Friday, November 22, 2024
No menu items!
spot_img
HomeHOA KỲMontana trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ cấm hoàn toàn...

Montana trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ cấm hoàn toàn TikTok

Vào ngày 17 /5/2023 thống đốc Montana Greg Gianforte đã ký luật cấm hoàn toàn TikTok hoạt động tại bang này, khiến Montana trở thành bang đầu tiên của Mỹ cấm ứng dụng video ngắn phổ biến đến từ Trung Cộng

Montana sẽ quy định việc các cửa hàng ứng dụng của Google và Apple cung cấp ứng dụng TikTok trong biên giới bang này là bất hợp pháp. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Montana cho biết TikTok có thể bị phạt cho mỗi lần vi phạm và phạt thêm $10,000 mỗi ngày nếu vi phạm lệnh cấm. Ngoài ra, Apple và Google cũng có thể bị phạt $10,000 mỗi lần vi phạm mỗi ngày nếu của hàng ứng dụng trực tuyến của họ vi phạm lệnh cấm.

Ông Gianforte cũng muốn cấm sử dụng tất cả các ứng dụng truyền thông xã hội thu thập, cung cấp thông tin hoặc dữ liệu cá nhân cho các đối thủ nước ngoài trên các thiết bị do chính phủ cấp.

Sau thông tin trên, TikTok – ứng dụng thuộc sở hữu của công ty kỹ thuật Trung Cộng ByteDance – đã ra thông báo cho biết dự luật “vi phạm quyền của Tu chính án thứ nhất của người dân Montana bằng cách cấm TikTok một cách bất hợp pháp”. Đồng thời, TikTok khẳng định “sẽ bảo vệ quyền của người dùng bên trong và bên ngoài Montana”.

Giới quan sát cũng cho rằng lệnh cấm của bang Montana có thể phải đối mặt với nhiều phản bác rằng nó vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dùng, vốn được xác định trong Tu chính án thứ nhất . Nỗ lực của cựu Tổng thống Donald Trump hồi năm 2020 nhằm cấm người dân Mỹ tải xuống các ứng dụng TikTok và WeChat đã bị nhiều tòa án chặn và không bao giờ có hiệu lực.

TikTok, hiện có hơn 150 triệu người dùng Mỹ, đang phải đối mặt với ngày càng nhiều lời kêu gọi cấm ứng dụng này trên toàn quốc từ các nhà lập pháp và quan chức tiểu bang Mỹ. Họ viện dẫn những do lo ngại về ảnh hưởng tiềm ẩn của chính phủ Trung Quốc đối với nền tảng này.

Vào năm 2021, TikTok đã gặp một số vấn đề liên quan đến an ninh dữ liệu và quan hệ quốc tế, và chính phủ Mỹ đã đưa ra một số biện pháp liên quan đến ứng dụng này.

Liên quan đến việc cấm TikTok, việc quyết định cấm một ứng dụng di động như TikTok nằm trong phạm vi quyền hạn của chính phủ liên bang và tiểu bang. Một tiểu bang có thể ra lệnh cấm sử dụng TikTok dựa trên các quyền hạn của mình.

Tuy nhiên, một hành động như vậy có thể gây tranh cãi và gặp phản đối từ một số người vì có thể vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư được bảo đảm bởi Hiến pháp Mỹ. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Mỹ là tự do ngôn luận, và việc cấm một ứng dụng có thể được coi là can thiệp vào quyền tự do ngôn luận của cá nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp TikTok, chính phủ Mỹ đã đưa ra lập luận rằng việc cấm TikTok là do mối quan ngại về an ninh và quan hệ quốc tế, chứ không phải là một hành động can thiệp vào quyền tự do ngôn luận. Điều này có thể tạo ra một cuộc tranh luận về tính hợp pháp và hợp lý của việc cấm TikTok từ phía chính phủ Mỹ.

(Viễn Đông)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments