Colleen Huber
Tôi xét nghiệm D-dimer cho những bệnh nhân đã tiêm vaccine COVID-19. Nồng độ D-dimer của các bệnh nhân này, kể cả những người đã tiêm vaccine rất lâu trước đó, đều ở mức cao
D-dimer là sản phẩm phân hủy của quá trình đông máu. Xét nghiệm D-dimer được dùng để chẩn đoán huyết khối trong máu.
Cảnh báo nguy cơ
Nếu chúng ta vẽ sơ đồ Venn giữa những người đã sử dụng vaccine COVID và những người chăm sóc sức khỏe bằng các phương pháp tự nhiên, chắc chắn sẽ có rất ít điểm giao nhau.
Một số người từng gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc có thể có thái độ hoài nghi với những phương pháp điều trị thông thường. Họ thường có xu hướng tránh sử dụng các phương pháp thông thường và tìm đến bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống, bác sĩ sử dụng liệu pháp tự nhiên, bác sĩ châm cứu, thảo dược hay các bác sĩ sử dụng phương pháp vi lượng đồng căn để được chăm sóc.
Tuy nhiên, ngay từ trước đại dịch COVID-19, trong số những bệnh nhân mới và một số bệnh nhân không đến khám trong nhiều năm của tôi vẫn có một số ít người muốn sử dụng thuốc. Với vai trò là một bác sĩ sử dụng phương pháp trị liệu tự nhiên, tôi đã gặp tổng cộng 12 bệnh nhân từng tiêm vaccine COVID trước khi đến tư vấn.
Điều gì xảy ra với 12 bệnh nhân đã tiêm vaccine COVID?
Thật không may là một bệnh nhân không đến khám nhiều năm của tôi đã đột ngột qua đời sau 11 ngày tiêm vaccine COVID-19. Ngoài ra, có hai bệnh nhân khác từng thuyên giảm bệnh ung thư sau khi điều trị ở phòng khám của tôi lần lượt cách đây 14 năm và 5 năm. Thế nhưng người bệnh nhân thứ hai đã tái phát ung thư chỉ sau vài tháng tiêm vaccine COVID-19.
Còn có một bệnh không mắc ung thư nhưng đã bị bắt buộc tiêm hai mũi mà không biết rằng tôi có thể cấp giấy miễn trừ y tế. Bốn bệnh nhân này tiêm vaccine trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa năm 2021. Không ai đến phòng khám của tôi để khám sau khi tiêm vaccine COVID cũng như không có ai được làm xét nghiệm D-dimer.
Sau đó, tôi đã tư vấn cho tám bệnh nhân còn lại. Trong đó, tôi đề nghị ba bệnh nhân làm xét nghiệm D-dimer vào đầu năm 2022 nhưng họ đã từ chối. Như vậy chỉ còn năm bệnh nhân đã được tiêm vaccine COVID từ giữa năm 2022 trở đi. Trong số đó, tôi có bốn bệnh nhân cũ của tôi, họ đã không còn đến khám từ trước đại dịch COVID.
Tôi đề nghị bốn bệnh nhân này và một bệnh nhân mới (tổng cộng là năm người), xét nghiệm D-dimer, đế đánh giá tác động của vaccine COVID và xem có cần biện pháp can thiệp nào không. Và năm bệnh nhân này đã đồng ý lấy máu xét nghiệm
Dưới đây là kết quả xét nghiệm của năm bệnh nhân này. Trong đó, một điều đáng chú ý là nồng độ fibrinogen, PT/INR, tiểu cầu và troponin đều ở mức bình thường, chỉ có nồng độ D-dimer cao bất thường.
Độ tuổi của Sam, Tim, Ann, Joe và Jen (hóa danh) nằm trong khoảng từ 60-80 tuổi . Cả năm người đều đã tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID. Họ cho biết kể từ cuối mùa hè năm 2022 đến lúc khám, họ đã không tiêm vaccine. Hầu hết các mũi vaccine đều được tiêm trong năm 2021, trễ nhất là vào đầu năm 2022. Và đây là kết quả xét nghiệm D-dimer vào quý IV của năm 2022 của năm bệnh nhân này.
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về D-Dimer
D-Dimer là một phân tử protein gồm hai đoạn peptid D của fibrin nên được gọi là “di-mer”. Tôi chỉ định xét nghiệm này vì D-dimer là sản phẩm phân hủy từ fibrin. Xét nghiệm này cho biết có tình trạng tăng đông quá mức hay không. Nồng độ D-dimer cao là bằng chứng rằng cơ thể đang phải chống chọi với những cục máu đông tạo thành từ sợi fibrin.
Tôi cũng chỉ định những bệnh nhân đã tiêm vaccine COVID này làm xét nghiệm để đánh giá xem có cần theo dõi độ nhớt máu, thời gian đông máu, nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như có cần sử dụng phương pháp điều trị kháng đông hay không (Trước đó, tôi thường chỉ định các xét nghiệm này cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch) (Những xét nghiệm này có thể đánh giá được nhiều yếu tố, bởi vì đông cầm máu là một quá trình cân bằng. Đông máu quá mức hay chảy máu quá mức đều gây nguy hiểm. Cần phải đánh giá tất cả những yếu tố này ở những bệnh nhân có ‘cục máu đông do vaccine”).
Tôi biết số trường hợp hồi cứu ở đây còn quá ít. Tuy nhiên, kết quả cho thấy phần lớn các bệnh nhân đồng ý làm xét nghiệm D-dimer đều có kết quả cao hơn bình thường. Nồng độ D-dimer của Sam và Tim lần lượt cao gần gấp ba và gấp bốn lần so với ngưỡng giới hạn bình thường cao nhất sau khi tiêm hai mũi vaccine COVID. Kết quả xét nghiệm của Ann ở mức bách phân vị thứ 79 trên thang tham chiếu mở rộng. Nồng độ D-dimer của cả năm bệnh nhân này đều trên ngưỡng bình thường theo khuyến cáo của trang Medscape là < 250 ng/mL.
Medscape sử dụng tài liệu tham khảo Mosby’s Diagnostic & Laboratory Test Reference, phiên bản thứ 14, nhà xuất bản Elsevier, năm 2019, của KD Pagana, TJ Pagana, và cộng sự, khuyến cáo khoảng tham chiếu của D-dimer là < 250 ng/mL.
(Nội dung trong ảnh được dịch lại ở phần ghi chú cuối bài)(1)
Đây là giải thích của Medscape về nồng độ D-dimer:
(Nội dung trong ảnh được dịch lại ở phần ghi chú cuối bài)(2)
Không giống các dấu chỉ điểm huyết khối khác, nồng độ D-dimer cao phản ánh quá trình hình thành và phân hủy fibrin mạn tính, cho thấy xu hướng đông máu quá mức, và quá trình cân bằng ngược lại, dẫn đến sự ly giải (một phần) fibrin, hay còn gọi là quá trình tan cục máu đông. (Một điều đặc biệt là tất cả các chỉ số đông máu khác của những bệnh nhân này như số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen, PT/INR và troponin đều bình thường, chỉ có nồng độ D-dimer cao bất thường. Điều này cho thấy có sự mất cân bằng ở phần lớn các bệnh nhân).
Cùng với chụp phim phổi, D-dimer là chỉ số đánh giá huyết khối tĩnh mạch có gây thuyên tắc phổi hay không. Trong năm bệnh nhân này không có ai bị thuyên tắc phổi, chỉ có Jen có một khối huyết khối tĩnh mạch sâu nhỏ, nhưng đã được điều trị.
Những bệnh lý có liên quan đến tình trạng tăng D-dimer gồm có huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, đột quỵ cấp, bóc tách động mạch chủ hoặc các bất thường dòng chảy của máu, chấn thương sọ não và ung thư.
Nồng độ D-dimer bình thường
Ở Hoa Kỳ, nồng độ D-dimer là bình thường khi dưới 500 ng/mL hoặc 250 ng/mL. Chỉ số này có tương quan nghịch với tuổi thọ. Trong một nghiên cứu kéo dài 4 năm trên 17.359 người trưởng thành khỏe mạnh, được chọn ngẫu nhiên, > 35 tuổi, trung bình là 55 tuổi, ở miền nam nước Ý, được Di Castelnuovo, de Curtis, và cộng sự báo cáo vào năm 2013, nồng độ D-dimer không liên quan với tuổi, giới tính, hút thuốc lá, BMI [chỉ số khối cơ thể], uống rượu, tăng huyết áp hay đái tháo đường.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu nhỏ hơn đã được thực hiện trước đó, nồng độ D-dimer cao có liên quan độc lập với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn. Nguy cơ này tăng khi nồng độ D-dimer > 210 ng/mL.
Từ Di Castelnuovo, de Curtis, và cộng sự, Bảng 4, tử vong do mọi nguyên nhân nghiêng hẳn về nhóm phần tư có nồng độ D-dimer cao nhất, mặc dù nhóm này chỉ chiếm 8% quần thể nghiên cứu; ngược lại, tuổi thọ cao có liên quan đến nồng độ D-dimer thấp (< 221):
Đây là sự phân bố của nồng độ D-dimer, cùng với mức độ nguy hiểm và chỉ số C/I của mỗi nồng độ.
Bây giờ, chúng ta sẽ vẽ biểu đồ phân phối của nồng độ D-dimer ở nhóm dân cư trưởng thành miền nam nước Ý trước đại dịch COVID so với các nồng độ D-dimer ở những bệnh nhân đã tiêm vaccine COVID trong đại dịch:
Sự khác biệt giữa nhóm người Ý trưởng thành khỏe mạnh vào năm 2013 và năm bệnh nhân Hoa Kỳ đã tiêm vaccine COVID tương đối rõ ràng.
D-dimer có xu hướng tăng theo tuổi. Do có sự gia tăng này, để có thể loại trừ khi nghi ngờ thuyên tắc phổi, bài báo trên tạp chí BMJ này đã đề xuất tăng ngưỡng giới hạn bình thường của D-dimer mỗi mười năm, như sau. [Lưu ý do lỗi đánh máy, số 950 được ghi hai lần trên trục y, thay vì 850]
Kết quả xét nghiệm của ba trong số năm bệnh nhân của tôi vẫn cao hơn nhiều so với ngưỡng theo nhóm tuổi trên bài báo của BMJ. Đồng thời độ tuổi trung bình trong nghiên cứu ở Ý là 55, còn độ tuổi trung bình của những bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi là 76.
Do đó, để giải thích cho sự khác biệt về tuổi này, sau đó tôi đã hiệu chỉnh kết quả dựa trên tuổi cho năm bệnh nhân của tôi bằng cách trừ nồng độ D-dimer 100 ng/ml mỗi 10 năm (tương đương 10 ng/ml mỗi năm) tính từ 55 tuổi, phù hợp với cách tính trong bài báo của BMJ. Kết quả sau khi điều chỉnh theo tuổi, nồng độ D-dimer vẫn rất khác biệt so với dữ liệu của nghiên cứu tại Ý:
Sau khi điều chỉnh theo tuổi, cả năm bệnh nhân từng tiêm vaccine COVID ở Hoa Kỳ vẫn trên ngưỡng giới hạn bình thường của D-dimer là < 221 trong nghiên cứu của Ý. Tuy nhiên trái ngược với bài báo của BMJ, nghiên cứu cỡ mẫu lớn của Ý không tìm thấy mối liên hệ giữa nồng độ D-dimer với tuổi.
Nồng độ D-dimer tăng cao và vaccine COVID
Có một hội chứng lâm sàng mới được phát hiện từ từ tháng 2 năm 2021 đó là hội chứng giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch do vaccine (VITT) với đặc trưng là tình trạng tăng đông và tiểu cầu thấp. Hai tình trạng này thường có xu hướng đối nghịch nhau, bởi vì tiểu cầu tham gia vào dòng thác đông máu (Quá trình này cần 14 yếu tố để tạo thành cục máu đông).
Trong một nghiên cứu ca lâm sàng, các nhà nghiên cứu từng phát hiện nồng độ D-dimer tăng rất cao = 9050 mcg/L; FEU = 9050 ng/mL gấp khoảng 18 lần so với ngưỡng 500 ng/mL ở một bệnh nhân vừa giảm tiểu cầu vừa có huyết khối tĩnh mạch lan tỏa một tuần sau tiêm mũi vaccine tăng cường của hãng Pfizer-Biotech.
Một trường hợp VITT khác xuất hiện sau 10 ngày tiêm mũi vaccine Moderna thứ hai với nồng độ D-dimer là 1890 ng/mL và tử vong sau khi nhập viện 12 ngày. Một bệnh nhân VITT khác có D-dimer là 6,8 mg/L = 6800 ng/mL vào thời điểm 20 ngày sau khi tiêm mũi vaccine Moderna tăng cường. Một bệnh nhân VITT khác 76 tuổi (tiền sử khỏe mạnh) có D-dimer = 17.400 ng/mL vào hai ngày sau khi tiêm mũi vaccine Pfizer đầu tiên. Đây là hình ảnh của bệnh nhân này khi nhập viện:
Hội Huyết học Hoa Kỳ quy định tiêu chuẩn chẩn đoán VITT là từ 4 đến 42 ngày từ khi tiêm vaccine COVID đến khi khởi phát triệu chứng, cùng với sự hiện diện của huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch và có tình trạng giảm tiểu cầu với số lượng tiểu cầu < 150 x 109/L, D-dimer tăng cao (>4 lần giới hạn trên bình thường). Bệnh nhân 76 tuổi này không thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán VITT bởi vì các triệu chứng khởi phát sau 2 ngày tiêm vaccine Pfizer, mặc dù các tiêu chuẩn khác đều thỏa mãn.
Hệ thống Thẻ vàng của chính phủ Anh báo cáo rằng tính đến ngày 23 tháng 11 năm 2022, có “445 trường hợp có biến cố huyết khối tắc mạch (có cục máu đông) đồng thời có tình trạng giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu thấp) ở Anh sau khi tiêm vaccine COVID-19 Astra Zeneca”. Hầu hết những trường hợp này đều xuất hiện sau mũi vaccine đầu tiên. Trong cùng khoảng thời gian trên, hệ thống này ghi nhận 33 trường hợp có tình trạng tương tự sau khi tiêm vaccine Pfizer và 8 trường hợp sau khi tiêm vaccine Moderna.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm trái ngược.
Một nghiên cứu quan sát thực hiện trên 567 nhân viên y tế không tìm thấy mối liên hệ giữa vaccine COVID và sự gia tăng nồng độ D-dimer.
Nghiên cứu này cho rằng VITT “hiếm gặp” sau khi tiêm vaccine COVID, và cũng có thể đúng như vậy.
Tuy nhiên, những bệnh nhân đã tiêm vaccine COVID của tôi đều có nồng độ D-dimer ở bách phân vị thứ 79 trở lên (Ann) và cao hơn nhiều so với mức bình thường (Sam, Tim, Joe và Jen). Nồng độ D-dimer của cả năm bệnh nhân này trên ngưỡng có liên quan với tuổi thọ cao (<221 ng/ml) theo nghiên cứu ở miền nam nước Ý vào năm 2013. Bởi vậy tôi rất nghi ngờ nhận định cho rằng không có biến cố huyết khối do vaccine COVID hoặc biến cố này chỉ rất hiếm gặp.
Những bệnh có liên quan đến tình trạng D-dimer tăng cao
D-dimer cũng có thể xem là một chỉ số chỉ điểm ung thư. Trong nghiên cứu này, nồng độ D-dimer cao có tương quan với tỷ lệ mắc ung thư cao hơn:
Tôi phải lưu ý bạn rằng, mối quan hệ nhân quả xuôi và ngược đều có thể xảy ra. Có nghĩa là: ung thư có thể làm tăng nguy cơ huyết khối hoặc huyết khối làm tăng nguy cơ ung thư – hoặc cả hai điều này đều có thể xảy ra. Và đã có những nghiên cứu ủng hộ cả hai hướng quan hệ nhân quả trên.
Chúng ta không nên mạo hiểm
Với những người từng hỏi ý kiến của tôi trong đại dịch, tôi nhiều lần cảnh báo rất nhiều lần – ít nhất với những người chịu lắng nghe – hãy tránh loại vaccine này như tránh dịch bệnh. Một số người hối hận vì tiêm vaccine thậm chí còn tức giận khi tôi đã không cảnh báo cho họ, mặc dù tôi đã không gặp họ nhiều năm nay.
Tôi đưa ra nhiều cảnh báo nguy hiểm về vaccine COVID vào ngày 21 tháng 2 năm 2021. Vào thời điểm này, phần lớn người Mỹ vẫn chưa tiêm vaccine COVID, nhưng tôi cũng thể liên lạc với hàng ngàn bệnh nhân từng điều trị với tôi trong 16 năm qua để cảnh báo. Tôi cũng không thể đứng trên vách núi với tấm biển cảnh báo rằng:
Hãy chú ý, tôi không thể đến khắp nơi để khuyên mọi người đừng tham gia trò chơi may rủi này. Số lượng cảnh báo của tôi rất ít, phạm vi tiếp cận cũng rất nhỏ. Tôi chỉ muốn nói rằng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ (có thể với tôi hoặc với một bác sĩ hoạt động độc lập và có tư duy phản biện khác) trước khi tiêm vaccine hay sử dụng bất cứ phương pháp điều trị chưa rõ ràng nào khác.
Ghi chú:
(1): Khoảng tham chiếu
D-dimer là sản phẩm thoái hóa của các sợi fibrin đã ổn định bằng các liên kết ngang (dưới tác dụng của yếu tố XIII). Chất này phản ánh sự hoạt hóa liên tục của hệ thống đông cầm máu. Nồng độ tham chiếu của D-dimer là < 250 ng/mL, hoặc < 0,4 μ/mL.
Khoảng tham chiếu/ ngưỡng tham chiếu của D-dimer tốt nhất là do chính nơi xét nghiệm đưa ra. Nếu sử dụng ngưỡng tham chiếu trong các tài liệu, thì phải sử dụng cùng một phương pháp xét nghiệm, tốt nhất là cùng một loại máy xét nghiệm.
Có xét nghiệm nhanh tại chỗ để xác định bán định lượng D-dimer (bằng kỹ thuật ngưng kết latex) nhưng kết quả xét nghiệm này có độ chênh lệch lớn, nên ít có giá trị lâm sàng hơn.
Bởi vậy các chuyên gia đã tạo ra một xét nghiệm định lượng tại chỗ, tự động để xét nghiệm D-dimer. Đây là một phương pháp chính xác, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đặc biệt là trong bối cảnh phải loại trừ bệnh lý thuyên tắc phổi ở những bệnh nhân có tỷ lệ mắc bệnh thấp.
(2): D-dimer là sản phẩm thoái hóa của lưới sợi fibrin đã có liên kết ngang; thể hiện sự hoạt hóa liên tục của hệ thống đông cầm máu. Bởi vì có sự hình thành và phân hủy fibrin sinh lý liên tục ở mức tối thiểu trong cơ thể nên những người khỏe mạnh vẫn có nồng độ D-dimer tối thiểu.
Nồng độ D-dimer tăng cao phản ánh sự hoạt hóa liên tục của hệ thống đông cầm máu và hệ thống tiêu huyết khối, có thể áp dụng lâm sàng trong những trường hợp sau:
- Đánh giá sự hình thành huyết khối
- Loại trừ DVT (bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu – sẽ được thảo luận ở phần dưới)
- Theo dõi điều trị chống đông (giá trị giảm dần cho thấy điều trị có hiệu quả)
Đăng lại từ bài đăng trực tuyến của tác giả Colleen Huber
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên môn và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo những hướng dẫn này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi tại đây.
(Bài đăng trên The Epoch Times – Epoch Health của tác giả: Colleen Huber
Colleen Huber: Tác giả của những cuốn sách được bán trên Amazon: “Sự thất bại của COVID”, “Tuyên ngôn cho bệnh nhân ung thư” và “Chọn thực phẩm của bạn như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào chúng”. Bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên (NMD) với 15 năm kinh nghiệm.
(Theo The Epoch Times – Epoch Health tiếng Anh, Đức Nhân biên dịch)