Sunday, June 30, 2024
No menu items!
spot_img
HomeUncategorizedSahara trước khi biến thành sa mạc trông như thế nào?

Sahara trước khi biến thành sa mạc trông như thế nào?

Wenzhao

Một nhà thám hiểm đã tìm thấy những bức tranh đá thời tiền sử ở sa mạc Sahara, người Sahara trong các bức tranh đá này thực sự đang bơi lội. Trong một sa mạc khô cằn, làm sao có thể có bể bơi được? Ẩn chứa trong đó là bí mật hình thành nên sa mạc Sahara, nó có thể không phải được hình thành một cách tự nhiên…

Hai lần duy nhất trong lịch sử loài người mà vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến đấu thực sự, đó là vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến thứ II. Nhưng ngày nay nhìn lại, có thể thấy lượng hạt nhân chỉ nhỏ đến vậy mà hậu quả gây ra thật đáng sợ. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra trên quy mô lớn hơn, thì cảnh tượng sẽ như thế nào?

Trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Biên niên sử trái đất”, có kể về một câu chuyện. Hơn 10.000 năm trước, tại Ai Cập đã nổ ra một cuộc chiến lớn giữa vị Thần Ninurta của Sumer và vị Thần Marduk của người Babylon để tranh giành quyền kiểm soát trạm vũ trụ.

Quân đội của cả hai bên đã điều khiển những máy bay tiên tiến và đụng độ nhau trên bầu trời Ai Cập. Trong cuộc chiến, quân đội của Ninurta đã tung ra vũ khí mạnh nhất, ngay lập tức sau đó, một đám mây khổng lồ bay lên khỏi mặt đất. Thành phố này đã ngay lập tức bị phá hủy.

Trong khi mọi người cho rằng tác giả Zecharia Sitchin chỉ hư cấu câu chuyện trên, ông lại nói rằng mình không bịa ra nó, mà đó là hoàn toàn dựa trên văn tự hình nêm của người Sumer và thần thoại Ai Cập, có điều ông đã diễn giải lại. Cuộc chiến được viết trong “Biên niên sử Trái đất” diễn ra ở sa mạc Sahara ngày nay. Dưới lớp cát vàng bao phủ, ẩn chứa những manh mối cuộc chiến của các vị Thần. Thỉnh thoảng, chúng sẽ xuất hiện và được chúng ta nhìn thấy. Nó cũng khiến chúng ta hồi tưởng và tự hỏi liệu sa mạc rộng lớn ngày nay trông như thế nào trước cuộc chiến tàn khốc giữa các vị Thần khi đó.

Sa mạc Sahara

Sahara nằm ở phía bắc châu Phi và là sa mạc lớn nhất thế giới ngày nay, trải dài qua Ai Cập, cộng hoà Chad, Libya, Niger và hơn 10 quốc gia. Diện tích của nó khoảng 9,3 triệu km2, gần bằng lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên dân số sống ở khu vực này chỉ vỏn vẹn 2,5 triệu người, tức là khoảng 0,7% dân số Hoa Kỳ, thậm chí chưa được tới 1%. Sahara là sa mạc nóng nhất trên trái đất. Nhiệt độ mùa hè ở sa mạc có thể lên tới trên 50 độ C. Nhiệt độ bề mặt thậm chí có thể đạt tới 70-80 độ C.

Sahara là sa mạc nóng nhất trên trái đất. Nhiệt độ mùa hè ở sa mạc có thể lên tới trên 50 độ C. Nhiệt độ bề mặt thậm chí có thể đạt tới 70-80 độ C (Ảnh chụp màn hình)

Ở nhiệt độ này, nếu chôn trứng trực tiếp xuống cát nó sẽ trở thành trứng chín và không cần phải bật bếp. Nếu bạn dám giẫm chân trần lên cát sẽ bị bỏng ngay lập tức. Sa mạc Sahara cực kỳ khô cằn, vài năm không có mưa. Trong môi trường khắc nghiệt như vậy, con người không thể sinh sống được ở đây, vì vậy chỉ một số những nơi có ốc đảo gần nguồn nước ngầm và ven sa mạc có sông mới có người sinh sống.

Cư dân sa mạc đã sống như thế qua nhiều thế hệ. Chưa ai từng đặt câu hỏi tại sao môi trường lại khắc nghiệt như vậy, có lẽ khi đất trời được tạo ra nó đã như vậy rồi. Mãi đến thế kỷ 20 có một phát hiện đã khiến con người kinh ngạc khi nhận ra rằng, sa mạc Sahara trong lịch sử có thể không giống như những gì chúng ta thấy ngày nay.

Bí mật của Sahara

Vào những năm 1930, một người Hungary tên Laszlo Almasy tới sa mạc Sahara. Anh là một phi công và nhà thám hiểm. Được biết, anh là nguyên mẫu của nhân vật nam chính trong bộ phim Hollywood “Bệnh nhân người Anh”. Tên của nhân vật nam chính trong phim thậm chí còn không đổi.

Một ngày vào năm 1933, Laszlo và những người bạn đồng hành đã đến một nơi tên là Kufra ở Libya. Đây là một vùng đồi núi ở phía nam sa mạc Sahara. Vì không có nguồn nước, và khu vực xung quanh Kufra là những cồn cát lớn trải dài hàng trăm cây số, nên trong nhiều thế kỷ, nơi đây vốn là vùng đất hoang vắng, không bóng người.

Tuy nhiên, trong một tài liệu của Ai Cập từ thế kỷ 13, đã ghi lại một cách sống động rằng có một ốc đảo tên là Zerzura ở thung lũng Kufra. Ốc đảo không lớn, nhưng nó vô giá vì nó chứa một số báu vật của các pharaoh Ai Cập cổ đại. Dù gọi là “một số” nhưng số lượng lớn đến mức không thể tin được. Kho báu được bảo vệ bởi những người khổng lồ da đen, và để mở được kho báu yêu cầu phải có một câu thần chú kỳ lạ.

Sau khi đọc tài liệu này, Laszlo không nói một lời, đã cùng đồng đội bay vòng quanh trên không khu vực Kufra. Quả nhiên, họ phát hiện ra một thung lũng có thảm thực vật. Sau khi ghi lại vị trí, họ lại lái xe đến thung lũng ốc đảo này. Dù thung lũng không lớn lắm, hai người không tốn nhiều thời gian tìm kiếm xung quanh, nhưng họ cũng không phát hiện ra cái gì.

Đương lúc chán nản, Laszlo chợt nhìn thấy thứ gì đó dường như là có một cái hang dưới tảng đá trước mặt. Trong đầu anh ta nảy lên một suy nghĩ, chẳng lẽ đây chính là nơi cất giữ bảo bối trong truyền thuyết?

Laszlo và người đồng đội cùng nhìn nhau, không ai bảo ai, cùng lao về phía hang động với tốc độ chạy nước rút. Vừa vào hang cả hai đều sững sờ, bốn bức vách trong hang đều được bao phủ bởi những bức bích họa. Trong tranh có nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm tê giác, hà mã, hươu cao cổ, v.v. Điều kỳ lạ hơn nữa là những hình người trên các bức bích hoạ trông giống như những kiện tướng bơi lội, họ nổi trên mặt nước và thực hiện nhiều tư thế bơi khác nhau. Ngày nay những bức tranh này bị huỷ hoại đến 70% bởi một phần do du khách quá đông, cộng thêm không được bảo quản thích đáng trong thời gian dài.

Trong tranh có nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm tê giác, hà mã, hươu cao cổ, v.v. (Ảnh chụp màn hình)

Điều kỳ lạ hơn nữa là những hình người trên các bức bích hoạ trông giống như những kiện tướng bơi lội, họ nổi trên mặt nước và thực hiện nhiều tư thế bơi khác nhau (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng thời điểm Laszlo nhìn thấy những bức bích hoạ đó, chúng còn khá nguyên vẹn. Sau khi xem chúng, anh hết sức kinh ngạc. Làm sao mà cư dân của vùng sa mạc sâu thẳm này có thể tưởng tượng ra được hà mã, một loài động vật chỉ sống nhờ nước?

Nhìn những bức bích hoạ này, chúng đã khá cổ xưa, lẽ nào đã có từ cách đây hàng ngàn năm, Sahara ban đầu vốn là vùng đất có nước?

Có phải tổ tiên của người Sahara đã quen nhìn thấy những động vật như hà mã và thường hay bơi lội, nên mới vẽ những bức bích hoạ này trên các hang động như vậy?

Mặc dù không tìm thấy kho báu như vàng và kim cương, nhưng những bức tranh trên đá đó chính là kho báu tiềm tại.

Tin tức về bức bích hoạ với người bơi lội được phát hiện ở sa mạc Sahara đã khiến truyền thông phương Tây chú ý tới Laszlo. Sau khi biết tin, các nhà khảo cổ học, địa chất học và lịch sử học đã tới tìm hiểu các hình vẽ đó. Nhiều người đã dè bỉu Laszlo, rằng đây đâu phải là người bơi lội. Họ cho rằng đây chỉ là một nghi lễ thờ cúng pháp sư của người dân bản địa Sahara.

Mặc dù các chuyên gia dòng chính phủ nhận suy nghĩ của Laszlo. Tuy nhiên Laszlo vẫn viết ra chúng ra trong “Sahara huyền bí”. Trong cuốn sách này, ông viết rằng cách đây rất lâu, Sahara có nguồn nước dồi dào và nhiều loài động vật, nhưng không biết điều gì xảy ra đã biến Sahara từ một vùng đất trù phú và màu mỡ trở thành sa mạc như ngày nay. Ngay sau khi cuốn sách này được xuất bản, nó đã trở thành đối tượng bị các nhà khảo cổ học và lịch sử học cười giễu.

Tới nửa thế kỷ sau, vào những năm 1990, có một chuyện xảy ra ở ngôi làng nhỏ tên là Dufuna ở rìa sa mạc Sahara, phía bắc Nigeria. Một ngày nọ, ngôi làng nhỏ bất ngờ chào đón một đội khảo cổ người Đức và Nigeria. Bởi vì họ nghe nói rằng khi dân làng nơi đây đào giếng đã phát hiện một vật thể đặc biệt. Hơn 50 thành viên trong nhóm khảo cổ đã làm việc trong làng trong hai tuần liên tiếp, và thực sự đã đào được một chiếc thuyền độc mộc dài 8,4 mét và rộng 0,5 mét.

Một chiếc thuyền độc mộc được đào ở nơi sa mạc?

Các thành viên trong nhóm khảo cổ cũng tỏ ra hoài nghi, họ ngay lập tức gửi vật thể này đi xác định niên đại bằng carbon. Kết quả cho thấy nó là vật phẩm từ hơn 8.000 năm trước. Có thể nói đây là chiếc thuyền cổ thứ hai được tìm thấy cho đến nay. Chiếc thuyền cổ đầu tiên được phát hiện ở Hà Lan vào năm 1955, có niên đại khoảng 10.000 năm tuổi.

Hơn 50 thành viên trong nhóm khảo cổ đã làm việc trong làng trong hai tuần liên tiếp và thực sự đã đào được một chiếc thuyền độc mộc dài 8,4 mét và rộng 0,5 mét ở nơi sa mạc (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng công nghệ chế tác và mức độ bền chắc của những chiếc thuyền ở Hà Lan còn xa mới có thể so sánh được với những chiếc thuyền tìm thấy ở làng Dufuna trên sa mạc Sahara. Đuôi và đầu chiếc thuyền ở làng Dufuna đều sử dụng kết cấu ghép mộng tiên tiến. Nó vẫn chắc chắn, không bị biến dạng nhiều dù bị chôn vùi dưới lòng đất suốt hơn 8.000 năm, so với chiếc thuyền của Hà Lan tiên tiến hơn rất nhiều.

Trưởng đoàn khảo cổ người Đức đã rất sốc, và tất nhiên ông cũng có suy nghĩ giống Laszlo. Vào năm 8.000 trước, ở Sahara có thuyền, điều đó có nghĩa là thời đó Sahara có nguồn nước dồi dào. Nghĩ đến đây, trưởng đoàn người Đức lập tức bay đến hang động có bức bích hoạ người bơi lội và đo lại độ tuổi của những bức vẽ. Kết quả cho thấy chúng đã được tạo ra cách đây hơn 10.000 năm, cùng với thời kỳ của chiếc thuyền độc mộc tìm được ở Dufuna.

Đội trưởng nhóm khảo cổ lập tức hiểu rằng giả thuyết của Laszlo là đáng tin cậy, nhưng ông không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, và cũng không bày tỏ ngay sự ủng hộ của mình đối với quan điểm của Laszlo, bởi vì ông hiểu rằng nếu công khai bày tỏ quan điểm khác hoàn toàn với xu hướng chủ đạo hiện nay của giới khảo cổ học thì chẳng khác nào đặt mình vào thế cô lập, sau này có thể sẽ khó lấy thêm được kinh phí dự án.Tuy nhiên, những khám phá đột phá nhận thức ban đầu ngày càng nhiều hơn nữa.

Năm 2000, các nhà khảo cổ học phát hiện ra một di chỉ thời tiền sử có niên đại 10.000 năm trước ở sa mạc Sahara thuộc Niger. Các nhà khảo cổ đặt tên cho nó là Văn hóa Kiffians. Điều đáng ngạc nhiên nhất là những bộ xương khai quật được từ di tích cho thấy người Kiffian cực kỳ cao to. Họ có chiều cao trung bình hơn 2 mét, ít nhất là 2 mét. Điều này khá phù hợp với mô tả về người khổng lồ da đen canh giữ ốc đảo Zezula trong các tài liệu Ai Cập thế kỷ 13 mà Laszlo đã đọc. Hơn nữa, tại di chỉ này còn đào ra được rất nhiều đồ ăn, thực vật có vỏ; trong đó có chiếc bát chứa paella (cơm hải sản), có vỏ sò và cá. Tuy nhiên, vào thời điểm này, không có ai trong giới khảo cổ đứng ra đồng tình với Laszlo.

Tại di chỉ này còn đào ra được rất nhiều đồ ăn, thực vật có vỏ; trong đó có chiếc bát chứa paella (cơm hải sản), có vỏ sò và cá (Ảnh chụp màn hình)

Đến năm 2007, một bài báo được đăng trên tạp chí New Scientist cho biết, một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Viễn thám của Đại học Boston ở Mỹ đã phát hiện qua vệ tinh rằng, nhiều hồ nước khổng lồ từng tồn tại ở sa mạc Sahara thuộc Sudan. Vệ tinh cũng phát hiện được độ sâu hơn 100 mét dưới lòng đất ở sa mạc Sahara thuộc vùng Darfur của Sudan có một hồ nước cổ xưa.

Sau khi phân tích kỹ hình ảnh, nhóm nghiên cứu kết luận rằng, đây là lòng của một hồ nước khổng lồ có diện tích ít nhất là 30.000 km2. Nếu đây là hồ nước ngọt thì có lẽ nó là hồ lớn thứ sáu hoặc thứ bảy trên thế giới, có thể so sánh với hồ Baikal. Hồ Ontario trong số 5 hồ lớn ở Bắc Mỹ chỉ có diện tích khoảng 20.000 km2, trong khi hồ Bà Dương – hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, chỉ có diện tích khoảng 4.000 km2. Hồ cổ xưa ở Sahara thuộc Sudan tương đương to gấp 1,5 hồ Ontario và 8 lần hồ Bà Dương.

Nhưng kích thước lớn nhỏ của hồ không thể chỉ nhìn vào diện tích lưu vực nước mà còn cả khả năng chứa nước của nó, nó liên quan đến độ sâu. Ví dụ: hồ Baikal không phải là hồ lớn nhất thế giới nhưng khả năng chứa nước của nó thuộc loại lớn nhất thế giới vì nó sâu nhất. Nhưng lòng hồ cổ xưa dưới sa mạc Darfur ở Sahara sâu bao nhiêu? Không có cách nào để đo chính xác độ sâu của lòng hồ cổ dưới sa mạc ở Sahara. Hơn nữa, đây không phải là hồ khổng lồ cổ đại duy nhất ở Sahara, bài báo cho biết, trong 500.000 năm qua, sa mạc Sahara đã trải qua 6 đợt khí hậu ẩm ướt, đợt gần đây nhất kéo dài khoảng 5.000 năm, cho đến 11.000 năm trước mới kết thúc. (Còn tiếp)

Minh An biên dịch

(Theo dòng lịch sử)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments