Sunday, June 30, 2024
No menu items!
spot_img
HomeKiến ThứcCông NghệCái giá phải trả đắt đỏ của xe điện: Khai thác khoáng...

Cái giá phải trả đắt đỏ của xe điện: Khai thác khoáng sản khiến nguồn cung cấp nước của Hoa Kỳ gặp nguy hiểm

Autumn Spredemann

Bên dưới lớp đất của vùng nông thôn Nevada, các tầng nước ngầm to lớn đang giúp duy trì sự sống. Mặc dù chỉ nhận được lượng mưa 10 inch (khoảng 25 cm) mỗi năm, nhưng tiểu bang khô cằn nhất Hoa Kỳ này có nguồn nước ngầm dồi dào, giúp ích cho các chủ trang trại, nông dân, và các hệ sinh thái đồng cỏ quan trọng.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới, xuất phát từ nhu cầu tăng cao đối với các khoáng sản thiết yếu để sản xuất cái gọi là các công nghệ năng lượng xanh.

Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với vấn đề này. Các cộng đồng ở tam giác lithium của Nam Mỹ cũng đang phải chịu tác động của việc gia tăng sử dụng nước từ các hoạt động khai thác dồn dập nhằm cung ứng nhu cầu về năng lượng tái tạo.

Từ 2017 đến 2022, các công nghệ năng lượng sạch đã khiến nhu cầu về lithium tăng gấp ba lần và tạo ra nhu cầu cobalt tăng đột biến 70%. Nhu cầu về đồng như một khoáng chất chuyển tiếp năng lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035.

Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng vào năm 2050, việc sản xuất khoáng sản để phục vụ cho cái gọi là lĩnh vực năng lượng xanh sẽ phải tăng 500% để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Những nguyên tố này chủ yếu được khai thác từ những vùng bị hạn hán tác động nặng nề hoặc những vùng khô cằn. Điều này đúng ở Hoa Kỳ, Úc, Chile, Argentina, Bolivia, Mexico, Canada, và Trung Quốc.

Và nguồn cung cấp nước của thế giới vốn dĩ cũng đang gặp vấn đề. Một phân tích ước tính một nửa dân số toàn cầu có thể sẽ phải sống ở những khu vực khan hiếm nước vào năm 2025. Thêm 700 triệu người nữa có thể là nạn nhân của tình trạng di dời dân cư do không đủ nước vào năm 2030. Đó là chưa tính đến các hoạt động khai thác có quy mô ngày càng lớn nhằm cung ứng cho nhu cầu ngày càng tăng cho năng lượng tái tạo.

Mối lo ngại về tình trạng khan hiếm nước là điều được các quan chức Hoa Kỳ xác định là ưu tiên hàng đầu. Năm ngoái (2022), Tòa Bạch Ốc đã công bố một kế hoạch về an ninh nước toàn cầu, trong đó xác định vấn đề về “nước có mối tương quan trực tiếp tới an ninh quốc gia Hoa Kỳ.”

Tuy nhiên, nhiều quan chức và tổ chức bày tỏ lo ngại về tình trạng khan hiếm nước lại chính là những người ủng hộ trung thành việc khai thác mỏ để phục vụ cho năng lượng.

Để tạo ra các sản phẩm như pin quang năng, pin xe điện (EV), và tuabin gió, việc khai thác mỏ và sử dụng nước nhiều hơn sẽ là cần thiết. Phải cần đến một lượng nước rất lớn để sản xuất các khoáng sản quan trọng được sử dụng trong công nghệ “xanh” – đồng, lithium, cobalt, nickel, và than chì. Điều này đặc biệt đúng đối với lithium vì đây là loại vật liệu sử dụng 500,000 gallon (1892.7 mét khối) nước mỗi tấn trong quá trình tinh chế. 

Các nhà môi trường thường chỉ trích phương pháp chiết xuất nước mặn để làm nguồn cung ứng lithium bởi vì phương pháp này sử dụng một lượng nước đáng kể, nhưng các nguyên tố khác được sử dụng để xây dựng công nghệ năng lượng mới, đặc biệt là đồng, cũng cần nhiều nước.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), quá trình sản xuất một tấn đồng ở nội địa cần hơn 100,000 gallon (378.5 mét khối) nước.

Ông John Hadder, giám đốc của Great Basin Resource Watch, nói với The Epoch Times: “Hoạt động khai thác nước mặn tốn nhiều nước. Khai thác mỏ nhìn chung đúng là sử dụng rất nhiều nước.”

Tình thế khó khăn

Tại Hoa Kỳ, ông Hadder cho biết ông nhận thấy nỗ lực thúc đẩy sản xuất lithium trong nước đang gây hại cho việc phân tích môi trường khách quan. Mỏ Thacker Pass gây tranh cãi ở Nevada là một trong những dự án mà các chủ trang trại địa phương và cộng đồng người Mỹ thổ dân đã phản đối nhằm bảo vệ nước ngầm, di sản văn hóa, và môi trường.

Ông Hadder lưu ý rằng, trong lúc một cuộc khảo sát về tác động của Thacker Pass đang trong quá trình tiến hành, thì rõ ràng là thiếu các thông tin chi tiết về việc giảm thiểu thiệt hại cũng như bảo vệ tài nguyên nước. Ông dự đoán đây sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động khai thác khoáng sản năng lượng xanh trong tương lai.

“Thiệt hại vốn đã được gây ra rồi,” ông nói.

Nhiều dự án khai khoáng ở Tiểu bang Bạc của Mỹ cần phải rút nguồn nước ngầm quan trọng để khai thác khoáng chất ra khỏi lòng đất.

Ông Hadder gọi quá trình này là “khử nước” và quá trình này được biết đến là gây ảnh hưởng đến mọi thứ, từ những con suối gần đó đến các giếng nước của người dân, các thảm thực vật, các lưu vực sông cùng hệ động vật hoang dã. Ông ví quá trình này với việc đào một chiếc hố trên cát ở bãi biển: Khi nước tràn vào đáy hố, thì phải rút nước ra để tiếp tục đào. Đây là vấn đề thường gặp trong khai thác mỏ lộ thiên, một phương pháp khai thác tiêu chuẩn ở Nevada.

Đối với các tầng nước ngầm, việc rút nước nhân tạo, hay còn gọi là “khử nước” này có thể có tác động lâu dài đến các nguồn tài nguyên hiện có và có thể kéo dài hàng thập niên, thậm chí là hàng thế kỷ.

Đôi khi, việc khai thác làm giảm mực nước ngầm xuống một mức rất lớn. Ông Hadder nêu lên dự án Cortez Hills ở Nevada, nơi mực nước ngầm đã bị hạ xuống gần 1,200 feet (khoảng 366 mét).

“Chúng ta đang nói về gần một phần tư dặm,” ông nói.

Ông nói, “Việc khử nước sẽ ảnh hưởng đến tất cả nước ngầm gắn liền với quá trình này. Suối, nước bề mặt… Phải mất cả trăm năm hoặc hơn mới có thể phục hồi được mực nước đó. Đó không phải là một tác động trước mắt. Một số tác động trong số đó có thể là vĩnh viễn.”

Mỏ Thacker Pass thuộc sở hữu của Lithium Nevada LLC, một công ty con của Tập đoàn Lithium Americas. Hồi tháng Hai năm nay, dự án này đã có một bước tiến lớn sau khi tòa án liên bang bác bỏ các tranh luận về suy thoái môi trường nước ngầm. Giai đoạn một sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2026. (Còn tiếp)

Thanh Nguyên biên dịch

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments