Saturday, November 23, 2024
No menu items!
spot_img
HomeThế GiớiEU nhắm vào các công ty Trung Quốc trong gói chế tài...

EU nhắm vào các công ty Trung Quốc trong gói chế tài Nga

Cơ quan điều hành của Liên hiệp Châu Âu đề nghị đưa một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen và hạn chế xuất cảng sang các quốc gia được coi là có liên quan đến việc né tránh các hạn chế thương mại với Nga dưới các chế tài mới nhắm vào Nga vì cuộc chiến chống Ukraine.

27 quốc gia thành viên EU – tất cả phải đồng ý để các biện pháp trừng phạt mới được ban hành – sẽ có cuộc thảo luận đầu tiên vào ngày 10/5 về đề nghị của cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại của Ủy ban châu Âu, một số nguồn tin ngoại giao cho biết hôm 8/5.

Các nguồn tin nói, đề nghị này tập trung vào việc chống lại việc lách các hạn chế thương mại hiện có thông qua các nước thứ ba, sau khi EU xác định Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cũng như các quốc gia ở Trung Á và Kavkaz là thủ phạm tiềm ẩn.

Các nhà ngoại giao quen thuộc với đề nghị này cho biết 7 công ty ở Trung Quốc sẽ bị đóng băng tài sản ở EU, đây sẽ là lần đầu tiên EU trừng phạt Trung Quốc vì những cáo buộc về vai trò của Bắc Kinh trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Ngày 8/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói Bắc Kinh kêu gọi EU không đi theo “con đường sai trái” và rằng họ sẵn sàng hành động để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

“Trung Quốc phản đối các hành động sử dụng sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga như một cái cớ để áp đặt các chế tài bất hợp pháp hoặc quyền tài phán dài hạn đối với Trung Quốc”, ông Uông nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Tờ Financial Times đưa tin hôm 8/5 rằng các công ty liên quan là Công ty bán dẫn 3HC và Công nghệ King-Pai có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, cũng như Sinno Electronics, Công nghệ Sigma, Liên kết Châu Á Thái Bình Dương, Kỹ nghệ Tordan và Đầu tư Thương mại Alpha tại Hong Kong.

Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu ngày 8/5 xác nhận đề nghị này đã được gửi tới các quốc gia thành viên và nhằm khắc phục các lỗ hổng trong các hạn chế thương mại của Nga nhưng từ chối cung cấp chi tiết.

Theo các nguồn tin, EU cũng có thể mở rộng danh sách hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường bộ qua Nga khi khối này cố gắng ngăn cản cung cấp công nghệ cho Moscow được sử dụng trên chiến trường chống lại Ukraine.

Trong số những người bị đưa vào danh sách đen cũng có những cá nhân được coi là có liên quan đến việc trục xuất trẻ em Ukraine và vận chuyển sản phẩm văn hóa đến Nga từ vùng chiến sự ở Ukraine, các nguồn tin cho biết.

Trong gói trừng phạt thứ 11 của EU đối với Nga kể từ khi nước này xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, khối này sẽ đưa ra một cơ chế mới để cắt giảm xuất cảng sang các nước thứ ba được coi là có liên quan đến việc né tránh các lệnh trừng phạt.

Một nhà ngoại giao EU nói: “Hiện tại nó sẽ là một con tàu trống và sau đó có thể được lấp đầy khi cần thiết”.

Dựa trên phân tích dữ liệu xuất cảng của Đức kể từ cuộc xâm lược của Nga, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) cho biết vào tháng 2 năm ngoái rằng một số hoạt động thương mại bị cấm của EU đang chảy vào Nga qua Caucasus và Trung Á.

“Phân tích… cho thấy xuất cảng trực tiếp từ EU sang Nga giảm mạnh sau khi áp dụng các chế tài vào tháng 3/2022. Đồng thời, xuất cảng của EU sang Armenia, Kazakhstan và Cộng hòa Kyrgyzstan tăng lên… theo quan sát.”

EBRD nói: “Cả hai mô hình này đều đặc biệt rõ ràng đối với các nhóm sản phẩm chịu một phần hoặc toàn bộ lệnh trừng phạt của EU cũng như hàng hóa tương tự với các sản phẩm bị trừng phạt”.

Một số nguồn tin cho rằng các cuộc thảo luận giữa các nước thành viên có thể kéo dài và căng thẳng vì đề nghị này có nguy cơ làm đảo lộn các mối quan hệ kinh tế và chính trị.

Một nguồn tin ngoại giao thứ hai nói: “Tôi cũng không mong đợi một quyết định vào ngày 10/5 hoặc tuần tới. Các quốc gia thành viên sẽ có nhiều ý kiến về việc liệu đây có phải là một con đường tốt hay không, nó sẽ thực sự ảnh hưởng đến họ như thế nào.”

Đề nghị kể trên nêu bật sự sẵn sàng ngày càng tăng của EU nhắm vào các nước thứ ba và các thực thể nước ngoài bằng các chế tài, mặc dù khối này từ lâu đã khẳng định rằng họ không thực hiện các biện pháp ngoài lãnh thổ giống như Hoa Kỳ.

Một nhà ngoại giao thứ ba của EU, người trực tiếp tham gia soạn thảo các chế tài, cho biết: “Cho dù chúng tôi có muốn thừa nhận hay không thì rõ ràng đó là cách mọi thứ đang diễn ra.”

Riêng trong ngày 8/5, Nga đã phát động làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất trong nhiều tháng vào Ukraine, leo thang các cuộc tấn công trước thềm ngày lễ 9/5 kỷ niệm sự thất bại của Đức Quốc xã trong Thế chiến Thứ hai.

(Theo VOA)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments