 tỷ đồng tiền ngân sách để cắt lỗ cho EVN. Trước đó, ông than thở với báo chí là “Nhiều lãnh đạo về hưu phải đi làm thêm vì lương không đủ sống” hay “Điện giá cao một tí không chết, không có điện mới chết”.

Toàn những “lời vàng ý ngọc” rớt ra từ miệng ông mà khiến dân tình nghe muốn “lộn tiết lên đầu”. Nhiều người ngỡ ngàng với những phát biểu của ông Nhân, nhìn ông cắm mặt vào tờ giấy đọc văn bản soạn sẵn như học sinh tiểu học mà không khỏi ngán ngẩm. Thật khó tin ông là GS-TS, từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ông không đủ trí tuệ để có thể diễn đạt một nội dung đơn giản hay ông được phân công để phát ngôn những lời đề nghị mà chắc chắn sẽ chịu nhiều búa rìu dư luận?

Không chỉ ông Nhân, suốt nhiều năm nay, nhiều trí thức và cựu quan chức cộng sản, những người từng được người dân kính trọng với thái độ phản biện và dám lên tiếng thẳng thắn khi còn đương chức – chẳng hạn ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược – bây giờ cũng có phát biểu tương tự như ông Nguyễn Thiện Nhân. Những người như ông Thiên, ông Nhân sau khi về hưu dường như có một nghề làm thêm mới, nghề “cho thuê miệng”, giống như những dư luận viên cấp cao của đảng.

Những dư luận viên VIP này là đại biểu Quốc hội, tức trên danh nghĩa họ là “đại biểu nhân dân”. Những ý kiến của họ được coi là “đại đa số ý kiến nhân dân”. Nếu không có sự phản đối nào đáng kể và đa số trong 500 nghị gật đều nhấn nút thì hàng trăm ngàn tỷ tiền thuế của dân sẽ dễ dàng được đem ra chia chác cho các nhóm lợi ích. Một qui trình tham nhũng bằng chính sách hiển nhiên, đơn giản như vậy.

Hoạt động nghị trường luôn “sôi nổi” với sự “thống nhất cao” (ảnh: quochoi.vn)

Trong các phiên họp Quốc hội khóa XV, người ta không còn thấy những màn tranh luận, phản biện thẳng thắn như những kỳ họp Quốc hội khóa trước. Không còn những đại biểu có thể đem chút hơi thở cuộc sống vào chốn nghị trường điều hòa mát lạnh, sang trọng, hoành tráng nhưng tuyệt đối vắng bóng hình và tiếng nói Nhân Dân. Tiếng nói của một Lê Thanh Vân “dân chúng thì đói kém như vậy thì xây tượng đài để ca ngợi cái gì?” nhanh chóng bị chìm nghỉm giữa một đàn kền kền hau háu ngồi chờ rúc rỉa những miếng thịt Nhân Dân được đảng róc ra bằng con dao “chính sách”.

Vẫn biết rằng suốt nửa thế kỷ qua, Quốc hội Việt Nam là một thứ sức vóc đắt đỏ của chế độ, là cỗ máy ngốn khoảng $2 tỷ (USD) tiền ngân sách của người dân hàng năm chỉ để nuôi 500 ông bà nghị đến ngồi đọc báo cáo, ngủ gật và bấm nút thông qua các dự luật, nghị định mà đảng đã soạn sẵn và phân các vai diễn cho hợp lệ. Cái tổ chức được hiến định là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí Nhân Dân đã từ lâu là một thứ giả hình, trở thành sân khấu hài ngày một kệch cỡm giống như “Táo quân cuối năm”.  Hẳn nhiên, nghề “cho thuê miệng” của các đại biểu Quốc hội xứ này là một nghề kiếm “khẳm” bởi chỉ vác cặp đi họp, đọc văn bản có sẵn, trước thì cầm phong bì, sau thì chia phần mâm bát, “được ăn được nói, được gói mang về”.

 “Đốt lò” và in sách lãnh tụ– nghề nghiệp quyền lực số một

Ai cũng nghĩ nghề quyền lực nhất ở Việt Nam là công an và quân đội. Đây được coi là “nghề” có nhiều đặc quyền, là thanh gươm và lá chắn của chế độ. Tuy nhiên, không hẳn ai vào ngành công an, quân đội cũng có thể dễ dàng kiếm chác. Bởi lẽ, hai ngành này hiện thừa nhân sự sau nhiều năm ồ ạt tăng quân số và lạm phát tướng. Tướng lĩnh nhiều như lợn con, sỹ quan cấp thượng tá, đại tá nhiều như cát, không biết bố trí công tác vào đâu. Kiếm chác được hay không còn tùy thuộc phe nhóm lợi ích nào. Nếu chỉ là “sỹ quan rơm” – tức không có chức vụ, quyền lực thực tế, thì chỉ là chân sai vặt, đứng đường, dẹp chợ cóc, trông xe, bảo vệ cơ quan… rồi chờ về hưu.

Khoảng năm năm trở lại đây, có một ngành nghề đặc biệt quyền lực, béo bở vượt xa các ngành công an, hải quan, tòa án, biên phòng, kiểm lâm… Đó là ngành “Nội chính” – được coi như một dạng Gestapo của Đức quốc xã hay Cẩm y Vệ của Thanh triều, chuyên kiểm soát an ninh, tư tưởng, nhân sự của đảng. Ban Nội chính Trung ương là cánh tay mặt của ngài Tổng Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc “đốt lò”.

Lực lượng của Ban Nội chính Trung ương được cấu thành từ nhiều lực lượng, sỹ quan cao cấp của công an, quân đội, Ban tổ chức trung ương, Tuyên giáo, xây dựng đảng… nhưng phải được sự đồng thuận và vừa mắt ngài Tổng Bí. Đây là lực lượng có quyền lực vô hạn và nắm quyền sinh sát tất thảy quan chức đương nhiệm lẫn về hưu của đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức này hoạt động theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng bí thư và không bị ràng buộc bởi luật pháp hay qui định nhà nước nào. Quan chức của tất thảy tỉnh thành, ban ngành, giờ đây sợ Ban Nội chính Trung ương về “thăm hỏi” còn hơn sợ cọp. Quyền định đoạt ai sẽ thành “củi” đều do một lời của Ban Nội chính.

Cán bộ Ban Nội chính Trung ương có tác phong và cách ăn mặc giống hệt như ngài Tổng bí thư, áo sơ mi bỏ ngoài quần, kiểu cách giống trưởng thôn hay giáo làng những năm 1990. Thế nhưng nếu nhìn vào “phụ kiện” như đồng hồ, điện thoại, giày, dây lưng, kính… của quan chức Ban Nội chính thì thấy toàn hàng hiệu đắt đỏ. Cụ thể như Nguyễn Văn Yên – Phó ban Nội chính Trung ương. Ông đeo một chiếc chiếc Patek Philippe World Time Mecca, giá hiện tại khoảng $269,000, tương đương 6.3 tỷ VND. Với mức lương khoảng hơn 10 triệu thì ông Yên phải mất 40, 50 năm không ăn tiêu gì mới có thể mua được cái đồng hồ kia.

Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên với chiếc đồng hồ trị giá 6.3 tỷ VND (ảnh: VTC)

Ban Nội chính có quyền ngồi xổm trên pháp luật và một mực chỉ tuân theo chỉ đạo của “lãnh tụ” nên việc xử lý “củi” cũng rất “linh động”. Để đảm bảo tính “nhân văn”, các đối tượng muốn nhận được sự khoan hồng phải thành thật quỳ mọp khóc lóc sám hối trước ngài Tổng, phải khai báo đã chót “nhúng chàm” bao nhiêu và tự nguyện đem nộp phần tài sản để đền bù thiệt hại. Nhưng cái phần “tự nguyện” đó rất mơ hồ, không có bất cứ một con số hay tỷ lệ nào cụ thể; và cũng chẳng ai biết có nộp hay không; nộp cho ai, rồi tiền đó lọt vào tay “thằng” nào…

Ở Việt Nam có luật ngầm “của đồng thì chia ba, của nhà thì chia đôi”. Tức là nếu như “củi” được ngài Tổng nhẹ tay thì ngoài phần nộp vào ngân khố để báo cáo Quốc hội, phần phải chung đủ cho bên Nội chính, công an là lớn nhất, “khổ chủ” vẫn có thể được giữ lại 1/3 tài sản. Có đối tượng thuộc “phe ta”, thì chỉ “tự kiểm điểm, khiển trách” là xong. Thế mới thấy sự “bao dung” của Đảng, sự “nhân từ” của ngài Tổng.

Tài sản của tham quan Việt Nam là những con số không tưởng. Trịnh Xuân Thanh chỉ là cỡ quan chức tầm trung, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, chủ tịch công ty dầu khí quốc gia PVC một thời gian ngắn, thế nhưng riêng số tiền Thanh chuyển sang Đức đã hơn $130 triệu. Cỡ quan chức các tập đoàn như Than khoáng sản, EVN, Vietnam Airlines, các quan chức ủy viên trung ương đảng thì tài sản vài tỷ Mỹ kim là bình thường. Thế nên, công cuộc “đốt lò” đem tới cơ hội phát tài đối với lực lượng “đốt lò” là Ban Nội chính và tướng lĩnh chóp bu của Bộ Công an. Rõ ràng đây là nghề quyền lực và béo bở nhất Việt Nam. Cứ nhìn như Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên thì biết.

Ngoài công cuộc “đốt lò” thì phe đốt lò còn được độc quyền viết và xuất bản sách của lãnh tụ. Khỏi phải nói, cứ xem lượng phát hành “khủng”, lên tới 30,000 ấn phẩm, được dịch ra bảy thứ tiếng của cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” và cuốn “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” dày cộp mà mới đây Fahasa bán với giá 290,940 đồng/cuốn, với hàng triệu đảng viên phải mua để gối đầu giường, giống như trước tác Mao Trạch Đông năm xưa, thì đủ thấy bộ phận xuất bản của đảng hốt bạc khẳm như thế nào.

Trong khi đó, việc in ấn, phát hành, dịch thuật, biên tập… tất nhiên đều bằng tiền ngân sách. Quả là một công đôi việc, “mượn hoa cúng Phật, lấy xôi làng” dâng cho ngài Tổng. “Tổng ta” là người nổi tiếng thanh liêm, tiền thì ông không cần vì chắc chắn ông chẳng bao giờ thiếu. Nhưng nếu sách của ông trở thành “best seller” thì “bọn chúng” cũng phải biết điều “chấm nhuận bút” cho “cụ”. “Cụ” sẽ thích lắm. “Cụ” sẽ được lưu danh sử sách là người hay chữ. “Cụ” vốn là kẻ háo danh, có thể nói là háo danh nhất Việt Nam! Khá khen thay anh nào gãi đúng chỗ ngứa của “cụ”. Một đời cách mạng của “cụ” chỉ mong được có thế.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments