Ngoài 22 bị cáo bị xử lý hình sự, cơ quan tố tụng xác định, VEC là nguyên đơn dân sự và 4 tập đoàn nước ngoài được triệu tập trong vai trò bị đơn dân sự gồm Lotte E&C và Posco E&C (thuộc Hàn Quốc); Shandong Luquao Group – Sơn Đông và Jiangsu Provincial – Giang Tô (thuộc Trung Quốc).
Cơ quan tố tụng xác định, VEC là nguyên đơn dân sự và 4 tập đoàn nước ngoài được triệu tập trong vai trò bị đơn dân sự gồm Lotte E&C, Posco E&C (Hàn Quốc); Shandong Luquao Group – Sơn Đông, Jiangsu Provincial – Giang Tô (Trung Quốc).
Sau khi hội ý, HĐXX cho biết với những người khác vắng mặt, nếu cần thiết tòa sẽ tiếp tục triệu tập.
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Nhóm bị cáo khai báo nhân thân.
Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài hơn 139 km, từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi, khởi công ngày 19/5/2013. Dự án sử dụng nguồn vốn vay của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA, vốn vay Ngân hàng Thế giới – WB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, tổng hơn 34.000 tỷ đồng.
Kết luận giám định nêu 65 km đường cao tốc thuộc giai đoạn I (từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) không đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, gây thiệt hại 811 tỷ đồng. Đây là giá trị các hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng tại các gói thầu, nhưng đã được chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nghiệm thu, thanh toán.
Tại giai đoạn 1, 36 bị cáo đã bị xét xử hồi tháng 12/2021. Trong đó hai cựu phó giám đốc VEC Lê Quang Hào và Nguyễn Mạnh Hùng bị phạt lần lượt 6 và 7 năm tù về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại giai đoạn 2 (từ TP Tam Kỳ đến TP Quảng Ngãi, hơn 72 km cao tốc), cơ quan điều tra cho rằng, có hành vi buông lỏng quản lý, điều hành khi thực hiện dự án; vi phạm các quy định về đầu tư công trình xây dựng trong quá trình tổ chức thi công, xác nhận nghiệm thu dẫn đến công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng khi khai thác sử dụng. Sai phạm này của 22 bị cáo gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước 460 tỷ đồng.
(Theo CafeF)