Friday, November 22, 2024
No menu items!
spot_img
HomeUncategorizedChính phủ TT Biden bị kiện vì che giấu các tài liệu...

Chính phủ TT Biden bị kiện vì che giấu các tài liệu chứng minh ‘việc chính phủ nhắm đến’ ông Elon Musk và Twitter

Một nhóm pháp lý đã kiện Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ vì không đưa ra các tài liệu mà qua đó có thể chứng minh rằng ủy ban này đã quấy rối ông Elon Musk và Twitter một cách bất hợp pháp.

Tom Ozimek-Cẩm An biên dịch

America First Legal (AFL) đã đệ đơn kiện Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) về việc che giấu một cách bất hợp pháp các tài liệu có thể chứng minh rằng ủy ban này đã tham gia vào “hoạt động trả thù mang tính đảng phái đối với ông Elon Musk và Twitter vì ông Musk đã vạch trần hành vi thông đồng kiểm duyệt của Chính phủ Tổng thống Biden.”

Tháng 03/2023, Tiểu ban Hạ viện về Vũ khí hóa Chính phủ Liên bang đã ban hành một báo cáo kết luận rằng FTC đã quấy rối Twitter sau khi ông Elon Musk mua công ty này với giá 43 tỷ USD vào mùa thu năm ngoái (2022).

Báo cáo phát hiện ra FTC “đã mở rộng quyền lực kiểm soát của mình một cách không thích hợp để quấy rối Twitter,” lạm dụng một thỏa thuận dàn xếp đã được sửa đổi “để biện minh cho chiến dịch quấy rối của mình” vì những lý do chính trị.

Được soạn ra lần đầu hồi năm 2011 và sau đó được sửa đổi hồi năm 2022, thỏa thuận dàn xếp của FTC đã giải quyết các cáo buộc nói rằng Twitter (hiện đã được đổi tên thành X) đã không bảo vệ đầy đủ thông tin người dùng.

Thỏa thuận dàn xếp này cũng chi phối cách Twitter lưu trữ và sử dụng thông tin về người dùng của mình và bao gồm các điều khoản yêu cầu Twitter tuân thủ các yêu cầu của FTC trong việc cung cấp tài liệu nhằm đánh giá việc tuân thủ chương trình bảo mật thông tin và quyền riêng tư đã được FTC thông qua.

Nhưng Twitter và Tiểu ban về Vũ khí hóa lại lập luận rằng FTC đã lạm dụng thỏa thuận dàn xếp để quấy rối Twitter sau khi ông Musk tiếp quản công ty.

Hồi tháng 07/2023, Twitter đã yêu cầu một tòa án liên bang chấm dứt hoặc sửa đổi thỏa thuận nói trên, với lập luận rằng cuộc điều tra của FTC “đã vượt khỏi tầm kiểm soát và đã trở nên hoen ố bởi sự thiên vị.”

Ông Elon Musk ở Paris hôm 16/06/2023. (Ảnh: Joel Sagat/AFP qua Getty Images)

‘Thông đồng kiểm duyệt’

Sau khi báo cáo của Tiểu ban Vũ khí hóa được công bố hồi tháng Ba, AFL thông báo rằng họ đã mở một cuộc điều tra đối với FTC vì cơ quan này bị cáo buộc là đã thực hiện hành vi trả thù mang tính đảng phái sau khi hành vi thông đồng kiểm duyệt mà Chính phủ TT Biden và các đồng minh nhà nước ngầm của họ thực hiện bị vạch trần.”

Để thực hiện cuộc điều tra, AFL đã đệ trình một yêu cầu theo Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) để tìm kiếm các hồ sơ có thể làm sáng tỏ điều mà họ gọi là “hành vi lạm dụng quyền lực nghiêm trọng” của FTC.

Sau khi FTC không đáp ứng yêu cầu, hôm 19/09, AFL đã đệ đơn kiện (pdf) tại Tòa án Địa hạt Liên bang ở Hoa Thịnh Đốn, cáo buộc rằng FTC đã không đưa ra bất cứ một trang tài liệu nào theo yêu cầu.

Trong đơn kiện của mình, AFL đang yêu cầu tòa án buộc FTC phải cung cấp những hồ sơ đó.

FTC nói với The Epoch Times trong một tuyên bố gửi qua thư điện tử rằng họ “không có bình luận nào” về vụ kiện của AFL.

Ông Gene Hamilton, phó chủ tịch kiêm luật sư trưởng của AFL, hứa sẽ tiếp tục chiến đấu để hồ sơ đó được công bố.

“Chính phủ liên bang bị vũ khí hóa và thức tỉnh của chúng ta sẽ không ngừng quấy rối và cố gắng đe dọa những ai mà họ cho là đối thủ của họ. Người dân Mỹ đã chịu đựng đủ rồi. Những gì họ đã làm trong bóng tối sẽ được đưa ra ánh sáng,” ông Hamilton nói trong một tuyên bố.

Tòa nhà của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 19/09/2006. (Ảnh: Paul J. Richards/AFP qua Getty Images)

Những yêu cầu ‘mang tính xâm phạm’

Theo báo cáo nói trên, kể từ khi ông Musk mua lại Twitter (hiện được đổi tên thành X), FTC đã gửi cho công ty này hơn chục thư yêu cầu, trong đó có những yêu cầu về cả những bản tường thuật bằng văn bản lẫn các tài liệu khác nhau.

“Trong khoảng thời gian 10 tuần, trung bình mỗi tuần FTC gửi một bức thư mới và 35 yêu cầu mới,” báo cáo nêu rõ. “Ngoài số lần gửi thư, thì phạm vi rộng của nhiều yêu cầu trong số này khiến chúng trở nên—có lẽ là cố ý— đặc biệt gây phiền phức.”

Chẳng hạn, vào ngày 30/11/2022, FTC yêu cầu Twitter cung cấp mọi thông tin liên lạc nội bộ của Twitter “liên quan đến ông Elon Musk,” bao gồm tất cả các thông tin liên lạc mà ông Musk đã gửi hoặc nhận.

Sau khi gọi những yêu cầu khác nhau đó là “hành vi xâm phạm,” báo cáo của Tiểu ban Vũ khí hóa kết luận rằng FTC đã lạm dụng quyền hạn của mình để quấy rối công ty Twitter và ông Musk vì sau khi mua lại Twitter, ông đã bắt đầu vạch trần một bộ máy kiểm duyệt rộng lớn dưới thời ban lãnh đạo tiền nhiệm và có sự thông đồng với các cơ quan liên bang như FBI.

Tòa nhà Cục Điều tra Liên bang (FBI) tại Hoa Thịnh Đốn hôm 28/06/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

Hồ sơ Twitter, bao gồm những thông tin liên lạc nội bộ làm sáng tỏ bộ máy kiểm duyệt nội dung khổng lồ của công ty này dưới thời ban lãnh đạo tiền nhiệm, đã vẽ nên bức tranh về một cỗ máy kiểm duyệt vốn phối hợp chặt chẽ với FBI và chuyên tiếp nhận các yêu cầu hành động liên quan đến nội dung từ một mạng lưới phức tạp gồm các cơ quan chính phủ.

Một phần trong Hồ sơ Twitter mô tả rằng Twitter đã bị FBI biến thành một “chi nhánh.” Phần hồ sơ gồm các thư điện tử nêu chi tiết áp lực mà FBI đặt ra đối với nền tảng truyền thông xã hội này để kiểm duyệt các bài đăng.

FBI đã phản đối phần mô tả này, và nói với The Epoch Times qua thư điện tử rằng tất cả những gì họ từng làm là thông báo cho các tổ chức thuộc khu vực tư nhân về “ảnh hưởng xấu của ngoại quốc,” còn các công ty thực hiện mọi hành động của mình một cách độc lập.

Theo báo cáo của Tiểu ban Vũ khí hóa, việc ông Musk mua lại Twitter và ủng hộ quyền tự do ngôn luận trực tuyến đã khiến các nhà hoạt động cánh tả và các quan chức dân cử phản ứng “rất dữ dội.”

Báo cáo nêu rõ một phần của phản ứng dữ dội đó là việc FTC sử dụng thỏa thuận dàn xếp “như một phương tiện nhằm cố gắng cản trở những nỗ lực định hướng lại công ty của ông Musk,” báo cáo cho biết thêm rằng “FTC đã làm đúng như vậy.”

Báo cáo nói rõ: “Việc FTC quấy rối Twitter có thể là do một thực tế là: ông Musk, một người tự xưng là ‘người ủng hộ quyền tự do ngôn luận tuyệt đối’, đã đưa ra lời cam kết đối với quyền tự do biểu đạt ở quảng trường thành phố kỹ thuật số.”

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments