(Theo BBC)
“Cách phòng thủ tốt nhất của Tô Lâm là tấn công và rõ ràng là ông ta đã tham gia vào chiến dịch đốt lò của ông Trọng. Ông ấy đã hạ gục hết nhà lãnh đạo này tới nhà lãnh đạo khác, doanh nhân này nối tiếp doanh nhân khác, và ông ta thực sự đang ở một vị trí không thể bị tấn công,” Giáo sư Abuza nói.
Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) cho rằng Tô Lâm “không sạch sẽ hơn các nhà lãnh đạo khác”.
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cũng từng dính vào vụ bê bối khi video ông ăn bò dát vàng do đích thân bếp nổi tiếng “Thánh rắc muối” Salt Bae phục vụ tại nhà hàng ở London (Anh) vào năm 2021.
Theo công bố của Chính phủ Việt Nam, lương bộ trưởng Công an tính tới năm 2020 là 16,64 triệu đồng/tháng, trong khi mỗi phần bò này có giá hơn 850 bảng Anh (gần 27 triệu đồng), chưa tính 15% phí phục vụ và các món ăn kèm. Cả ông Tô Lâm và Chính phủ Việt Nam đều chưa từng bình luận về video này.
“Cách phòng thủ tốt nhất của ông ta là tấn công và rõ ràng là ông ta đã tham gia vào chiến dịch đốt lò của ông Trọng. Ông ấy đã hạ gục hết nhà lãnh đạo này tới nhà lãnh đạo khác, doanh nhân này nối tiếp doanh nhân khác, và ông ta thực sự đang ở một vị trí không thể bị tấn công,” Giáo sư Abuza nói.
Tuy nhiên, cũng theo Giáo sư Abuza, Nguyễn Phú Trọng hiện nay vẫn là người có quyền lực và ảnh hưởng đáng kể. Nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương bắt đầu cuộc điều tra về ông Tô Lâm thì bản thân ông cũng không thể ngăn cản việc đó. Mặc dù vậy, chuyên gia này cho rằng một cuộc điều tra ông Lâm sẽ không xảy ra vào lúc này.
Trong một diễn biến khác, vào năm 2017, ông Tô Lâm từng có chuyến công du tới Slovakia. Bộ Nội vụ nước này sau đó đã quan ngại việc chuyến thăm có thể bị “lợi dụng” cho những mục đích vượt ra ngoài phạm vi hợp tác và hữu nghị song phương.
Vụ việc diễn ra sau khi truyền thông Đức nói rằng Slovakia “có thể đã có dính líu” vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hồi 7/2017 tại Berlin.
Chính phủ Đức khẳng định, sau 11 tháng đến Đức xin tỵ nạn, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin vào ngày 23/7/2017 để đưa về Việt Nam.
Theo tài liệu của tòa án Đức, ông Thanh sau đó đã được đưa sang Slovakia, và đi cùng ông trên chiếc máy bay đang chờ là Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, một ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản cầm quyền: Tô Lâm.
Ông Lâm chưa công khai thừa nhận có liên quan đến vụ việc. Nhà chức trách Việt Nam thì luôn khẳng định rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động về “đầu thú” tại Việt Nam.
Sau khi bị đưa về Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh đã nhiều lần phải ra tòa và lãnh hai án chung thân.
Vụ bắt cóc đã gây ra căng thẳng ngoại giao, khi Đức tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với quốc gia Đông Nam Á, gọi vụ bắt cóc là “sự vi phạm trắng trợn và chưa từng có” đối với luật pháp Đức và quốc tế.
Slovakia đã đóng băng quan hệ với Việt Nam một thời gian vì vụ việc này.