Bình luận của Đại-Dương
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á thành lập từ năm 1967 gồm có Thái Lan, Indonesia, Singapore, Phi Luật Tân, Mã Lai Á liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá. Năm 1991 mới thành Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN.
ASEAN ôm tham vọng trở thành một thế lực Khu vực Đông Nam Á theo mô hình Liên Hiệp Châu Âu (EU) là một liên minh chính trị, kinh tế và quân sự bao gồm 27 quốc gia tại Châu Âu. ASEAN bắt đầu thu nhận Brunei vào năm (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997), Campuchia (1999).
Kể từ đó, ASEAN khó đồng tâm nhất trí trong các lĩnh vực chính trị, quân sự vì chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều theo sự lớn mạnh trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế của Trung Cộng. Cộng đồng người Hoa tại các quốc gia này rất mạnh trên phương diện kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao có thể tác động tới các chính sách của Nhà nước.
Có các lĩnh vực gây chia rẻ trầm trọng trong nội bộ ASEAN
Thứ nhất, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar chịu sự lãnh đạo và chi phối của Bắc Kinh nên đã tránh lên án Bắc Kinh không tuân thủ Phán quyết ngày 12/7/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 thành lập. Manila kiện Bắc Kinh đã vi phạm quyền-chủ-quyền trên biển của Phi Luật Tân. Bắc Kinh từ chối tham dự. PCA có quyền xét xử vụ án và chung thẩm mà không cần có bị can. Chỉ có Singapore công khai lên án, mặc dù có 75% dân số gốc Hoa vẫn không chịu ảnh hưởng của Trung Cộng bởi vì giới lãnh đạo chấp nhận Hoa Kỳ như một “đồng minh không hiệp ước”. Cha già dân tộc Lý Quang Diệu từng công khai tuyên bố “Singapore là một nước nhỏ phải dựa vào cường quốc mạnh nhất mới không bị hiếp đáp”. Tân Gia Ba là nước duy nhất trong ASEAN giao dịch bình đẳng với Trung Cộng vì được Hoa Kỳ đở đầu. List of countries by GDP (nominal) per capita ước tính trong năm 2023 ghi nhận Lợi tức bình quân đầu người của Tân Gia Ba 91,000 USD so với 80,034 của Hoa Kỳ và 35,102 của Brunei, và 3,905 của Phi Luật Tân, và Myanmar cầm đèn đỏ với 1,180. Cựu Tổng thống Rodrigo Duterte của Phi Luật Tân (2016-2022) chữi Mỹ ròng rã, nịnh Tập Cận Bình tận cùng hèn mà chỉ được phân nửa của 40 tỉ USD do Bắc Kinh hứa trước khi hết nhiệm kỳ.
Thứ hai, ASEAN đã lầm tin vào Chính phủ Barack Obama-Joe Biden “xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương” với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) ấn định các quy luật cho tự do mậu dịch thế kỷ 21. Nhưng, bị Lưỡng viện Quốc hội không phê chuẩn do Obama dùng quyền Hành pháp để tránh sự giám sát từng bước tiến triển đàm phán. Thực tế, TPP sẽ tạo cho Tập Cận Bình điều kiện chuyển tất cả ngành sản xuất ô nhiễm sang Đông Nam Á để thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tổng thống thứ 45 Donald Trump rút khỏi TPP vì dân Mỹ phải đóng góp nhiều trong khi lợi ít, hại nhiều.
Năm 2013, Tổng thống Obama mời Tập Cận Bình đến California để bí mật bàn việc chia đôi Thái Bình Dương trong Khu Nghỉ dưỡng của một vị triệu phú. Khi họp báo, Obama đề cập tới mối “quan hệ nước lớn” bị chỉ trích kịch liệt nên không dám nhắc tới. Tuy nhiên, từ đó, Tập Cận Bình luôn công khai nhắc tới và đơn phương thực hiện.
Năm 2014, Bắc Kinh điều động Giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 được tàu bè các loại hộ tống vào gần Nhóm đảo Hoàng Sa trong Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam để thăm dò dầu khí.
Tuy bị phía Việt Nam phản đối mà Bắc Kinh vẫn gửi thêm một tàu thăm dò thứ hai tới khu vực này nên bị Hà Nội phản đối kịch liệt với 60 tàu thuyền so với 126 tàu của Trung Cộng vào lúc cao điểm.
Hai bên có xung đột mà không nghiêm trọng. HD-981 đã rời vùng này từ ngày 15/7/2014 và tuyên bố đã phát hiện dấu hiệu dầu khí.
Năm 2014, Bắc Kinh cải tạo các thực thể thuộc Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Cộng, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei thành các đảo nhân tạo. Đồng thời, mở rộng và trang bị tối tân cho Tây Sa tức Hoàng Sa, Paracel Islands.
Bắc Kinh chuẩn bị thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa như từng thực hiện trên Biển Đông Trung Hoa (ECS). Cuối năm 2015, Tập Cận Bình chính thức thăm Hoa Kỳ đã cam kết “không quân-sự-hoá SCS”. Thực tế, Tập tăng cường lực lượng quân sự và dân sự trên hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các dàn hoả tiễn và radar tua tủa trên 7 đảo nhân tạo.
Khi Donald Trump đắc cử tổng thống thứ 45 Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã cho các sĩ quan Hải quân cao cấp kháo nhau về kinh nghiệm triệt hạ dễ dàng các hải đảo do Nhật Bản kiểm soát trên Thái Bình Dương vào thời Đệ nhị Thế chiến. Giật mình, Tập Cận Bình vội vàng hạ các dàn hoả tiễn và radar rồi tuyên bố các đảo nhân tạo chỉ hoạt động về hải dương và thời tiết.
Sau khi, Tổng thống Joe Biden đắc cử, hoạt động quân sự của Bắc Kinh lại nhộn nhịp trên Biển Nam Trung Hoa. Hải quân Trung Cộng thường đe doạ chiến hạm và phi cơ của Mỹ tại vùng này. Tổng thống Joe Biden hứa sẽ nối lại, nhưng, chưa có gì thay đổi.
Thứ ba, bất cứ hoạt động nào của ASEAN gây phương hại tới Trung Cộng trên SCS liền bị Campuchia, hoặc Lào phủ quyết khiến cho tình hình trên Biển Nam Trung Hoa phù hợp với chiến lược quốc tế của Bắc Kinh.
Thứ tư, ASEAN nhìn vào thị trường Trung Cộng 1.4 tỉ dân nên muốn nhảy vào, nhưng, không có nền tảng kỹ thuật cao và ngoại giao hơn Hoa Lục như Singapore nên chỉ có khả năng làm gia công cho hàng hoá Trung Cộng và bãi phế thải theo kế hoạch chuyển ô nhiễm của Bắc Kinh.
Nhật Bản và Đại Hàn vẫn giao dịch với Trung Cộng (đặt biệt về kinh tế) do Bắc Kinh vẫn cần các sản phẩm cao cấp của hai nước này để phát triển kinh tế.
Thứ năm, Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Nam Trung Hoa (DOC) được 10 quốc gia ASEAN ký với Trung Cộng tại Campuchia ngày 4 tháng 11 năm 2002 là thái độ rước hổ vào nhà. Trung Cộng không có quan hệ gì tới Biển Nam Trung Hoa (SCS) theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Tàu thuyền của Trung Cộng chỉ đi qua như giới hàng hải quốc tế. Chấp nhận DOC đồng nghĩa với chịu áp lực tối đa của Bắc Kinh.
Nhưng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Philippines Thế kỷ Châu Á (ACPSSII) đã tổ chức cuộc Hội thảo hôm 6 tháng 5 năm 2023 lại xác định “Permanent Court of Arbitration (PCA)” không phải là một tòa án quốc tế”.
Toà án này do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) lập ra để giải quyết các tranh chấp về “quyền-chủ-quyền” giữa các quốc gia biển. Toà án này chỉ tuyên phán về quyền-chủ-quyền trên biển mà không thể hồi tố.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền quốc gia do Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) phân xử. Nếu một bên không tham dự thì Toà vẫn thụ lý. Nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam nhân danh An Nam kiện Trung Hoa về chủ quyền trước ICJ, nhưng, Bắc Kinh không tham dự (vì biết chắc sẽ bị thua) nên bất thành.
Viện ACPSSII chỉ trích Tổng thống Ferdinand Marcos Jr của Phi Luật Tân đã cho Hoa Kỳ thuê thêm 4 căn cứ đóng quân nữa.
Thực tế, đã có 50,000 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ trấn đóng tại Nhật Bản từ năm 1945 đến nay đã giúp Nhật Bản an ninh, không có chiến tranh chỉ tập trung phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giúp đỡ các nước nghèo khắp thế giới. Hạm đội 7 của Hoa Kỳ trú đóng thường trực tại Hải cảng Yokosuka. Chẳng ai kết án Nhật Bản mất chủ quyền.
Cũng thế, đã có 28,000 binh sĩ Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đóng ở Đại Hàn từ năm 1953 giúp cho đất nước nghèo mạt rệp này trở thành một quốc gia an ninh và giàu có, tiên tiến không thua các cường quốc Châu Âu.
Trung Cộng và các Quốc gia Đông Nam Á đã làm gì cho nền hoà bình và phát triển trong khu vực này?
Việt Nam, Campuchia, Lào đều có cùng thể chế Cộng sản nên thực tế đã chịu sự chi phối triệt để của Bắc Kinh trên phương diện xã hội chủ nghĩa. Nam Vang, Viêng Chăn có thể không đồng ý lên án hoạt động, quan điểm độc đoán của Bắc Kinh trên SCS vì chẳng có lợi ích cụ thể. Đồng ý với thái độ của Trung Cộng may ra được vài phần thưởng từ Bắc Kinh.
Từ lâu, chúng tôi chỉ trích ASEAN đã thu nhận Lào, Campuchia, Myanmar khiến cho Bắc Kinh có thêm công cụ phá hoại từ trong nội bộ ASEAN.
Tài liệu tham khảo:
Philippines’ economic growth slows to 6.4% in Q1 as inflation bites (Nikkei)
Philippines’ Marcos muscles up ASEAN’s South China Sea posture (Nikkei)
Philippines urges quick resolution to South China Sea’s code of conduct as Asean summit looms: ‘What’s in the way?’ (SCMP)
Marcos change of heart on EDCA — why? (Manila Times)
Asean unity needed to achieve significant progress in peace plan for Myanmar, says Jokowi (Strait Times)