Tuesday, December 3, 2024
No menu items!
spot_img
HomeBình LuậnNhững cuộc tranh biện bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ có...

Những cuộc tranh biện bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ có cần thiết không?

Roger L.Simon – Doanh Doanh biên dịch

Cuộc tranh biện đầu tiên trong các cuộc tranh biện giữa Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump sẽ diễn ra vào cuối tháng Sáu, quý vị có mong chờ đón xem không?

Tôi thì không.

Họ thực sự sẽ mang lại những điều mới mẻ? Cả hai người đều đã giữ chức tổng thống. Chúng ta biết họ đã làm gì khi tại vị. Nếu so sánh thì những gì họ nói hoặc sẽ nói sẽ trở nên vô vị. Ai cũng biết rõ năng lực của họ rồi.

Đây là một trường hợp đặc biệt, vì hai tổng thống từng phục vụ hiếm khi đối đầu nhau trong một cuộc tranh cử. Nhưng bản chất của các cuộc tranh biện tổng thống của chúng ta đã giảm đáng kể giá trị kể từ những ngày tháng náo nhiệt của cuộc tranh biện thượng nghị sĩ Lincoln-Douglas năm 1858 ở Illinois khi hai người đàn ông (Abraham Lincoln và Thượng nghị sĩ đương nhiệm Stephen Douglas) đã tranh biện trực tiếp về các vấn đề, trong lúc tích cực vận động khắp tiểu bang.

Giờ đây mọi thứ đã được định trước bằng các quy tắc viết sẵn khiến sự kiện dường này như được lập trình vậy. Điều trở nên đáng nhớ hầu như không bao giờ là những ý tưởng hay chính sách được ban hành mà là những khoảnh khắc trên khán đài. Hai trong số những trường hợp nổi tiếng nhất là Thượng nghị sĩ Lloyd Bentsen công kích Thượng nghị sĩ Dan Quayle trong cuộc tranh biện phó tổng thống năm 1988 với câu nói “Thượng nghị sĩ, ông không phải là Jack Kennedy” và lời châm biếm của Tổng thống Ronald Reagan khi tranh biện với Thượng nghị sĩ Walter Mondale vào năm 1984, “Tôi sẽ không coi tuổi tác là một vấn đề của chiến dịch tranh cử này. Tôi sẽ không bới móc tuổi trẻ và sự thiếu kinh nghiệm của đối thủ vì mục đích chính trị.”

Các cuộc tranh biện của hai vị John F. Kennedy–Richard Nixon năm 1960 là cuộc tranh biện đầu tiên được phát sóng trên truyền hình và người ta nói rằng ông Kennedy đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đó vì ông Nixon trông không được bảnh bao trước ống kính.

Những điều này có liên quan gì đến việc một người nào đó sẽ làm việc ra sao trên cương vị tổng thống? Điều đó khó mà có thể nói cho được.

Những gì mà các cuộc tranh biện tổng thống đã biến thành chủ yếu là một sự kiện náo nhiệt trước công chúng mang lại lợi ích cho hầu hết các mạng lưới phát sóng những sự kiện đó. Nhiều mạng lưới trong số này đã suy yếu một thời gian và đang cần được cứu.

Chẳng ích gì khi những cuộc tranh biện này phần lớn được nhóm “cũ rích” gồm những người đứng đầu được trả lương cực cao chủ trì, những người cố gắng che giấu những thành kiến ​​​​hiển nhiên trong khi đánh bóng tên tuổi của mình.

Đôi khi sự thiên vị lại quá lộ liễu, như khi ông Chris Wallace, khi đó đến từ Fox News, đã dập tắt ý định của ông Donald Trump về việc đề cập đến chiếc máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden ở vòng cuối cùng của cuộc tranh biện Trump-Biden. Trong những trường hợp như vậy, các cuộc tranh biện này thực sự có thể gây nguy hiểm cho đất nước vì chúng không phản ánh sự thật.

Nhưng đó là năm 2020. Trong lần ra tranh cử này, tôi đã hy vọng chúng ta sẽ không phải chịu đựng bất cứ điều gì như vậy vì các cuộc tranh biện sẽ bị hủy bỏ. Có vẻ như Tổng thống Biden không muốn tham gia, và theo những gì được cho là lời khuyên của các cố vấn của ông thì ông nên tránh trở thành trung tâm của sự chú ý càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, không được may mắn như vậy. Cho dù vì các cuộc thăm dò ở tiểu bang chiến trường không diễn ra theo ý muốn của ông hay vì lý do nào khác, Tổng thống Biden đã thách thức người tiền nhiệm của mình tranh biện. Một ngày sớm đến mức ngạc nhiên — cách khá xa Ngày Bầu cử — đã được chọn do nhiều người có thể bỏ phiếu sớm vì hình thức bỏ phiếu qua thư (vốn bị chỉ trích gay gắt) sắp được tiến hành.

Giờ đây chúng ta đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh luận về các điều khoản của cuộc tranh biện. Hãy theo dõi — hoặc quý vị có thể lựa chọn bỏ qua. Ai dám trách quý vị chứ?

Điều đáng chú ý là The Epoch Times đã thực hiện một nỗ lực nhỏ nhằm thay đổi các điều khoản của cuộc tranh biện chính trị vào năm 2022 mà tôi cũng tham gia. Chúng tôi đã tổ chức một cuộc tranh biện bằng một hình thức mới giống như một “thí điểm” trong Cuộc Bầu cử Sơ bộ của Đảng Cộng Hòa cho Địa hạt bầu cử Quốc hội số 5 của Tennessee. Thay vì các ký giả, chúng tôi đã mời các chuyên gia về lĩnh vực chủ đề (chính sách ngoại giao, kinh tế, v.v.) để đặt câu hỏi với mục tiêu giảm thiểu sự thiên vị và tập trung vào chính sách. Mặc dù phản hồi nhìn chung là tốt, tuy nhiên hy vọng của chúng tôi là những người khác sẽ theo bước chúng tôi với những cải tiến của riêng họ cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Xin lỗi quý vị vì đã quá gay gắt về các cuộc tranh biện. Tôi đã có ý định (trước khi chúng được công bố) viết về một điều gì khác mà tôi cho là quan trọng hơn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như Tổng thống Trump giành chiến thắng vào tháng Mười Một này? Điều tiếp theo là gì? Cụ thể, chúng ta phải làm gì đối với vấn đề trả đũa, hay cụ thể hơn là trách nhiệm giải trình, vốn có các tác động cả về mặt đạo đức lẫn thực tiễn?

Định luật Phóng chiếu cho chúng ta biết rằng cánh tả lo sợ điều này hơn bất cứ điều gì do khuynh hướng trả đũa của chính họ. Điều này có thể quyết định phần lớn hành vi của họ trước và sau cuộc bầu cử.

Chúng ta giải quyết việc này thế nào đây? Làm thế nào để chúng ta bảo đảm một số điều nhất định sẽ không xảy ra nữa?

Tôi sẽ bắt đầu ngắn gọn ở đây nhưng tôi gần như chắc chắn rằng thời gian tới tất cả chúng ta sẽ có nhiều điều để nói. Như nhiều người khác, tôi cũng cho rằng tôi chỉ mới bắt đầu thay đổi suy nghĩ của mình về vấn đề này.

Tôi đã nghe nhiều cuộc thảo luận về việc ai phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào đối với những gì đã diễn ra trong vài năm qua. Chủ yếu tôi đang đề cập đến việc vũ khí hóa hệ thống tư pháp của chúng ta, biên giới mở, những khoản chi tiêu rất không cần thiết, và hơn hết là việc kiểm soát quá mức cuộc sống của chúng ta lấy lý do đại dịch.

Tất cả những điều này đều liên quan trực tiếp đến một điều mà hầu hết mọi người đều đồng ý — chúng ta là một đất nước đang suy vong. Làm thế nào để chúng ta khởi đầu lại? (Chắc chắn không phải thông qua các cuộc tranh biện tổng thống bắt đầu bằng câu “giúp tôi có một ngày vui vẻ.”)

Nếu ai đó gọi Tiến sĩ Anthony Fauci là gương mặt đại diện cho “người phải bị trừng phạt,” thì có lẽ tôi sẽ đồng ý. Nhưng để đi xa hơn chúng ta lại thường khá mù mờ. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Là một người Do Thái, tôi phải tin vào câu Kinh Thánh “mắt đền mắt, răng đền răng” v.v. (luật trả đũa), không phải là một niềm tin đặc biệt phổ biến theo thuật ngữ hiện đại, bởi vì nghe có vẻ man rợ. Nhưng tôi tin như vậy.

Tại sao? Bởi vì “mắt đền mắt” không phải như người ta thường hiểu theo nghĩa bề mặt mà thực sự là một bước tiến cho sự bình đẳng của con người, như nhà văn Dennis Prager của PragerU đã giải thích rất rõ ràng.

Nếu bạn chưa xem video dài năm phút này thì bạn nên xem. Thông tin này cung cấp một cơ sở tuyệt vời cho những gì tất cả chúng ta sẽ phải đối diện trong tương lai. Tổng thống Trump không thể một mình gây dựng lại được. Không ai có thể làm điều đó.

Như mọi người vẫn nói, hãy cùng đón chờ những diễn biến tiếp theo.

Theo The Epoch Times.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments