Saturday, November 23, 2024
No menu items!
spot_img
HomeThế GiớiThách thức của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ ở Trung Đông

Thách thức của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ ở Trung Đông

Bắc Kinh có thay thế Hoa Thịnh Đốn trở thành nhà môi giới quyền lực hàng đầu trong khu vực hay không?

Trong nhiều thập niên, vai trò chủ đạo của Hoa Kỳ ở Trung Đông chính là nhà môi giới quyền lực và kiến tạo hòa bình.

Nhưng thực tế đó đang phai mờ nhanh chóng.

Lịch sử kiến tạo hòa bình của Hoa Kỳ

Nỗ lực mang tính lịch sử và đã đạt được giải Nobel của Tổng thống Jimmy Carter trong việc đạt được một hiệp ước hòa bình giữa Israel và Ai Cập năm 1979 là một bước đột phá. Thỏa thuận đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.

Năm 1994, thỏa thuận hòa bình Israel-Jordan của Tổng thống Bill Clinton đã mở rộng an ninh biên giới cho Israel và đem lại hòa bình cho khu vực. Mặc dù thỏa thuận đó vẫn còn hiệu lực, nhưng văn kiện này lại trở thành một điều đáng ngờ trong bối cảnh chiến sự ở Gaza.

Vào năm 2020, Hiệp định Abraham lịch sử của Tổng thống Donald Trump đã bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Maroc, và Sudan, đồng thời đặt nền móng cho các hiệp định tiếp theo với Saudi Arabia và các quốc gia khác.

Liệu Bắc Kinh có phải là nhà kiến tạo hòa bình?

Tháng Ba năm ngoái, vai trò Bắc Kinh như là cầu nối hòa giải giữa Saudi Arabia và Iran đã báo hiệu sự xuất hiện của nước này giống như một cường quốc ở Trung Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đóng một vai trò ngoại giao quan trọng trong khu vực, một nơi mà trong suốt 70 năm qua thế thượng phong thuộc về Hoa Kỳ hoặc Nga.

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia do Bắc Kinh làm trung gian, gây chú ý không chỉ vì đây là lần đầu tiên đối với Trung Quốc – vốn là một thỏa thuận rất lớn – mà còn là sự thừa nhận của cả hai bên rằng ảnh hưởng của Trung Quốc được cả Tehran và Riyadh công nhận, tìm kiếm, và xem trọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, các cường quốc khác trong khu vực, đặc biệt là những thế lực đang muốn hủy diệt Israel, sẽ tìm cách tận dụng sức mạnh ngoại giao mới của Bắc Kinh để đối trọng với ảnh hưởng và sự giúp đỡ của Mỹ đối với Jerusalem. (Có thời điểm còn nhiều hơn như thế.)

Hiện diện quân sự ngày càng tăng trong khu vực

Thực tế mới đó thể hiện một biến chuyển lớn trong động lực của các cường quốc trong khu vực, và có thể nói là của cả thế giới. Suy cho cùng, thế giới vẫn đang sử dụng dầu mỏ, và cả Saudi Arabia lẫn Iran đều cung cấp cho thế giới rất nhiều dầu mỏ. Hơn nữa, mặc dù thực tế Iran và Saudi Arabia là những đối thủ về tôn giáo, địa chính trị, và thương mại, tuy nhiên cả hai quốc gia này đều trông cậy vào Trung Quốc để giúp hóa giải một vài mâu thuẫn, điều này chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

 Các thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tham dự lễ khai trương căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Nhưng không chỉ ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh đang gia tăng trong khu vực. Mà họ còn mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực. Ví dụ, sự hiện diện hải quân của Trung Quốc ở Trung Đông chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Đây là một thực tế mà nước nào trong khu vực cũng nhận thức được, đồng thời gửi một thông điệp rõ ràng tới Hoa Kỳ và thế giới về ý định của Trung Quốc nhằm thách thức vị trí lãnh đạo của hải quân Mỹ, không chỉ ở Biển Đông.

Hơn nữa, chính quyền Trung Quốc đã thành lập một căn cứ quân sự lớn ở Djibouti, còn được gọi là trung tâm tiếp vận cho các hoạt động quân sự của ngoại quốc trong khu vực. Là căn cứ quân sự lớn đầu tiên của Trung Quốc, các cuộc tập trận bắn đạn thật gần đây lần đầu tiên đã được tiến hành. Căn cứ này cũng có vị trí khá chiến lược gần Eo biển Bab-el-Mandeb, Vịnh Aden, và Hắc Hải. Tình cờ cứ điểm này cũng nằm ở vị trí có thể chặn đứng việc xâm nhập vào Kênh đào Suez.

Tuy nhiên, chính phủ ông Biden gần đây đã nhận được tin báo về rằng Bắc Kinh muốn bổ sung một căn cứ quân sự ở Oman, một quốc gia trung lập điển hình trong khu vực. Hành động này có thể là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ vì Hoa Kỳ có một căn cứ không quân ở đó, nhưng căn cứ được đề xướng này thực tế sẽ được sử dụng như thế nào thì vẫn chưa rõ. Hoạt động liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh là rất ít ỏi vào thời điểm viết bài xã luận này.

Thực tế là sự bành trướng của Trung Quốc sang Trung Đông diễn ra ngay sau Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và cuối cùng là âm mưu thay thế Hoa Kỳ trở thành bá chủ toàn cầu. Nói tóm lại, ảnh hưởng mà Trung Quốc có được ở Trung Đông gây tổn hại cho ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Tại sao Hoa Kỳ không làm trung gian hòa giải?

Có một vài câu hỏi bỗng xuất hiện trong đầu.

Tại sao Hoa Kỳ không phải là trung gian giữa Saudi Arabia và Iran?

Chẳng phải hàng tỷ dollar mà Hoa Kỳ đã cấp cho các giáo sĩ Hồi Giáo ở Iran trong những năm qua, sẽ giúp chúng ta mua được ảnh hưởng ở Tehran hay sao?

Tại sao Trung Quốc lại được hầu hết các nước trong khu vực nhìn nhận tích cực hơn so với Hoa Kỳ?

Ngay cả trước cuộc chiến ở Gaza, sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với khu vực này đã giảm sút một cách nghịch lý. Một mặt, việc bình thường hóa bang giao giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập, phản ánh sự thuận lợi đối với Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, ngay cả khi hòa bình và thịnh vượng ngày càng gia tăng, phần lớn khu vực vẫn nhìn nhận Hoa Kỳ một cách tiêu cực dưới thời chính phủ ông Trump, và suy giảm rõ rệt dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Mặt khác, chính phủ ông Biden nhận thấy rằng khả năng tác động đến các sự kiện trong khu vực và kéo theo đó là thanh thế của Mỹ, đang suy giảm. Điều kỳ lạ là việc rót hàng tỷ USD cho Iran, quốc gia khủng bố hung hãn nhất khu vực, lại không tạo được ảnh hưởng với chế độ Hồi Giáo này.

Chiến tranh có ảnh hưởng lớn hơn hòa bình

Hơn nữa, mặc dù các quốc gia ưa thích chính sách ngoại giao của ông Biden hơn chính sách của chính phủ cựu Tổng thống Trump, nhưng nhiều người tin rằng Trung Quốc sẽ tác động đến tương lai của Trung Đông nhiều hơn Hoa Kỳ và đang hành xử tương ứng. Do đó, nếu như chiến tranh ở Gaza tiếp diễn và Hoa Kỳ vẫn không ngừng ủng hộ Israel trong cuộc xung đột, thì các quốc gia Hồi giáo trong khu vực sẽ phải chịu áp lực ngày càng tăng trong việc ủng hộ Hamas và chính nghĩa của người Palestine, đặt nền hòa bình và thịnh vượng, vốn đã được Hoa Kỳ làm trung gian, vào nguy hiểm.

Nói cách khác, việc theo đuổi chiến tranh ở Gaza đang chứng tỏ cho mọi người thấy là [có ảnh hưởng] lớn hơn việc theo đuổi hòa bình trong khu vực.

Chính quyền Trung Quốc đang tận dụng cơ hội đó. Mặc dù ủng hộ Hamas, nhưng Bắc Kinh vẫn hợp tác thương mại với Israel. Họ mong muốn được nhìn nhận là siêu cường đối với thế giới đang phát triển, bao gồm nhiều quốc gia Ả Rập ở Trung Đông, cũng như duy trì liên kết đối tác với Nga, quốc gia cũng ủng hộ Hamas trong cuộc xung đột này.

Dù kết quả cuộc chiến có thế nào, thì điều rõ ràng trước mắt là ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Đông vẫn đang không ngừng gia tăng còn ảnh hưởng của Hoa Kỳ lại đang dần suy giảm.

(Theo The Epoch Times)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments