Việt Nam hôm 4/5 đã tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 3% mỗi kWh. Quyết định tăng giá do Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký và được Chính phủ, Bộ Công thương đồng ý về chủ trương. Nhà.cầm quyền CSVN cho biết, trong một hành động có thể gây áp lực lên lạm phát.
Theo Reuters, lạm phát hàng năm ở Việt Nam đã giảm bớt kể từ đầu năm nay, với giá tiêu dùng tháng 4 tăng 2,81% so với một năm trước đó. Nhà nước CS đang nhắm mục tiêu đạt mức lạm phát trung bình 4,5% trong năm nay.
Hãng tin Anh đưa tin rằng việc tăng giá điện được nhiều người dự đoán sẽ giúp công ty điện lực nhà nước EVN giảm thua lỗ trong khi chi phí sản xuất vẫn cao.
Giá điện bình quân đã được nâng lên thêm 1.920,4 đồng mỗi kilowatt giờ, không bao gồm thuế giá trị gia tăng, chính phủ thông báo trong một tuyên bố, đồng thời cho biết rằng chi phí sản xuất điện đã tăng 9,27% trong năm ngoái, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn thông tin từ Bộ Công Thương cho biết rằng EVN năm ngoái lỗ ròng 31 ngàn tỷ đồng. Nếu năm nay không tăng giá điện thì ước tính khoản lỗ cho năm 2023 sẽ lên đến khoảng 64 ngàn tỷ đồng.
Thống kê của EVN cho thấy số hộ tiêu thụ dưới 50kWH toàn EVN trong năm 2022 là 3,33 triệu hộ; số tiêu thụ 100 kWh là 4,7 triệu hộ; số tiêu thụ 300 kWh là gần năm triệu hộ; số tiêu thụ trên 300 đến 400 kWh là 2,21 triệu hộ.
Số hộ sản xuất phải sử dụng điện EVN là 1,8 triệu hộ; số khách hàng kinh doanh dịch vụ dùng điện của EVN là hơn nửa triệu; và số khách hàng hành chính sự nghiệp dùng điện của EVN là hơn 660 ngàn khách hàng.
VnExpress đưa tin, với hành động mới nhất này, giá điện bán lẻ bình quân được điều chỉnh tăng sau 4 năm kìm giữ.
Theo báo điện tử này, lãnh đạo Bộ Công Thương trong các lần chia sẻ trước đây đều khẳng định các phương án đề xuất tăng giá “được tính toán kỹ, lộ trình phù hợp”.
(Theo VOA, RFA)