Sunday, September 29, 2024
No menu items!
spot_img
HomeTin nổi bậtTheo đuổi AI quân sự làm gia tăng nguy cơ chiến tranh...

Theo đuổi AI quân sự làm gia tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Một báo cáo mới cho biết sự nổi lên của trí tuệ nhân tạo (AI) trong các ứng dụng quân sự có thể làm tăng khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Theo một báo cáo mới (pdf) của tổ chức nghiên cứu Trung tâm về An ninh Mỹ Mới (CNAS), việc sử dụng AI mới trong cộng đồng quân sự, kết hợp với căng thẳng đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng sản, đang làm tăng nguy cơ xảy ra thảm họa chiến lược.

Báo cáo nói rằng “sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và [Trung Quốc]” đang kết hợp với “sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo cho các ứng dụng quân sự.”

“Kết hợp lại với nhau, thì sự xuất hiện của AI quân sự có thể sẽ làm sâu sắc thêm sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và làm gia tăng các rủi ro chiến lược.”

Do đó, báo cáo tìm cách kiểm tra các “con đường” tiềm năng mà qua đó AI quân sự có thể làm suy yếu sự ổn định toàn cầu hoặc góp phần gây ra một cuộc chiến tranh mới và đưa ra các khuyến nghị chính sách để tránh một cuộc xung đột thảm khốc như vậy.

AI quân sự là trung tâm trong những tham vọng của ĐCSTQ

AI quân sự là trung tâm trong những tham vọng toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đảng đang cai trị Trung Quốc như một quốc gia độc đảng.

Do đó, báo cáo cho biết chính quyền cộng sản này đang “hành động nhanh chóng để tích hợp AI vào quân đội của mình.” Báo cáo tuyên bố rằng chính quyền này tin rằng hệ thống chính phủ toàn trị của họ mang lại lợi thế cho họ trong nỗ lực đó so với một Hoa Kỳ bị chia rẽ về chính trị.

Trọng tâm của nỗ lực đó là mục tiêu “trí năng hóa” của ĐCSTQ, một sự chuyển đổi chiến tranh thông qua tích hợp hàng loạt AI, tự động hóa, và dữ liệu lớn.

“AI … đóng một vai trò quan trọng trong những tham vọng quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là mục tiêu trở thành ‘quân đội đẳng cấp thế giới’ vào giữa thế kỷ, một phần thông qua việc ‘trí năng hóa’ các lực lượng của họ,” báo cáo viết.

“Trí năng hóa phụ thuộc vào việc tích hợp AI và các công nghệ mới nổi khác vào lực lượng chung với mục tiêu giành lợi thế trước Hoa Kỳ. Trung Quốc lập luận rằng mô hình quản trị của họ, bao gồm cả chính sách hợp nhất quân sự-dân sự, mang lại cho Bắc Kinh lợi thế cạnh tranh so với Hoa Thịnh Đốn.”

Báo cáo trích dẫn một nghiên cứu về 343 hợp đồng thiết bị quân sự của Trung Quốc, được chia thành bảy lĩnh vực quan tâm đối với các khoản đầu tư AI quân sự của chế độ này: các phương tiện thông minh và tự động; tình báo, giám sát, và trinh sát; bảo trì dự đoán (predictive maintenance) và hậu cần; chiến tranh thông tin và tác chiến điện tử; mô phỏng và đào tạo; chỉ huy và kiểm soát; và nhận dạng mục tiêu tự động.

Nghiên cứu này là bằng chứng thêm nữa cho thấy ĐCSTQ đang đầu tư mạnh vào nhiều loại công nghệ mới, trong đó AI là ưu tiên hàng đầu. Điều rõ ràng là, như được nêu ra trong báo cáo, trí tuệ nhân tạo quân sự là trung tâm trong các kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng toàn cầu của chính quyền này.

“[Lãnh đạo ĐCSTQ] Tập [Cận Bình] đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho [quân đội Trung Quốc] để ‘cơ bản là hoàn thành’ quá trình hiện đại hóa vào năm 2035 và trở thành một quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ vào giữa thế kỷ,” báo cáo viết.

“Cả các chủ thể công cộng và tư nhân bên trong [Trung Quốc] đều xem trí tuệ nhân tạo là rất quan trọng đối với tương lai của Trung Quốc. Đối với nhà nước độc đảng, thì tầm quan trọng của AI vượt xa mọi đóng góp cho sức mạnh quân sự hoặc chính trị, mặc dù tất nhiên đó là những lợi ích quan trọng. Họ xem AI … là rất quan trọng đối với tương lai của đất nước về mọi mặt.”

Phản ứng của Hoa Kỳ mang đến rủi ro

Tuy nhiên, chế độ cộng sản Trung Quốc không đơn độc trong nỗ lực tích hợp AI vào các công nghệ quân sự ngày càng có khả năng tự quản.

Lên tiếng hồi đầu năm nay, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết ông có chung tầm nhìn, và tin rằng trong vòng 10 đến 15 năm nữa những quân đội hùng mạnh nhất thế giới sẽ chủ yếu là robot.

“Trong vòng 10 đến 15 năm tới, quý vị sẽ chứng kiến phần lớn quân đội của các nước phát triển trở thành quân đội robot,” Tướng Milley cho biết trong một cuộc thảo luận hôm 31/03 với Defense One. “Nếu quý vị thêm người máy có trí thông minh nhân tạo và vũ khí chính xác cùng khả năng nhìn xa, thì quý vị đã có được sự kết hợp của một thay đổi căn bản thực sự.

“Điều đó sắp xảy ra. Những thay đổi đó, công nghệ đó … chúng tôi đang xem xét trong vòng 10 năm tới.”

Do đó, bản báo cáo mới nói rằng việc Hoa Kỳ thúc đẩy tích hợp AI quân sự của riêng mình và đối trọng với ĐCSTQ không phải là không có rủi ro. Mặc dù các công nghệ riêng lẻ có thể chứng minh lợi ích trên giấy tờ, nhưng tác động chung của nhiều công nghệ quân sự mới có thể tạo thêm yếu tố bất ổn cho mối quan hệ Trung-Mỹ vốn đã căng thẳng.

Có lẽ không gì đúng với điều này hơn sự phổ biến của phần mềm ra quyết định quân sự dựa trên AI.

Báo cáo cho biết: “Đối với bất kỳ quốc gia nào, thì việc tăng tốc xử lý thông tin có thể giúp con người có thêm thời gian để đưa ra quyết định chính xác và sáng suốt hơn.”

“Tuy nhiên, tác động ròng của việc nhiều quốc gia rút ngắn thời gian ra quyết định của họ có thể sẽ đẩy nhanh tốc độ xảy ra các cuộc khủng hoảng và khiến các nhà lãnh đạo nhìn chung có ít thời gian ra quyết định hơn.”

Tương tự như vậy, báo cáo cảnh báo rằng nếu giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc coi các hệ thống tự chủ ít gây ra rủi ro chính trị hơn trong các hoạt động quân sự gây chết người, thì họ có nhiều khả năng sẽ bắt đầu sử dụng vũ lực.

“Nếu quyền tự chủ mang lại khả năng vượt trội, thì các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có thể đơn giản là có khuynh hướng sử dụng vũ lực hơn vì họ tin rằng cơ hội thành công của họ trên chiến trường là cao hơn.”

Mặc dù báo cáo kêu gọi Quốc hội “có hành động mạnh dạn để kiềm chế tiến bộ vì mục đích quân sự và đàn áp của Trung Quốc trong lĩnh vực AI,” nhưng báo cáo cũng khuyến khích đối thoại và xây dựng sự đồng thuận quốc tế như một phương tiện thúc đẩy ổn định và ngăn chặn sự hiểu lầm tai hại.

Báo cáo khuyến nghị: “Hãy biến AI quân sự thành một trụ cột căn bản trong ngoại giao với Trung Quốc liên quan đến vũ khí hạt nhân và ổn định chiến lược.”

Cẩm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ
The Epoch Times (Theo Eoch Times).

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments