(BBC Tiếng Việt)
Chiến lược quân sự của Võ Nguyên Giáp vốn tiêu tốn nhiều sinh mạng phụ nữ (cần nhấn mạnh điều này) và nam giới, ngày nay vẫn được thế hệ trẻ đặt dấu hỏi. Bởi vì Điện Biên Phủ, bất chấp chiến tích, là một cuộc xay thịt với cả hai bên và người Việt Nam đã trả một giá đắt cho trận chiến này.
Dù thân Liên Xô, Võ Nguyên Giáp đã không trực tiếp bị tấn công như trường hợp tướng Lê Liêm và nhiều cốt cán khác của quân đội nhân dân trong vụ án “xét lại chống đảng.” Vị tướng từng thắng thực dân vẫn chưa bị đụng tới.
Nhà báo Bùi Tín, cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, chắc chắn là một trong những người biết rõ thời kỳ đen tối này khi đảng lựa chọn cùng với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh một chế độ độc tài, tuyên truyền và một chủ nghĩa cộng sản chiến tranh.
Võ Nguyên Giáp với nhiều người Việt Nam khác, những người chống cộng và lưu vong, xuất hiện như kẻ chủ mưu của một cuộc chiến nhắm vào các đảng phái quốc gia dân tộc cạnh tranh với Việt Minh trong giai đoạn 1945-1946.
Ông Giáp ký các nghị định vào tháng 9/1945 chống lại cái gọi là các tổ chức “phản động”. Như vậy, ông cũng biểu trưng cho cuộc đàn áp khủng khiếp ở miền Bắc chống lại Việt Nam Quốc dân đảng (vụ Ôn Như Hầu).
Chiến lược quân sự của ông vốn tiêu tốn nhiều sinh mạng phụ nữ (cần nhấn mạnh điều này) và nam giới, ngày nay vẫn được thế hệ trẻ đặt dấu hỏi. Bởi vì Điện Biên Phủ, bất chấp chiến tích, là một cuộc xay thịt với cả hai bên và người Việt Nam đã trả một giá đắt cho trận chiến này, như công trình của nhà báo độc lập Đào Thanh Huyền và cộng sự (2010) chỉ ra.
Chiến lược của ông không phải là “chiến lược hòa bình” như ông đã nói với Dominique Bari, một nhà báo của tờ Nhân Đạo (l’Humanité, tờ báo của Đảng Cộng sản Pháp) vào năm 2004, mà chiến lược của ông là để giành chiến thắng trong dài hạn cùng với một cái giá về hy sinh nhân mạng cao không gì có thể so sánh được.
Tôi nhớ tới Georges Boudarel, người mà nhờ vào các quan hệ kết nối với Hà Nội, đã biết chuyện Tướng Giáp viết gần một ngàn trang hồi ký.
Hồi ký (giai đoạn 1946-1954) đã được công bố trong ba tập tại Pháp và mặc dù được kỳ vọng cao, ông Giáp tiếp tục đưa ra một cái nhìn “chính thống” của lịch sử quốc gia theo cách thức của cộng sản Việt Nam.
Bị thách thức từ thất bại của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, ông đã nhìn thấy những đặc quyền quân đội và chính trị của mình bị giảm bớt trong những năm cuối của cuộc chiến Việt Nam và còn giảm sút nhiều hơn nữa sau khi đất nước thống nhất.
Võ Nguyên Giáp cúi mình trước tất cả các thử thách của đảng để không bao giờ phản bội Hồ Chí Minh. Đó là đường lối hành xử của ông cho đến hết đời, gần như một nỗi ám ảnh. Sống đúng với giá trị và cam kết của mình.
Cũng vì lý do này mà nghịch lý thay, ông vẫn là hiện thân của một thứ trung trực và chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam nay bị kẹp trong trong suy thoái xã hội và xuống cấp đạo đức.
Hành vi và lối sống đơn giản của ông là một hình mẫu cho nhiều đồng bào.
Ông kêu gọi trong những năm 1990 một “Điện Biên Phủ về kinh tế” và về mặt này, ông đã không phải thất vọng.
Tên tuổi của ông cũng gắn liền với nhiều blog bất đồng chính kiến thách thức sức mạnh hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông và khai thác bauxite trên đường mòn Hồ Chí Minh cũ.
Tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn là người anh hùng mà Việt Nam cần để đáp lại thách thức về một cuộc chuyển đổi ôn hòa, trong một thứ hòa bình mà ông yêu thích vào cuối đời. Nguyện vọng này vẫn còn phổ biến cho đến ngày ông mất.
Với ông, người đã đưa rất nhiều thanh niên đến chỗ chết, với ông, người đã căm ghét những người quốc gia dân tộc chủ nghĩa, đây là nghịch lý.
Ông là người sống sót cuối cùng trong số các nhà lãnh đạo gần gũi quây tụ quanh Hồ Chí Minh (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ).
Lịch sử của ông, gắn liền với lịch sử của đảng và quân đội, vẫn còn tiếp tục phải xem xét.