Thursday, November 21, 2024
No menu items!
spot_img
HomeViệt NamPhát hiện các ca nhiễm liên cầu lợn ở người, Bộ Y...

Phát hiện các ca nhiễm liên cầu lợn ở người, Bộ Y tế Việt Nam đưa ra cảnh báo

Phần lớn các trường hợp nhiễm liên cầu lợn đều liên quan đến việc tiếp xúc với thịt lợn hoặc ăn các sản phẩm sống và nội tạng lợn.

VOA – Bộ Y tế Việt Nam vừa đưa ra cảnh báo, kêu gọi các cơ sở y tế cảnh giác với các trường hợp nghi ngờ nhiễm liên cầu lợn, một loại virus có nguồn gốc từ lợn, sau khi một số trường hợp nhiễm bệnh ở người được phát hiện trong vài tháng qua, truyền thông địa phương đưa tin hôm 14/3.

Từ đầu năm đến nay, một số ca nhiễm liên cầu lợn đã được ghi nhận trên toàn quốc và phần lớn các trường hợp này liên quan đến những người ăn các sản phẩm từ thịt lợn như tiết canh hoặc là những người giết mổ lợn, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Bệnh nhận nhiễm liên cầu lợn thường có các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng và cần phải được điều trị lâu dài, rất tốn kém và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Khi bệnh nhân bị nhiễm virus từ lợn, bệnh sẽ diễn biến nhanh và dẫn đến các biến chứng như sốc nhiễm trùng, hôn mê, suy đa tạng.

Ca nhiễm liên cầu lợn đầu tiên được phát hiện vào năm 1960. Đến nay, trên thế giới đã ghi nhận khoảng 490 ca bệnh liên cầu lợn ở người. Trong đó, tỷ lệ tử vong là 17,5%.

Tại Việt Nam, bệnh liên cầu lợn mới được biết đến từ năm 2003. Trong những năm trước, chỉ có khoảng 10 bệnh nhân nhập viện, nhưng con số này tăng cao trong hai năm 2005-2006 với 72 trường hợp nhiễm bệnh phải nhập viện. Năm 2007 có hơn 48 ca được chẩn đoán bị bệnh liên cầu lợn, 3 ca trong số này đã tử vong.

Một nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho thấy bệnh liên cầu lợn có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng với số bệnh nhân nam giới chiếm phần đông (81%).

Cục Y tế Dự phòng đề nghị các cơ quan y tế ở địa phương tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và có biện pháp xử lý ổ dịch.

Người dân được khuyến khích nấu chín thịt lợn đúng cách để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn, vì hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh này

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments