Saturday, November 23, 2024
No menu items!
spot_img
HomeViệt NamTin Việt Nam‘Quốc hội phá rừng chứ không phải lâm tặc’ (*)

‘Quốc hội phá rừng chứ không phải lâm tặc’ (*)

Theo tin đã đưa, quyết định phá khu rừng tự nhiên rộng 619 ha ở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, để xây hồ chứa nước Ka Pét dung tích hơn 51 triệu m3 nước, đã được Quốc hội thông qua từ năm 2019.

Điều lạ là quyết định quan trọng đó, báo chí không được biết, hoặc biết nhưng không được phép đưa tin, nên gần 100 triệu dân, không ai biết. Mãi cho đến ngày 4 Tháng Chín năm 2023, khi UBND tỉnh Bình Thuận chuẩn bị phá rừng, báo chí được phép đưa tin (như một chuyện đã rồi) thì người dân mới biết.

Người dân biết trong sự phẫn nộ, vì quyết định tàn phá lá phổi thiên nhiên lại được những ông bà “đại biểu nhân dân” bấm nút thông qua một cách dửng dưng. Quyết định của Quốc hội một lần nữa, không thể hiện “ý chí của toàn dân” như họ nói, mà thể hiện “ý chí, quyền lực của đảng”.

Khu rừng sắp bị cưa hạ tồn tại từ hàng trăm năm nay, gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) qua vài thế kỷ.

Trong số 600 ha rừng tự nhiên sắp bị phá có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Rừng ở đây nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị con người tác động, trữ lượng gỗ còn rất lớn.

Điều này nói lên mức độ trù phú của khu rừng nguyên sinh này. Nó là một lá phổi khỏe mạnh của thiên nhiên.

Cây dầu lớn trong rừng Mỹ Thạnh. Xung quanh đó là các cây tán bụi và tre phủ tán ở tầng thấp hơn, tạo nên một hệ sinh thái rừng đa dạng – Ảnh: VNExpress

Theo quy định của Luật Lâm nghiệp, tỉnh Bình Thuận phải trồng lại hơn 1,844 ha ở những nơi khác để thay thể diện tích rừng bị mất. Điều này thực hiện theo nguyên tắc rừng thay thế phải được trồng lại gấp ba lần diện tích rừng tự nhiên bị chuyển mục đích sử dụng. Dự kiến tổng kinh phí trồng rừng thay thế khoảng 177 tỷ đồng.

Câu hỏi đặt ra là “nguyên tắc rừng thay thế” đó có thực sự thay thế khu rừng nguyên sinh bị mất đi không? Một chuyên gia lâm nghiệp nói:

“Không thể so sánh sức mạnh của 3, thậm chí 10 lá phổi con nít bằng sức mạnh của 1 lá phổi người trưởng thành được. Thế nên cho dù có trồng lại rừng với diện tích nhiều hơn gấp 10 lần, thì sự mất mát vẫn vô cùng lớn, không gì có thể cứu chữa được”.

Chưa có nhân sĩ, trí thức đưa ra lời phản biện mạnh mẽ nào cả. Hình như họ bí “á khẩu” mỗi khi đảng đưa ra một quyết định gì đây đi ngược lại lợi ích của dân tộc.

Về chuyện “bóc là phổi người lớn, rồi cho lại 3 lá phổi con nít” này thì ngay đến người dân thất học cũng thấy đó là lời bào chữa để che đậy một dã tâm tận diệt thiên nhiên rất lớn.

Trong phần Bình luận trên trang VTC, một người viết: “Mất hết lương tâm vì lợi ích, Lá phổi thiên nhiên lại bị phá, cuối cùng hậu quả của người dân gánh hết”.

Nhà báo Quốc Phan Thiết tại khu rừng nguyên sinh ở Bình Thuận – Ảnh: Facebooker Quốc Phan Thiết

Lời lẽ trên mạng xã hội còn gay gắt hơn, tài khoản tên Nguyễn Văn Bảy viết:

“Bọn súc vật, chúng đang phá hoại môi trường sống của con người, rừng là lá phổi của chúng ta, bằng cách gì đó chúng ta hãy lên án mạnh mẽ những dự án xâm hại thiên nhiên, môi trường rừng, biển…

Như chúng ta đã biết, thời gian gần đây gây sạt lở rừng ở Sóc Sơn, đèo Bảo Lộc, lở núi ở các tỉnh cao nguyên và Miền Trung,… gây hậu quả nghiêm trọng đến người và tài sản….

Những bàn tay lông lá kia vẫn không ngừng tàn phá mọi nơi trên khắp đất nước hình con giun này…!”

Tài khoản Đức Văn: “Thay vì xây dựng gấp mười thì tàn phá gấp ngàn lần hơn!”

Nhiều người cho rằng làm hồ thủy lợi chỉ là chiêu bịp bợm của Quốc hội, khi muốn hợp thức hóa quyết định của đảng. Không thể biện minh cho việc phá rừng làm hồ chứa nước này là “vì dân, vì nước”, trong khi diện tích rừng nguyên sinh như khu rừng này tại Việt Nam chỉ còn 0,25% mà thôi.

“Đó là một quyết định phản quốc”, tài khoản Vu Thien Quy viết: “Quốc hội không thể bấm nút thông qua nếu không có sự chỉ đạo của đảng ở đằng sau, cho nên đảng CSVN phải chịu trách nhiệm về quyết định này”.

“Khi đảng bắt chết, người còn phải chết, huống chi cây rừng”, một người cay đắng viết như thế trên Facebook.

Bài phóng sự trên trang VNExpress, và lời nhà báo Quốc Phan Thiết “kêu cứu” khi bị hù dọa sau bài viết này – Ảnh chụp màn hình

Cũng trên Facebook ngày 4 Tháng Chín, nhiều tài khoản loan tin nhà báo Việt Quốc (Quốc Phan Thiết), người viết bài “Khu rừng hơn 600 ha sắp bị phá làm hồ thủy lợi” trên trang VNExpress hiện đang bị hù dọa sau khi công bố sự thật về khu rừng sắp bị phá này. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi đăng lời “kêu cứu”, status này đã bị gỡ bỏ, nên chưa biết thực hư ra sao.

Chúng ta sẽ sớm biết, nếu bài phóng sự này bị tháo xuống.

(*) Chữ của Facebooker Ha Hau

(Theo SGN)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments