Friday, July 5, 2024
No menu items!
spot_img
HomeUncategorizedThư của học trò Liên Thành gởi Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thư của học trò Liên Thành gởi Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tác giả: LIÊN THÀNH, học trò môn Việt văn của thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường tại trường Quốc Học Huế.

– Phó Trưởng Ty Cảnh-sát Đặc-biệt (Ty Cảnh-sát Quốc-gia Thừa Thiên-Huế)

– Chỉ-huy trưởng Bộ Chỉ-huy Cảnh-sát Quốc-gia Thừa Thiên-Huế VNCH 1969-11/1974

Nhân sự kiện ông Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời hôm 24-7, xin được đăng lại bức thư của người học trò cũ của ông là ông Liên Thành, từng là thiếu tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Cảnh sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế, gửi cho ông Tường năm 2010. Nội dung bức thư như sau:

Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyên giáo sư Việt Văn trường Quốc Học Huế

– Nguyên Tổng Thư-ký “LỰC LƯỢNG LIÊN MINH DÂN TỘC DÂN CHỦ HÒA BÌNH”.

– Nguyên Chánh-án “TÒA ÁN NHÂN DÂN” VIỆT CỘNG TẾT MẬU THÂN 1968

Thưa Thầy,

Con là Liên Thành, là một học trò cũ của Thầy tại lớp Đệ Nhị B2, trường Quốc Học niên khóa 1958-1959. Có lẽ bây giờ vì tuổi đời đã cao hơn nữa thân mang bệnh tật nên Thầy không còn trí nhớ tốt, vì vậy con xin nhắc lại đây những kỷ niệm của bọn con lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 58-59 tại trường Quốc Học Huế đối với Thầy.

Thưa Thầy,

Lớp Đệ Nhị B2 tụi con có khoảng 50 đứa. Tụi con học ban Toán nên môn Việt Văn thường không hấp dẫn và cũng không làm chúng con quan tâm lắm. Chúng con thỉnh thoảng bỏ lớp trốn học kéo nhau sang Lạc Sơn ngồi nhâm nhi ly café, cảm thấy thú vị hơn phải ngồi nghe giảng dạy môn Vạn Vật, Anh Văn v.v… Thế nhưng đối với môn Việt Văn của Thầy dạy thì lũ chúng con không thiếu một đứa nào trong lớp. Cả lớp im lặng ngồi há miệng say mê nghe Thầy giảng bài, nghe Thầy nói văn chương chữ nghĩa, nghe Thầy giải thích điển tích. Có thể nói trí nhớ của Thầy siêu đẳng.

Thầy có tài ăn nói lôi cuốn người nghe, và đặc biệt Thầy có một vóc dáng thư sinh, khuôn mặt hiền từ, mái tóc bồng bềnh của một thi sĩ, một người lãng mạn nhẹ nhàng.

Thầy vào lớp, không sách, không vở, không tài liệu cầm tay. Thầy nói thao thao bất tuyệt về văn chương, chữ nghĩa thơ phú, điển tích xa xưa, đến những bài thơ cổ, cả lớp vẫn ngồi im lặng say mê nghe Thầy nói. Và ngoài ra Thầy còn giảng dạy cho chúng con những điều phải trái, tư cách làm người, đạo đức. Thầy quả là có một tấm lòng nhân hậu thương yêu mọi người…

Rồi thời gian qua nhanh, đất nước không còn có được những ngày tháng thanh bình. Người Cộng Sản miền Bắc phát động cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam. Lũ chúng con, những thằng học trò cũ của Thầy, cùng với các thanh niên cùng trang lứa tại khắp bốn vùng chiến thuật Miền Nam, xếp bút nghiên xông vào chiến trận cùng nhau gánh vác khổ nạn của quê hương. Chúng con chiến đấu không mang mặc cảm làm tay sai cho ai, không bao giờ nghĩ mình là lính Ngụy. Chúng con chiến đấu không vì hận thù. Chúng con chiến đấu chỉ vì lý tưởng, vì quê hương, vì xứ Huế dấu yêu. Lớp Đệ Nhị B2 của Thầy có năm mươi thằng học trò. Thầy biết không, tàn cuộc chiến chúng con chỉ còn lại dăm ba thằng. Hầu như tất cả đã ngã gục ngoài chiến trường, ngã gục trước lằn tên mũi đạn của những đồng chí Cộng sản với thầy, để bảo vệ đồng bào làng xóm thân yêu, trong đó có cha, có mạ, có chị, có em, có hàng xóm gần, láng giềng xa, có xứ Huế, có sông Hương núi Ngự, có cầu Tràng Tiền sáu vài 12 nhịp.

Thầy còn nhớ Văn Đình Tùng không? Tùng có biệt danh Tây Lai bạn cùng lớp với con, Mễ, Huấn, v.v. Năm học Đệ Nhất B5 hắn đi khóa 18 Võ Bị cùng với Lê Văn Mễ, Lê Huấn, còn con ở lại học tiếp cho xong Tú Tài II sau đó quyết định vào Thủ Đức. Ra trường Võ Bị hắn làm sĩ quan Điều Không của Sư đoàn 18, sau đó đi Mỹ học khóa đại đội trưởng. Từ Mỹ về, Trung Úy Văn Đình Tùng ra làm Đại Đội Trưởng Đại đội Trinh Sát Sư Đoàn 2. Trong một cuộc hành quân đại đội hắn nhảy xuống vùng mà tin tức tình báo sai lạc, Đại Đội hắn bị hai tiểu đoàn quân thù vây kín, hắn bỏ súng nhỏ ôm súng lớn, súng đại liên bắn chận quân thù cho lính thoát thân. Lính chạy thoát được còn hắn bị quân thù đâm trên 100 nhát dao. Hắn chết đứng sừng sững giữa trời, hiên ngang như Từ Hải chết trong truyện Kiều mà thầy đã dạy tụi con.

Còn nữa, một thằng học trò nữa mà thầy không thể quên hắn, vì hắn là thằng phá phách nhất lớp Đệ Nhị B2, năm sau lên Đệ Nhất B5 và đi Khóa 18 Võ Bị. Hắn là Lê Huấn. Hành quân Hạ Lào hắn là Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng, và hắn cũng trở thành Cố Đại Tá Lê Huấn Vị Quốc Vong Thân.

Thưa Thầy, năm mươi đứa học trò của thầy ở lớp Đệ Nhị B2 đa số đều như Văn Đình Tùng, Lê Huấn.

Trước tháng 6/1966, con ở lính tại Chi Khu Nam Hòa. Tình cờ trong một lần hành quân để di tản đồng bào từ làng Lương Miêu, Dương Hòa, mật khu của Việt Cộng, đưa đồng bào về vùng an ninh của VNCH, cuộc hành quân phối hợp với một trung đoàn của Sư Đoàn I Bộ binh, con gặp một vài thằng bạn trong lớp Đệ Nhị B2 như Trung Úy Nguyễn Tần, Đại Đội Trưởng, Thiếu Úy Trần Vĩnh, Tiền Sát Viên Pháo Binh, và một vài thằng nữa. Trên bước đường xuôi ngược của người trai thời loạn, gặp nhau quả thật xúc động. Chúng con ngồi kể chuyện xưa, chuyện học trò, chuyện trường Quốc Học. (Còn tiếp) 

(Trích trong sách Huế – Thảm Sát Mậu Thân)

( Chuyện xưa – Chuyện nay)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments