Sunday, November 24, 2024
No menu items!
spot_img
HomeHOA KỲThâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ lên tới 1.6 ngàn tỷ...

Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ lên tới 1.6 ngàn tỷ USD trong bối cảnh nguồn thu thuế thấp hơn, chi tiêu cao hơn

Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ cho tài khóa 2023, kéo dài từ tháng Mười đến tháng Chín, đã ở mức lớn thứ ba trong lịch sử, do nguồn thu thuế thấp hơn kỳ vọng và chi tiêu của chính phủ tăng mạnh.

Theo Báo cáo Hàng tháng mới nhất của Bộ Ngân khố, trong 10 tháng đầu tiên của tài khóa hiện tại, thâm hụt ngân sách đã lên tới 1.6 ngàn tỷ USD, cao hơn mức thâm hụt 1.375 ngàn tỷ USD trong cả tài khóa 2022.

Hồi tháng Bảy, chính phủ Hoa Kỳ đã thâm hụt 221 tỷ USD, so với mức ước tính đồng thuận về thâm hụt là 109.3 tỷ USD. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) đã dự báo chính xác mức thâm hụt tài khóa 1.6 ngàn tỷ USD từ đầu năm đến nay.

Thâm hụt trong 12 tháng gần nhất vẫn ở mức 2 ngàn tỷ USD, trong khi chính phủ Hoa Kỳ đang vay 5.3 tỷ USD mỗi ngày.

Hôm 10/08, Bộ Ngân khố loan báo rằng nguồn thu từ thuế tăng 2.5% lên 276 tỷ USD trong tháng trước, và chi tiêu của chính phủ đã tăng 3.4% lên 497 tỷ USD.

Đối với tài khóa tính đến thời điểm hiện tại, doanh thu đã giảm 10% xuống còn khoảng 3.7 ngàn tỷ USD. Các khoản chi đã tăng 10% lên 5.3 ngàn tỷ USD, do chi tiêu nhiều hơn cho An sinh Xã hội, Medicare, Medicaid, và bảo đảm thu nhập.

Chi phí lãi vay tăng lên

Các khoản thanh toán lãi cũng đã chiếm một phần lớn ngân sách liên bang. Theo Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, chính phủ liên bang đã chi 67 tỷ USD cho tiền lãi ròng trong tháng Bảy. Tính từ đầu năm tài khóa đến nay, tổng các khoản thanh toán lãi vay đã lên tới 725 tỷ USD, tăng từ 589.48 tỷ USD so với cùng thời điểm một năm trước.

Peter G. Peterson Foundation, một tổ chức về bền vững tài khóa, cho biết sự gia tăng chi phí lãi ròng này là đáng lo ngại.

Tổ chức này viết, “Khi mức nợ công tăng lên, và lãi suất vay vẫn tương đối cao, thì chi phí trả khoản nợ đó cũng sẽ tăng theo. Trước khi thập niên này kết thúc, chi phí lãi vay tính theo phần trăm GDP sẽ vượt quá mức cao trước đó là 3.2% (xảy ra vào năm 1991).’”

“Hơn nữa, hệ thống thuế của quốc gia sẽ không tạo ra đủ nguồn thu để trang trải chi tiêu trong những lĩnh vực đó và những lĩnh vực khác.”

Những con số ngân sách mới nhất được đưa ra ngay sau khi Fitch Ratings công bố hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do lo ngại về “suy thoái tài khóa dự kiến” trong ba năm tới. Chính phủ đương nhiệm đã phản bác quyết định này, nói rằng Fitch đã quyết định như vậy một cách “bất chấp thực tế.”

Tuy nhiên bà Maya MacGuineas, chủ tịch tổ chức Ủy ban Ngân sách Liên bang có Trách nhiệm (CRFB), lập luận rằng việc Fitch hạ bậc xếp hạng “nên khiến các nhà hoạch định chính sách thức tỉnh.”

vào của công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch ở Paris hôm 08/08/2011. (Ảnh: Miguel Medina/AFP qua Getty Images)

Bà MacGuineas cho biết trong một tuyên bố: “Thật không may, khoản vay của chúng ta sẽ chỉ có tăng thêm cho đến khi cuối cùng chúng ta quyết định rằng thế là đủ.”

“Bất kể ý kiến ​​của mỗi người về thời điểm, những lo ngại cốt lõi về tình hình tài khóa của chúng ta là không thể phủ nhận. Chúng ta đang chứng kiến ​​thâm hụt gia tăng, nợ tăng vọt, và các quỹ ủy thác An sinh Xã hội và Medicare gần như cạn kiệt.”

Tiếp tục vay

Hôm 07/08, Bộ Ngân khố tiết lộ rằng họ dự đoán sẽ vay hơn 1 ngàn tỷ USD trong quý 3, tăng thêm 274 tỷ USD so với ước tính trước đó hồi tháng Năm.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng có kế hoạch vay thêm 852 tỷ USD trong quý 4.

Bộ Ngân khố cho biết, “Trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín năm 2023, Bộ Ngân khố dự kiến ​​sẽ vay 1.007 ngàn tỷ USD nợ ròng có thể bán được cho tư nhân nắm giữ, nếu giả sử số dư tiền mặt cuối tháng Chín là 650 tỷ USD. Khoản vay ước tính cao hơn 274 tỷ USD so với công bố hồi tháng 05/2023, chủ yếu là do số dư tiền mặt đầu quý thấp hơn (148 tỷ USD) và số dư tiền mặt cuối quý cao hơn (50 tỷ USD), cũng như dự đoán về các khoản thu thấp hơn và các khoản chi cao hơn (83 tỷ USD).”

“Trong quý từ tháng 10 đến tháng 12/2023, Bộ Ngân khố dự kiến ​​​​sẽ vay 852 tỷ USD nợ ròng có thể bán được do tư nhân nắm giữ, và giả định số dư tiền mặt vào cuối tháng 12 là 750 tỷ USD.”

Các nhà phân tích đã đặt câu hỏi về mức độ nhu cầu của người mua trong và ngoài nước, đặc biệt là sau khi Fitch hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nợ của Hoa Kỳ. Các nhà quan sát thị trường cảnh báo rằng nhu cầu [mua nợ của Hoa Kỳ] có thể bắt đầu cạn kiệt trong các quý tới do triển vọng tài khóa ngày càng xấu đi, áp lực vay nợ dai dẳng của Hoa Thịnh Đốn, và quy mô đấu giá quá lớn của Bộ Ngân khố.

Như một phần trong nỗ lực bổ sung Tổng Trương mục của Bộ Ngân khố (TGA) vốn gần như cạn kiệt trong cuộc tranh luận về mức trần nợ, Bộ Ngân khố đang chuẩn bị tăng quy mô đấu thầu và theo các chuyên gia, bộ có thể sẽ mở rộng phát hành tín phiếu Ngân khố trong vài quý tới.

Một số nhà quan sát thị trường tự hỏi Hoa Thịnh Đốn có thể duy trì vay nợ như vậy trong bao lâu, đặc biệt nếu suy thoái kinh tế xảy ra.

Ông Charlie Bilello, giám đốc chiến lược tiếp thị tại Creative Planning Investor, cho biết trên X (trước đây là Twitter): “Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục tiêu tiền như một thủy thủ say rượu với thâm hụt ngân sách tăng lên 2.3 ngàn tỷ USD. Điều này xảy ra khi nền kinh tế vẫn đang trong quá trình mở rộng với Tỷ lệ Thất nghiệp gần mức thấp nhất trong 54 năm là 3.5%. Điều gì sẽ xảy ra với thâm hụt khi suy thoái xảy ra?”

Bất chấp những con số chính thức, Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần khẳng định trong năm nay rằng ông đã cắt giảm khoản nợ quốc gia 1.7 ngàn tỷ USD. Tuy nhiên, khi ông nhậm chức, khoản nợ quốc gia chỉ hơn 28 ngàn tỷ USD một chút. Ngày nay, nợ quốc gia đã đạt gần 33 ngàn tỷ USD.

Trong một số bài diễn văn, Tổng thống Biden có nhắc đến thâm hụt ngân sách hơn là nợ quốc gia, nhưng các chuyên gia khẳng định rằng điều này vẫn gây hiểu lầm. Yếu tố góp phần chính vào sự suy giảm thâm hụt là chi tiêu khẩn cấp, kích thích, và cứu trợ thời đại dịch hết hạn.

Nhìn chung, khi so sánh với năm 2019, thâm hụt cho tài khóa 2023 lớn hơn 83.5%.

Vân Du biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times (Theo The Epoch Times),–

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments