Thursday, November 21, 2024
No menu items!
spot_img
HomeKiến ThứcLịch SửTrung Tá Trần Ngọc Huế

Trung Tá Trần Ngọc Huế

Những Chiến Sĩ Can Trường Của VNCH

Phạm Văn Duyệt

(Tiếp theo)

Một cựu chiến binh của Sư Đoàn 101 đến từ Cali, đã ôm chặt Huế: “Những ngày ấy, hơn 40 năm trước, tên tuổi vị này đã được lan truyền rộng rãi trong các đơn vị Sư Đoàn Dù. Mọi người đều biết rõ sự can trường của Trung Tá Huế. Khi tin tức loan đi cho hay Ông được trao Huy Chương Silver Star từ chính tay Đại Tướng Creighton Abrams, những quan khách kinh ngạc thốt lên: ‘Thật là tuyệt vời, một người Việt Nam được trao Huy Chương Silver Star của quân đội Hoa Kỳ!’ “

Ông Huế nhớ nhất là hai trận đánh khi đơn vị Ông được tăng phái cho Sư Đoàn 101 tại Phước Yên, vào giai đoạn 2 chiến cuộc Mậu Thân. Lúc ấy Đại Đội Hắc Báo phát hiện 1 Tiểu Đoàn Bắc Việt đang ém sâu trong làng. Trung Tá Huế kể lại: “Chúng tôi tấn công, còn Sư 101 bao vây, 2 ngày chiến đấu, bắt sống 112 tù binh, xóa số tiểu đoàn 9 của vc.” Cuộc hành quân này sau đó trở thành một trận mẫu cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh trong những tình huống dùng lực lượng nhỏ, cấp đại đội, để phát hiện tiểu đoàn địch, rồi dùng hỏa lực và bao vây tiêu diệt.

Người từng chiến đấu trong chiến dịch Mậu Thân, Chủ Tịch Tổng Hội  Cựu Chiến Binh Sư Đoàn 101 nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy điều đúng đắn nhất là phải trao vinh dự này đến Trung Tá Huế. Chúng tôi chỉ có một số rất ít thành viên danh dự được kết nạp. Chúng tôi chọn Ông để vinh danh những công trạng của Ông cho Sư Đoàn Dù.”

* “Giải Cứu Huế Tết Mậu Thân” (18) (thantrinhomhue.com, 25.1.20), Triệu Phong chuyển ngữ:

Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Thompson không ngớt ngợi khen: “Đại Úy Huế là một quân nhân tuyệt diệu, kể cả cố vấn Coolican. Cả hai đều hết sẩy.”

“Huế là một nhân vật truyền kỳ. Nếu cần tìm một người đáng được khen thưởng công lao đã ngăn cản địch quân khỏi tràn ngập toàn bộ Thành Nội thì phải nói đó là Huế, người thanh niên 26 tuổi năng động và quả cảm. Năm 67, anh nắm quyền chỉ huy Đại Đội Hắc Báo lừng danh. Cao to hơn mọi người Việt khác, anh có khuôn mặt tròn trịa khiến nụ cười càng nổi bật thêm. Đằng sau nụ cười ấy lại bẩm sinh một nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc. Huế là khuôn mặt quen thuộc đối với Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở cả vùng Phi Quân Sự lẫn Phú Bài. Nhờ tính tình cởi mở và óc khôi hài, nên anh dấ dàng chinh phục cảm tình của quân nhân Mỹ. Hắc Báo có phù hiệu riêng là hình con báo đang nhe nanh mà họ mang trên túi áo. Họ là chuyên viên về hành quân lưu động bằng không vận và được huấn luyện để có thể xuất quân cấp thời.

“Vừa mới tiếp xúc với họ, lập tức tôi muốn là thành viên của họ ngay,” Coolican nói. “Tôi phải vận động hết sức để được về với đơn vị này vì tôi muốn phục vụ nơi nào người ta thực sự chiến đấu. Trong thời gian làm cố vấn, tôi vẫn luôn nghĩ mình đang ở bên cạnh những con người cừ khôi bậc nhất. Harry và tôi cùng sát cánh làm việc chung mọi thứ. Nhìn lại đời binh nghiệp, tôi chưa thấy nơi đâu mới thực sự là một phần gắn bó với đơn vị như hồi tôi sống cùng Hắc Báo.

Các cố vấn khác thấy Huế là người không biết sợ hãi. Anh ta vẫn bước đi bình thường khi đột nhiên bị pháo kích mà không hề nao núng. Chưa ai từng trông thấy anh hốt hoảng trước súng đạn.”

Hắc Báo trở thành lực lượng bảo vệ cho Bộ Tư Lệnh từ ngày đầu cuộc giao tranh. Huế nắm toàn bộ nhiệm vụ phòng vệ Mang Cá và đã đánh bật nhiều đợt tấn công của địch.

Sau đó, Tướng Trưởng cử Hắc Báo đến những nơi nào cam go nhất, để gây phấn khởi thêm cho tinh thần binh sĩ các nơi ấy. Sự hiện diện của Hắc Báo, tuy cấp số đại đội, nhưng có giá trị tương đương một tiểu đoàn.

Tướng Trưởng và Huế quả là cặp bài trùng. “Tôi luôn nói với Ông Tướng tôi muốn ra chiến đấu, chứ không muốn ngồi yên một chỗ,” Huế nói. “Tôi luôn kính trọng Ông ta, nhưng Ông ta cũng nể tôi không kém. Nhiều sĩ quan sợ Ông té đái nhưng Harry này thì không.”

Điều quan trọng là Huế trở thành cố vấn sáng giá của Tướng Trưởng và cũng là người chỉ huy hành quân nhờ am hiểu địa hình thành phổ.

Hôm 14.2.68, Hắc Báo kéo đến khu tường thành Tây Bắc để giải cứu tiểu đoàn 1/3 đang bị bao vây.

4 ngày sau, họ hà hơi tiếp sức cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ 1/5, dưới quyền Thiếu Tá Thompson, bằng cách giữ an ninh mạn phải của đơn vị Mỹ, dọc theo khu Đại Nội.

Ngày 22.2, họ được gởi trở lại khu tường thành Tây Bắc, kịp thời đẩy lui cuộc tấn công của lực lượng địch từ Khe Sanh tăng phái. Hắc Báo xóa sổ một đại đội vừa được tung thêm vào.

Cuối ngày hôm đó, Tướng Trưởng ra tận mặt trận thăng cấp Đại Úy cho Huế. Coolican còn tặng Huế lon Đại Úy của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Vài tháng sau, Huế được mời ra Đệ Thất Hạm Đội tham dự một buổi lễ.

Năm 1997, Thompson cùng Huế viếng thăm Tướng Trưởng. Nhắc lại trận Mậu Thân, Thompson nói: “Tôi vẫn thấy kỳ diệu khi quân số của Ông nhỏ nhoi như thế mà có thể ngăn địch không chiếm được Thành Nội.”

– “Đây là người đã cứu Thành Nội và cũng là người đã cứu mạng tôi,” Ông Tướng chỉ tay về Huế nói.

Xin gởi Vị ân nhân của xứ Huế lời thơ chân thành:

Là dân Huế, tên anh Trần Ngọc Huế

Sống hiên ngang trọn một kiếp trai hùng

Toàn  dân thương, cả đồng minh kính nể

Suốt cuộc đời vì đất nước thủy chung. (Hết)

(Lịch sử- Sự kiện)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments