Thursday, November 21, 2024
No menu items!
spot_img
HomeKiến ThứcDanh NhânBÍ MẬT SỨC MẠNH THỦY QUÂN TÂY SƠN CỦA 'HOÀNG ĐẾ BIỂN...

BÍ MẬT SỨC MẠNH THỦY QUÂN TÂY SƠN CỦA ‘HOÀNG ĐẾ BIỂN CẢ’ QUANG TRUNG  (Phần 1)

Tĩnh Thủy

Thủy quân Tây Sơn tinh nhuệ, thiện chiến, được đánh giá ngang với các hạm đội phương Tây hùng mạnh lúc bấy giờ. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc khám phá những câu chuyện chưa từng kể xung quanh hạm đội Tây Sơn và Đô đốc Quang Trung Nguyễn Huệ.

Kể từ khi Hải tặc Viking xuất hiện khuấy đảo thế giới bằng các hải đoàn hùng mạnh đã đánh dấu cho sự ra đời của một lực lượng khó đối phó nhất trên thế giới: Cướp biển. Nạn cướp này đã hoành hành khắp nơi trên thế giới và lên thành đỉnh điểm từ thế kỷ 18, song song với công cuộc khai phá và thực dân hóa của các đế quốc hàng hải Âu châu khi mà thương mại đường biển phát triển nhộn nhịp.

Với vị trí nằm trên hải lộ quốc tế “con đường gia vị” huyền thoại, Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Đó cũng là một trong những lý do chứng kiến cho sự ra đời của một hoàng đế lẫy lừng, cũng là một chúa tể hải tặc khét tiếng châu Á suốt một thời gian dài: Quang Trung Nguyễn Huệ. Thậm chí ngay cả khi nhà Tây Sơn đã mất, thì các thủ hạ của ông vẫn còn làm khiếp sợ tất cả các quốc gia châu Á với những tập đoàn cướp biển hùng mạnh do mình tạo nên.

XÂY DỰNG HẢI QUÂN LÀM XƯƠNG SỐNG

Không giống các vị hoàng đế truyền thống khác của Việt Nam chỉ xây dựng lục quân mà ít chú ý hải quân, Nguyễn Huệ xây dựng quân đội lấy hải quân làm xương sống. Tư duy của ông quả thật đi trước thời đại rất xa, khi mà chỉ đến thế kỷ 20 ta mới thấy một lực lượng hải quân xưng bá thế giới như quân đội Mỹ. Hãy tìm hiểu xem cách Nguyễn Huệ xây dựng hải quân như thế nào.

Lợi thế địa lý, dân cư

Các tỉnh Trung Bộ Việt Nam với địa hình bờ biển dài và hẹp chính là được trời phú cho sự phát triển của kinh tế biển và dĩ nhiên là lực lượng hải quân. Các dân tộc sống cạnh biển này là nguồn cung cấp quân lực tuyệt vời cho hải quân. Quân Chăm Pa trong suốt lịch sử của mình hầu như chủ yếu tất công Đại Việt bằng hải quân và có nhiều lần đã thành công, điển hình là lần tiến quân vào tận Thăng Long vào đời nhà Trần do Chế Bồng Nga chỉ huy.

Là một lực lượng quật khởi từ miền Trung, nhà Tây Sơn tuyệt đối hiểu rõ tầm quan trọng của quân chủng này nên đã ra sức đầu tư xây dựng nó lớn mạnh, vừa để tăng sức cơ động, vừa chống lại thủy quân của hai nhà Trịnh, Nguyễn. Các hải cảng nước sâu, dân chúng thạo nghề biển cũng như việc giao thương quốc tế thịnh vượng ngay trên hải lộ nổi tiếng “Con đường gia vị” đã từng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho nước Chăm Pa khi xưa phồn thịnh một thời.

Trong “Vương quốc Champa, địa dư, dân cư và lịch sử”, P-B Lafont nhận xét rằng:

“Phải nói rằng ngành thương mại hàng hải đã đem lại cho Champa một nguồn tư lợi vô cùng lớn lao, bởi vì các tàu bè quốc tế phải dừng chân tại bờ bể của vương quốc này để tiếp tế lương thực và nhất là Champa có nhiều hải cảng nổi tiếng như Turan (Ðà Nẵng hiện nay), Kam-ran (Cam Ranh), Sri Banoy (hải cảng của Vijayapura trong vịnh Qui Nhơn hiện nay), Malithit (Phan Thiết)… Và các vị vua đầu tiên của Champa đã từng hưởng nền trù phú của ngành thương mại này là triều đại của Indrapura (Ðồng Dương) mà các tư liệu khảo cổ học đã từng chứng minh.

Kể từ đó, Champa trở thành một quốc gia hùng mạnh về ngành hàng hải. Năm 1177, hạm đội Champa đã chuyên chở nguyên đoàn quân của mình để đánh phá Angkor và vào năm 1203, có hơn hai trăm chiếc tàu buồm đã tháp tùng vị vua Champa đóng đô ở Vijaya để vượt biên lánh nạn (Việt Sử Lược III). Lực lượng hàng hải này cấu thành những đơn vị hải quân đã giúp vương quốc Champa gia tăng mạnh mẽ ngành trao đổi thương mại của mình với Trung Hoa, Ấn Ðộ và các nước Trung Ðông chuyên về nghề buôn bán các sản phẩm”.

Đến khi nhà Tây Sơn quật khởi, với nhãn quan quân sự xuất sắc của mình, Nguyễn Huệ chắc chắn phải tận dụng những lợi điểm này để phát triển quân lực Tây Sơn. Lực lượng của ông có nhiều nét tương đồng với đoàn hùng binh của Chế Bồng Nga khi xưa. Điều này cũng không có gì lạ khi mà một trong những nữ tướng quân đầu tiên của quân Tây Sơn lại là nữ vương Chăm Pa, tục gọi bà chúa Hỏa. Đây là kết quả của một kế sách khôn khéo của anh em Tây Sơn và vai trò đắc lực của Nguyễn Lữ, lúc bấy giờ là đệ tử theo Bà Chúa Hỏa tu theo Minh Giáo (thờ Lửa) và rất có uy tín với sắc dân Chăm Pa. Đó cũng là nền tảng để sau này Nguyễn Huệ phát triển hải quân Tây Sơn.

Sử chép, một bộ phận người Chăm tại trấn Thuận Thành (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) do Kế Pù Tá đứng đầu ủng hộ và tham gia phong trào Tây Sơn từ rất sớm thì ở một địa bàn khác là động Thạch Thành (nay thuộc huyện Sơn Hòa và Sơn Thành, tỉnh Phú Yên) bà chúa Hỏa cũng đem toàn bộ lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân khi anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Nhờ được sự hỗ trợ của bà chúa Hỏa, năm Quý Tị (1773) quân Tây Sơn đã đánh chiếm được Phú Yên tạo thế ỷ dốc làm bàn đạp mở rộng địa bàn kiểm soát ra các phủ Bình Khang, Diên Khánh, Bình Thuận.

Tượng vua Quang Trung (ảnh: Wikipedia)

KỸ THUẬT ĐÓNG THUYỀN VÀ KỸ NĂNG HẢI CHIẾN KIỂU BẦY SÓI

Mặt dù thất bại trước Đại Việt trong các trận quyết chiến chiến lược khiến mất đi quốc gia của chính mình nhưng thủy quân Chăm Pa là các đối thủ khó chịu nhất trên biển cả ở vùng Đông Nam Á. Họ là những chiến binh dày dạn kinh nghiệm và có những chiến tích kiêu hùng cả nghìn năm lịch sử. Thêm vào đó là công nghệ đóng thuyền thật sự đạt đến đỉnh cao vừa đáp ứng cho chiến trận cũng như cho giao thương kinh tế. Sau này khi thuộc về Đàng Trong của chúa Nguyễn thì họ chính là trụ cột đem lại sức mạnh cho thủy quân nhà Nguyễn thuở ban đầu.

John Barrow trong tác phẩm Một Chuyến Du Hành đến Đàng Trong (A Voyage to Cochinchina) xuất bản tại London năm 1806 đã ghi chép về chuyến đi của phái đoàn Anh đến Đà Nẵng năm 1792 với những chi tiết mắt thấy tai nghe của họ như sau:

“Ngành nghệ thuật độc đáo của người Đàng Trong có thể coi là tuyệt vời vào thời buổi hôm nay là kỹ thuật đóng tàu mà không tuỳ thuộc chút nào vào phẩm chất và tầm cỡ của loại gỗ dùng trong mục tiêu đó. Những chiếc thuyền chèo tay để đi chơi quả là khéo léo. Những con tàu đó, dài từ 50 đến 80 feet (15 đến 24 mét), lắm khi chỉ độc có năm mảnh ván ghép lại, mỗi thanh dài suốt từ đầu nọ đến đầu kia, cạnh ghép bằng mộng, gắn khít khao chặt chẽ bằng chốt gỗ, buộc với nhau bằng lạt tre chứ không cần phải có sườn hay khung gỗ nào khác. Mũi và đuôi thuyền ngỏng lên khá cao, chạm khắc thành những thuỷ quái hình rồng, thuồng luồng, trang tri bằng sơn hay thếp vàng”.

Kỹ năng hải chiến của người Đàng Trong thừa hưởng từ Chăm Pa cổ vốn có lịch sử hàng ngàn năm giao chiến trên biển. Một số tài liệu ghi chép cho rằng: “Về kỹ thuật, người Chiêm Thành đã biết dùng thuyền nhẹ dàn thành thế trận tấn công những tàu buôn từ lâu. Người Chăm có một đội hải thuyền hùng hậu và những thủy thủ can trường thường liều mạng xông xáo trên biển cả để buôn bán và chiến đấu. Kiểu mẫu tàu chiến của người Chăm có hình dáng tương tự như của thuyền vùng Nam Dương mà hiện nay chúng ta còn thấy dấu vết để lại nơi các thuyền trạm trổ mỹ thuật của người Thái Lan trong những cuộc đua thuyền. Theo những hình ảnh mà người Âu Châu vẽ lại về chiến thuyền của Đàng Trong, đó là một loại thuyền chèo tay, mũi ngẩng cao, trạm trổ và trang trí hoa văn kỳ dị, thân thon và dài đủ biết có thể lướt sóng với tốc độ cao. Để gia tăng sức chịu đựng khi đụng vào nhau, mũi thuyền dùng trong chiến đấu thường ghép thêm những thanh gỗ chéo vẫn còn thấy ở các thuyền nơi cửa sông vùng Quảng Đông.

Do ảnh hưởng của văn minh hải đảo Malaysia, thủy thủ vùng Đông Nam Á nói chung và thủy thủy người Chiêm Thành nói riêng có thể ra khỏi bờ bể hàng ngàn dặm chẳng cần hải bàn hay hải đồ, chỉ dựa theo màu sắc của những đám mây, màu nước biển và độ sóng, giương buồm nương theo sức gió và nhìn sao để lấy hướng.

Chỉ cần tìm hiểu các loài chim biển và rong biển họ gặp, người Chăm có thể nhận biết những hòn đảo còn cách xa đến 30 dặm và kiến thức về biển cả được truyền miệng từ đời này sang đời khác theo kiểu cha truyền con nối. Phương thức và kỹ thuật đóng thuyền của họ cũng rất độc đáo và người Việt chúng ta đã kế thừa khá nhiều truyền thống của họ. Những con số chúng ta còn ghi nhận được cho thấy tốc độ đóng thuyền rất đáng kể cho thấy vào thời kỳ này miền Nam Việt Nam có những phát triển kỹ thuật đáng kể mà nhiều điều đến nay vẫn chưa khám phá hết”.

Vì tư duy chiến thuật khác nhau mà kỹ năng hải chiến và chiến thuật sẽ khác nhau. Các loại tàu chiến của Trung Hoa thường có nhiều đại pháo và to lớn, chở nhiều quân nhưng thiếu linh hoạt và khó xoay trở vì vậy chỉ phù hợp tác chiến ngoài biển theo chiến dịch lớn. Nhưng địa hình chiến đấu ở miền Đông Nam Á lại khác, nó đòi hỏi những đội tàu với nhiều kích thước khác nhau như thuyền lớn để chở quân, lương thực, vật liệu và tàu nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích.

Đây cũng là gần giống với mô hình hải quân hiện đại ngày nay. Khi tháo chạy có thể tỏa ra ngàn hướng rất khó bị tổn thất, khi tập trung đông lại thì lên đến hàng ngàn thuyền với sức xung kích khổng lồ. Đúng nguyên tắc “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung” hay chiến thuật bầy sói của kỵ binh Mông Cổ xưa, có thể coi đây là một bầy sói biển. Đó cũng là lý do tại sao thủy quân thời Tây Sơn lại nổi tiếng đến như thế, phù hợp với phong cách dùng binh của Nguyễn Huệ thần tốc, bất ngờ, áp đảo, tiến đánh cũng như rút lui rất nhanh. (Còn tiếp)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments