Diện tích đất nông nghiệp Hoa Kỳ mà Trung Quốc sở hữu đã tăng 5000% trong một thập niên
Những thung lũng được tiếp nối bởi những thảo nguyên và những thảo nguyên này được tiếp nối bởi những vùng đất cằn cỗi nơi những cánh đồng cây bụi hoa vàng đầu hàng trước sức mạnh của những cao nguyên cao chót vót của nền đá sọc.
Không gian rộng mở gồ ghề của South Dakota thể hiện hình ảnh đặc trưng của vùng nông thôn Hoa Kỳ, một sự chắt lọc tinh túy của môi trường tự nhiên này đã mang đến hy vọng cho những người tiên phong về một tương lai tốt đẹp hơn trong toàn bộ những năm trước.
Thế nhưng, người Mỹ còn sở hữu vùng nông thôn này trong bao lâu nữa thì hiện giờ vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ ở những vùng này.
Đó là bởi vì trong hơn một thập niên, các tổ chức thuộc sở hữu của Trung Quốc, một số có liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã mua đất ở South Dakota và các nơi khác trong nước với tốc độ đáng kinh ngạc.
Một số vùng đất mà họ thâu tóm là để canh tác, những vùng đất khác được chia phần cho mục đích sử dụng năng lượng, và vẫn còn nhiều lô đất được cho là liền kề với các địa điểm quân sự nhạy cảm của Hoa Kỳ.
Thật vậy, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ước tính (pdf) rằng đất nông nghiệp của Hoa Kỳ mà Trung Quốc nắm giữ đã đạt 14,000 mẫu Anh (5,665 hecta) hồi năm 2010, và tăng lên thành 352,000 mẫu Anh (14,2449 hecta) hồi năm 2020.
Để ngăn chặn sự xâm nhập ngày càng tăng này, các chính phủ tiểu bang trên toàn quốc đang nỗ lực hết mình để soạn thảo luật nhằm chấm dứt vĩnh viễn xu hướng này.
Tuy nhiên, những nỗ lực đó thường gặp phải sự phản kháng kiên quyết từ các lợi ích kinh doanh cố thủ và, như trường hợp ở South Dakota, cuối cùng bị bác bỏ nhằm xoa dịu các lợi ích cá nhân.
Một khinh khí cầu do thám cố định
Ông Adam Savit đứng đầu bộ phận Chính sách về Trung Quốc của Viện Chính sách Nước Mỹ Trước Tiên (AFPI), một tổ chức tư vấn theo phái bảo tồn truyền thống được giao nhiệm vụ thúc đẩy các chính sách nào đặt quyền và phúc lợi của công dân Mỹ lên trên các mối quan tâm khác.
Ông tin rằng việc tiếp tục chấp nhận các thương vụ mua đất đai của Hoa Kỳ do ĐCSTQ hậu thuẫn là một sự sỉ nhục đối với luật pháp và các chuẩn mực của Mỹ, cũng như một hành vi vi phạm thông lệ quốc tế công bằng.
Ông cho rằng việc cho phép chế độ này tiếp tục đầu tư vào đất đai và tài nguyên của Hoa Kỳ, trong khi các công ty Hoa Kỳ bị cấm làm điều tương tự ở Trung Quốc là đi ngược lại giá trị của “việc trao đổi đặc quyền” mà rất nhiều sự tín nhiệm quốc tế nhất thiết phải dựa vào.
Ông Savit nói với The Epoch Times: “Nếu chúng ta không có quyền tiếp cận với một nguồn tài nguyên, cơ hội, hoặc tổ chức nào trong ĐCSTQ, thì họ không nên có quyền tiếp cận với những thứ đó ở đất nước chúng ta.”
Vì vậy, ông Savit đã viết bản tóm tắt vấn đề mới nhất (pdf) của viện này nhằm theo dõi các phản ứng của tiểu bang đối với mối đe dọa ngày càng tăng bởi việc ĐCSTQ thâu tóm đất đai ở Hoa Kỳ.
Nhiều tiểu bang hiện đang tìm cách cấm ĐCSTQ hoặc các tổ chức hung hăng tương tự khác mua đất của Hoa Kỳ.
Phần lớn nỗ lực này chắc chắn là một phản ứng đối với điều được xem là mối đe dọa an ninh quốc gia do việc cho phép các công ty có liên kết với ĐCSTQ mua đất gần các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ gây ra, như đã xảy ra trước đây ở North Dakota, cũng như nỗ lực mua những khu đất rộng lớn và cơ sở hạ tầng năng lượng, như đã xảy ra trước đây ở Texas.
“Vùng đất này [gần các căn cứ quân sự] là một phiên bản cố định của vụ [khí cầu do thám] đó,” ông Savit nói về những nỗ lực của ĐCSTQ. “Họ có thể thiết lập bất cứ thứ gì họ muốn ở bất cứ đâu họ muốn.”
Do đó, ông Savit nhấn mạnh sự cần thiết rằng luật pháp tiểu bang phải giúp hạn chế các khoản đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc vào một lĩnh vực nếu không có những biện pháp bảo vệ có ý nghĩa về pháp lý.
Ông Savit nói: “Ở hầu hết các tiểu bang, hiện tại không có rào cản pháp lý nào đối với [những giao dịch thu mua này] và không có thủ tục nào để hiệu khảo hoặc đánh giá tác dụng bất lợi của việc đó.”
Chẳng hạn, chứng kiến những khó khăn của tiểu bang giáp ranh phía bắc, South Dakota đã tìm cách tự bảo vệ mình trước những cuộc xâm nhập tương tự, với việc các nhà lập pháp soạn thảo một đạo luật trao cho thống đốc khả năng giám sát các khoản đầu tư của ngoại quốc vào đất đai tiểu bang.
Tuy nhiên, bất chấp sự ủng hộ lúc đầu từ các nhà lập pháp tiểu bang, dự luật này đã bị gạt bỏ hoàn toàn sau khi tất cả các nghiệp đoàn và hiệp hội nông nghiệp lớn của tiểu bang này vận động hành lang chống lại dự luật đó vì e ngại trao quá nhiều quyền lực cho cơ quan hành pháp của tiểu bang cũng như lo ngại rằng nỗ lực này có thể kích động sự thù địch chủng tộc đối với người Mỹ gốc Hoa và những người nhập cư.
Các tiểu bang tìm cách đẩy lùi ảnh hưởng của ĐCSTQ
South Dakota không phải là trường hợp duy nhất. Báo cáo của AFPI nhấn mạnh các cuộc tranh đấu pháp lý đang diễn ra ở 23 tiểu bang từ Arizona đến Virginia, tổng cộng có 53 dự luật riêng biệt.
Ông Savit cho biết, tại hơn một chục tiểu bang khác, một số luật đã tồn tại có thể được sử dụng một cách khả thi, nhưng không bao giờ được thi hành, để ngăn chặn việc Trung Quốc mua lại đất đai của Hoa Kỳ.
Các dự luật xuất hiện nhanh chóng trên khắp đất nước cũng khác nhau tùy theo các tiểu bang ban hành luật này, và bao gồm các nỗ lực cấm các tổ chức có liên hệ với ĐCSTQ đầu tư ở Iowa, một luật cấm các quốc gia theo chủ nghĩa phục thù như Bắc Hàn và Iran mua đất ở Georgia, cũng như lệnh cấm hoàn toàn đối với tất cả các giao dịch mua đất của ngoại quốc ở Texas mà gần đây đã được nới lỏng để chỉ áp dụng cho các tổ chức có liên kết với chính phủ mà thôi.
Ông Savit tin rằng “không có cách nào hết sức rõ ràng” để ngăn chặn chế độ ĐCSTQ can dự vào các vùng đất của Mỹ nhưng ông khen ngợi nỗ lực đa dạng của những tiểu bang này trong việc giải quyết vấn đề này theo cách riêng của họ.
“Không có cách nào hoàn hảo vì mỗi tiểu bang có những mối quan tâm khác nhau,” ông Savit nói. “Mỗi tiểu bang có luật hiện hành khác nhau. Mỗi tiểu bang có các ngành nông nghiệp khác nhau. Đây đều là những cuộc thử nghiệm.”
“Không có câu trả lời khuôn mẫu cho tất cả. Đó là một thách thức năng động.
Hoa Kỳ không theo dõi được các khoản đầu tư ngoại quốc
Tuy nhiên, việc xác định ai là một nhà đầu tư hợp pháp và ai là một người được ủy quyền của ĐCSTQ là một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn đối với chính phủ các tiểu bang, nhất là vào thời điểm mà số lượng kỷ lục người Trung Quốc đang đào thoát khỏi đất nước này trong bối cảnh những nỗ lực đàn áp ngày càng khắc nghiệt của ĐCSTQ.
Đối với ông Savit và AFPI, vấn đề này rất đơn giản: Những ai có các nguồn lực đầu tư đó để thu mua thì có thể có mối liên hệ nào đó với chính quyền của ĐCSTQ.
Ông Savit nói: “Một nhà đầu tư từ Trung Quốc sẽ có một số kiểu liên hệ.”
“Giả định của chúng tôi … là bất kỳ ai có số vốn đó hoặc có thể đầu tư theo cách đó đều có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp nào đó với ĐCSTQ hoặc họ đang bị lợi dụng theo một cách nào đó.”
Tuy nhiên, có một vấn đề nghiêm trọng với giả định đó. Cụ thể là, Hoa Kỳ hầu như không hiểu ai đang thực sự mua đất.
Cùng bàn về vấn đề này có ông Lars Schonander, một nhà công nghệ chuyên về chính sách thuộc tổ chức tư vấn Lincoln Network.
Ông Schonander đã từng dành nhiều thời gian trong những năm gần đây để theo dõi cái mà ông gọi là “đầu tư ngoại quốc nguy hiểm” ở Hoa Kỳ. Đó là, các khoản đầu tư được thực hiện bởi các quốc gia thù địch ở Hoa Kỳ với mục tiêu cuối cùng là lợi dụng hoặc làm suy yếu lợi ích của quốc gia.
Ông nói với The Epoch Times rằng dữ liệu liên quan cần thiết để theo dõi các khoản đầu tư như vậy là “riêng tư nhưng không cơ mật” và có thể rất khó thu thập được. Nói một cách đơn giản, chính phủ liên bang không thu thập dữ liệu chuyên sâu về việc mua đất của người ngoại quốc tại quốc gia này.
Ông Schonander nói: “Điều này diễn ra một cách kỳ lạ đặc biệt khi một người muốn xem dữ liệu chi tiết [của các khoản đầu tư ngoại quốc].”
“Những gì tôi phát hiện được là các báo cáo thường niên có chứa dữ liệu cao cấp về số tiền mà các nhà đầu tư từ một quốc gia nhất định đầu tư trong một năm, nhưng quý vị chỉ có thể biết những tập đoàn và tổ chức ngoại quốc cụ thể đang đầu tư vào bằng cách truy cập cơ sở dữ liệu tư nhân, mà điều đó gần như là không thể nếu có một dự án cụ thể mà quý vị đang quan tâm.”
Hiện tại, luật liên bang duy nhất đang theo dõi các khoản đầu tư như vậy là Đạo luật Tiết lộ Đầu tư Ngoại quốc vào Nông nghiệp (Agricultural Foreign Investment Disclosure Act), yêu cầu các tổ chức ngoại quốc báo cáo các giao dịch đất nông nghiệp cho Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Tuy nhiên, ông Schonander cảnh báo rằng USDA chỉ được phép thu thập dữ liệu về việc mua đất cho tối đa ba lệnh sở hữu. Điều này có nghĩa là một loạt các tập đoàn lấy vỏ bọc của Hoa Kỳ cuối cùng có thể thuộc sở hữu của một tổ chức ngoại quốc và cơ quan này sẽ không bao giờ biết được.
Ông nói, vấn đề này trở nên trầm trọng hơn do sự chậm trễ kéo dài giữa việc một khoản đầu tư được thực hiện và việc nhập dữ liệu về khoản đầu tư đó.
Ông Schonander nói: “Mọi người có thể biết về một khoản đầu tư nhất định, nhưng có thể mất một thời gian để khoản đầu tư đó thực sự xuất hiện trong cơ sở dữ liệu.”
“Dữ liệu này chỉ được cập nhật vào cuối năm. Vì vậy, ngay bây giờ, đến cuối năm ngoái chúng ta mới có dữ liệu của năm 2021. Vào cuối năm nay, chúng ta sẽ có dữ liệu của năm 2022.”
Chính vì điều này, nên ông Schonander lưu ý rằng, ngay cả các thành viên của Quốc hội cũng sẽ làm việc với dữ liệu đã có ít nhất từ một năm trước.
Điều này không có nghĩa là chính phủ luôn phớt lờ nhu cầu có dữ liệu chi tiết hơn về đầu tư ngoại quốc.
Ông Schonander cũng lưu ý, chẳng hạn, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ từng yêu cầu thông tin chi tiết thường niên về các khoản đầu tư ngoại quốc vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Hoa Kỳ, nhưng biểu mẫu duy nhất được sử dụng để thu thập thông tin đó đã bị bỏ qua sau khi chính phủ liên bang cắt giảm ngân sách vào năm 2011.
“Đó là thông tin khá có giá trị vì trong các báo cáo mới đây hơn, họ có dữ liệu về các vụ mua lại và nhà đầu tư mà ngày nay, quý vị có thể phải tự thu thập thủ công hoặc trả tiền cho một nhà môi giới dữ liệu,” ông Schonander nói. “Giờ đây chúng ta không biết gì công khai cả.”
Với ý nghĩ đó, ông Schonander nói rằng việc thu thập nhiều dữ liệu hữu ích hơn có thể đơn giản là khởi động lại chương trình đánh giá các khoản đầu tư đó bằng cách sử dụng các quy định đã thiết lập trước đó cho cùng mục đích này.
“Họ có biểu mẫu đó và họ còn có nhân sự để thiết lập chương trình đánh giá đó,” ông nói. “Họ đã không gửi các biểu mẫu trong hơn 10 năm rồi.”
Một phát ngôn viên của Cục Quản lý Thông tin Năng lượng nói với The Epoch Times rằng cơ quan này không dự trù khôi phục chương trình này. The Epoch Times cũng đã liên lạc với USDA để đề nghị bình luận.
Thanh Nhã và Thanh Tâm biên dịch (theo Epoch Times)