Saturday, November 23, 2024
No menu items!
spot_img
HomeBình LuậnTập Cận Bình có “ve vãn” được Philippines thông qua Duterte?

Tập Cận Bình có “ve vãn” được Philippines thông qua Duterte?

Bình luận của Huỳnh Minh Hưng

Tập Cận Bình có “ve vãn” được Philippines thông qua Duterte?Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ở Bắc Kinh hôm 15/5/2017 (minh hoạ)

Tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Bắc Kinh. Có nhiều ý kiến khác nhau về mục đích của cuộc gặp này.

Cuộc gặp của Duterte với Tập diễn ra một ngày trước khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) bác bỏ đơn kháng cáo của chính phủ Philippines đối với việc ICC trao cho các công tố viên của họ quyền điều tra các vụ giết người liên quan đến ma túy dưới thời chính quyền của ông và khi ông còn là thị trưởng thành phố Davao.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Manila không biết về mục đích chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte. Sau khi biết về cuộc gặp này, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tuyên bố ông hy vọng người tiền nhiệm và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận về hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Philippines, nghị sĩ Imee Marcos nhận xét về chuyến đi của Duterte: “Tôi hy vọng ông ấy sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc và giúp chúng tôi giải quyết nhiều vấn đề mà chúng tôi đã gặp phải trong thời gian gần đây” (1).

Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines trở nên căng thẳng dưới thời Marcos và Manila đã phải quay trở lại với đồng minh truyền thống là Mỹ. Chính phủ Philippines tiếp tục mở rộng hợp tác quốc phòng với Mỹ. Vào tháng 2/2023, Philippines cho Mỹ dùng thêm bốn căn cứ quân sự trên lãnh thổ. Tiếp đó, tháng 4/2023, Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất với hơn 17.000 binh sĩ tham gia. Hai bên cũng đã nhất trí về việc tiến hành tuần tra chung giữa lực lượng tuần duyên trên Biển Đông.

Trên thực tế, Tổng thống Marcos ủng hộ quan điểm của Mỹ về vấn đề Đài Loan, thừa nhận các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippines sẽ có ích nếu phải bảo vệ Đài Loan trước sự xâm lược của Trung Quốc Đại lục (2). Tuy nhiên, Tổng thống Marcos không muốn bị “dán nhãn” người quay lưng với Trung Quốc và hướng tới Mỹ. Ông nhiều lần nhấn mạnh Manila muốn phát triển quan hệ với tất cả các cường quốc. Một ví dụ là chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của Tổng thống Marcos. Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với Sáng kiến “Vành đai và Con đường “, ý tưởng về một “thế giới đa cực” của Trung Quốc, lên án “tâm lý Chiến tranh Lạnh” và đồng tình nhiều dự án mới của Trung Quốc tại Philippines.

Về phần Bắc Kinh, rõ ràng họ đã nhận thấy việc Philippines xoay trục sang Mỹ và tiếp ông Duterte ở cấp cao nhất. Khi giữ chức Tổng thống Philippines, Duterte đã nhiều lần gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc và Tập Cận Bình đã gọi ông là “người bạn tốt nhất của Trung Quốc” (3). Trong thông tin chính thức được Trung Quốc công bố về cuộc gặp  phần trình bày của “chủ nhà” dài gấp nhiều lần so với phần trình bày của “vị khách”, phản ánh rõ dụng ý lan tỏa nội dung cuộc trò chuyện đến lãnh đạo chính trị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hơn là đến độc giả Trung Quốc.

Bóng mờ của quá khứ

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cuộc trò chuyện giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Duterte nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, dù không công khai nhưng rất dễ hiểu. Tập Cận Bình lưu ý “trong nhiệm kỳ Tổng thống Philippines, với thái độ chịu trách nhiệm với người dân và lịch sử, ông Duterte dứt khoát đưa ra sự lựa chọn chiến lược cải thiện quan hệ với Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc – Philippines được quay trở lại quỹ đạo đúng đắn và phát triển đầy sức sống, đóng góp quan trọng cho quan hệ giao lưu hữu nghị giữa hai nước” (4). Bắc Kinh dường như muốn ám chỉ rằng ngày nay giới lãnh đạo Philippines đang chệch khỏi “con đường đúng đắn”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ hy vọng ông Duterte sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Trong nhiệm kỳ Tổng thống Philippines, Duterte hiểu rõ rằng sẽ là nguy hiểm khi đối đầu với “gã láng giềng khổng lồ” và ông kiên quyết giữ quan điểm cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Ông từng nhấn mạnh trước các đề xuất ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh ra Biển Đông bằng các biện pháp quân sự: “Chúng ta không thể ngăn chặn Trung Quốc”. Ông tìm kiếm những điểm hội tụ lợi ích và cách thức thỏa hiệp. Các cuộc gặp giữa lãnh đạo của Philippines và Trung Quốc giúp xây dựng nhận thức rằng trong quan hệ giữa hai nước có nhiều chủ đề quan trọng hơn tranh chấp ở Biển Đông. Rõ ràng, cục diện tam giác Manila-Washington-Bắc Kinh hiện nay rộng hơn nhiều so với vấn đề Biển Đông.

Duterte đã mãn nhiệm và bị tước các cơ hội từng có được. Nhiều chuyên gia ở Philippines và các nước láng giềng cho rằng ông Duterte không thể gây ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của Tổng thống Marcos. Song cũng có những ý kiến khác. Nhiều nhà quan sát cho rằng Phó Tổng thống Philippines Sara Duterte (con gái của Rodrigo Duterte) và Thượng nghị sĩ Imee Marcos, hai nhân vật nổi bật trên bàn cờ chính trị Philippines, đều không hài lòng với việc Manila nối lại quan hệ hữu nghị với Washington, khiến mối quan hệ với Trung Quốc tổn hại. Nhiều khả năng trong xã hội Philippines sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh giữa các phe phái chính trị ở cấp cao nhất về vấn đề Manila nên xích lại gần hơn với Trung Quốc hay Mỹ. Vấn đề đặt ra là liệu quốc gia này này có thể duy trì sự cân bằng mà tất cả các bên có thể chấp nhận?

A person walking in a line of military uniforms

Description automatically generatedChủ tịch TQ Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ở Bắc Kinh hôm 4/1/2023. Reuters

Vấn đề Biển Đông

Vấn đề lớn nhất khiến mối quan hệ Trung Quốc – Philippines xấu đi hiện nay chính là vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc tiếp tục phớt lờ Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa Trọng tài, khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và vô hiệu hóa các yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Chủ tịch Thượng viện Juan Miguel Zubiri cho biết thượng viện sẵn sàng thông qua một nghị quyết “có ngôn từ mạnh mẽ” lên án các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông và kêu gọi chính phủ Philippines đưa vấn đề này ra trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA).

Ông cho biết nghị quyết, do Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros soạn thảo, gần như đảm bảo sẽ nhận được sự ủng hộ từ “95%” thượng nghị sĩ.

Zubiri nói: “Tuần tới, chúng tôi sẽ thông qua một nghị quyết có lời lẽ mạnh mẽ về sự ghê tởm của chúng tôi, về sự thất vọng của chúng tôi và sự tức giận của người dân đối với các cuộc xâm nhập lặp đi lặp lại.

“Đó là lập trường của Thượng viện, 95 phần trăm thượng nghị sĩ đồng lòng lên án cuộc xâm lược leo thang này. Chúng tôi cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong việc lên án điều này,” ông nói thêm (5).

Nan đề của Marcos

Tổng thống Marcos đang ở trong thế khó khăn khi phải dung hoà các quan điểm đối lập nhau trong việc xử lý mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, cùng với vấn đề Biển Đông. Tóm tắt về chính sách đối ngoại của Marcos, chuyên gia Richard Heydarian nhận định ngắn gọn là “80 % chính sách của Aquino III, 20% chính sách của Duterte.” (6)

Trong Thông điệp quốc gia mới trình bày trước công chúng Philippines ngày 24/7, Marcos mặc dù nhấn mạnh việc đảm bảo chủ quyền của đất nước, rằng ông sẽ “không chỉ đạo bất kỳ quá trình nào hướng đến việc từ bỏ chỉ một inch vuông lãnh thổ của Cộng hòa Philippines, dù là trước thế lực nước ngoài nào đi nữa” (7). Nhưng ông ta lại giữ in lặng trước vấn đề Biển Đông. Điều này cho thấy những bối rối của Marcos trước việc cần thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc nhưng lại không thể chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, điều này có thể dẫn đến những chống đối chính quyền của ông ta từ các lực lượng chính trị đối lập và nhiều người dân trong nước.

Việt Nam học được gì?

Vấn đề của Marcos hiện nay cũng là vấn đề chung của nhiều nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Hầu hết người dân lo ngại trước các hành động hung hăng và dã tâm của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông. Thế nhưng nhà nước Việt Nam lại muốn thúc đẩy quan hệ mọi mặt với Trung Quốc, bất chấp những đe doạ về lãnh thổ như vậy. Nhà nước Việt Nam có rất nhiều vấn đề lệ thuộc vào Trung Quốc, cho nên việc “thoát Trung” là điều báo chí Việt Nam sôi nổi đặt ra từ năm 2014 nhưng dường như không được thực hiện trong thực tế. Philippines dưới thời Duterte dù muốn “đoạn tuyệt” với Mỹ để “kết hôn” với Trung Quốc, nhưng những lực lượng chính trị đối lập và Toà án Tối cao đã luôn ngăn cản chính sách này. Chính vì vậy, Philippines vẫn tránh được việc lún sâu vào ảnh hưởng của Trung Quốc. Còn Việt Nam, hiện không có lực lượng chính trị nào khác, còn Toà án cũng chỉ là một công cụ của chính quyền, cho nên, việc “đi đêm” với Trung Quốc của các lãnh đạo, nếu có, sẽ không thể bị lôi ra ánh sáng. Ví dụ cụ thể khi chính quyền năm 2018 muốn đưa ra Luật Đặc khu, nhưng người dân cả nước đã đồng loạt xuống đường phản đối. Sau này, mặc dù Luật Đặc khu không bao giờ được nhắc tới, nhưng thực thế chính quyền vẫn đang xây dựng các đặc khu như vậy. Đây lại chính là nan đề của Việt Nam. (Theo RFA).

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments