Thursday, June 27, 2024
No menu items!
spot_img
HomeKiến ThứcCông Nghệ'Bill Gates của Ấn Độ' sắp đến Việt Nam

‘Bill Gates của Ấn Độ’ sắp đến Việt Nam

Minh Phú

Người được mệnh danh là “Bill Gates của Ấn Độ” sắp sang Việt Nam với lịch trình từ ngày 19-23/5 với các hoạt động dự kiến như làm việc với cơ quan chính phủ của Việt Nam, gặp gỡ sinh viên, giới Công nghệ Thông tin (CNTT).

Theo thông tin từ FPT, Narayana Murthy – nhà sáng lập hãng phần mềm Infosys, nhân vật có sức ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ sắp đến Việt Nam.

Dự kiến chiều ngày 20/5, tỷ phú Ấn Độ sẽ có cuộc đối thoại với giới CNTT Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình.

Chuyến thăm của huyền thoại ngành CNTT Ấn Độ khẳng định vị thế và nguồn lực CNTT của Việt Nam trên trường quốc tế… Sự kiện cũng nhằm truyền cảm hứng, chia sẻ chiến lược và trao đổi kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, xây dựng đội ngũ và văn hóa doanh nghiệp.

Narayana Murty hiện được truyền thông nhắc tới nhiều với danh xưng “bố vợ Thủ tướng Anh” khi con rể ông là Rishi Sunak trở thành thủ tướng da màu đầu tiên của Anh năm 2022.

Tuy nhiên, danh tiếng của ông được thế giới biết đến trước đó nhiều thập niên. Ông Murty sinh ra trong gia đình giáo viên tại Karnataka, Ấn Độ. Năm 1967, ông học ngành điện tử tại Đại học Tổng hợp Mysore và học tiếp về công nghệ thông tin tại Học viện Công nghệ Kanpur.

Quá trình khởi nghiệp của ‘Bill Gates của Ấn Độ’

Theo thống kê năm 2023 của Forbes, Murty sở hữu khối tài sản trị giá 4,1 tỷ USD, xếp thứ 711 trong số những người giàu nhất hành tinh.

Về quá trình khởi nghiệp, đầu thập niên 1980, nhận thấy xu thế ngành công nghiệp phần mềm sẽ bùng nổ ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trong khi Ấn Độ lại có một đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin đông đảo, Narayana Murthy luôn trăn trở về việc thành lập một công ty phát triển phần mềm phù hợp với các công ty phương Tây.

Sau đó, ông và các cộng sự thành lập ra Infosys năm 1981 và bắt đầu cho một cuộc cách mạng đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu phần mềm.

Vào năm 1999, Infosys là công ty đầu tiên của Ấn Độ được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq.

Cùng với đó, Infosys bắt đầu kế hoạch mở rộng quy mô toàn cầu và tiếp tục mở danh sách các văn phòng ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới bao gồm Đức, Thụy Điển, Bỉ, Úc và hai trung tâm phát triển ở Mỹ.

Năm 2002, sau khi đưa công ty đạt doanh thu 500 triệu USD, Narayana quyết định lui về sau và Nandan Nilekani đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành, trong khi Narayana trở thành Chủ tịch kiêm Cố vấn trưởng.

Sau đó, công ty đã phát triển mạnh mẽ từ hơn 6,000 rupee (tài sản, bao gồm cả tiền mặt thặng dư) và 50,000 nhân viên vào năm 2005, trở thành nhà xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của Ấn Độ và sau đó vượt mốc doanh thu 6 tỷ USD và 125,000 nhân viên.

Năm 2023, công ty đạt doanh thu trên 18 tỷ USD, có 320.00 nhân viên, hiện diện tại 50 quốc gia trên toàn cầu và giá trị thị trường đạt trên 70 tỷ USD.

Kể từ đó trở đi, Narayana Murthy trở thành huyền thoại CNTT và được ví như Bill Gates của Ấn Độ khi đưa Infosys từ công ty vô danh thành biểu tượng của ngành phần mềm nước này.

Một trong những thành tựu có ảnh hưởng nhất của Narayana Murthy là tiên phong hình thành mô hình cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu, cho phép các công ty thực hiện công việc ở những địa điểm có nguồn nhân lực tốt, có ý nghĩa kinh tế và rủi ro thấp. Mô hình này đã tạo ra cuộc cách mạng hóa ngành dịch vụ CNTT toàn cầu trong tối ưu hóa cấu trúc, nguồn lực, phân phối công việc và nâng cao tốc độ và chất lượng dịch vụ.

Trái với những hào nhoáng về sự nghiệp, Murthy cùng gia đình sống trong một căn hộ ở Bengaluru. Ông lái một chiếc xe nhỏ và cho biết vẫn rửa bát phụ vợ. Tỷ phú không có phi cơ riêng và mọi thứ về vợ chồng ông Murthy đều được nhận xét khiêm tốn, không phô trương.

Trong lần đầu đến Việt Nam, ông Narayana Murthy dự kiến chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã giúp ông và cộng sự đưa Infosys trở thành biểu tượng của ngành công nghệ Ấn Độ. Ông cũng sẽ cùng giới công nghệ thảo luận thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, sự phát triển của các xu hướng công nghệ mới cũng như những cơ hội cho ngành CNTT Việt Nam.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments