Thursday, November 21, 2024
No menu items!
spot_img
HomeKiến ThứcKhoa HọcSiêu trăng lớn nhất năm sắp chiếu sáng bầu trời

Siêu trăng lớn nhất năm sắp chiếu sáng bầu trời

Trăng tròn hôm 30/8 sẽ ở điểm gần Trái Đất nhất, tạo thành siêu trăng sáng nhất năm 2023.

Siêu trăng lớn và sáng nhất năm 2023 sẽ mọc vào ngày 30/8 và có biệt danh “trăng xanh”. Đây là kết quả của 3 hiện tượng Mặt Trăng xảy ra cùng lúc. Tên gọi “trăng xanh” không liên quan tới màu sắc của Mặt Trăng mà xuất phát từ thực tế đây là lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8, theo Live Science. Đây là lần thứ hai siêu Trăng xuất hiện trong cùng một tháng (đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2/8 và rạng sáng 31/8).

Có hai loại trăng xanh. Siêu trăng xanh tháng 8 thuộc nhóm thứ nhất, đánh dấu hai lần trăng tròn diễn ra trong cùng một tháng, kết quả từ việc trăng tròn mọc theo chu kỳ 29,5 ngày. Ngoài trăng cá tầm xảy ra hôm 1/8/2023, trăng tròn hôm 30/8 gọi là trăng xanh theo lịch, chỉ xuất hiện 2 – 3 năm một lần. Lần tiếp theo sẽ rơi vào ngày 31/5/2026.

Loại thứ hai gọi là trăng xanh theo mùa, chỉ lần trăng tròn thứ 3 trong số 4 lần trăng tròn ở một mùa thiên văn. Điều này xảy ra khi năm dương lịch có 13 lần trăng tròn thay vì 12 như thông thường. Lần tiếp theo xuất hiện trăng xanh theo mùa là ngày 19/8/2024.

Siêu trăng diễn ra khi trăng tròn ở điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo. Quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất có hình elip, vì vậy mỗi tháng nó đi qua cận điểm (điểm gần Trái Đất nhất) và củng điểm (điểm xa Trái Đất nhất), theo Fred Espenak, nhà thiên văn học làm việc cho NASA.

Lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8 là siêu trăng thứ ba và gần nhất trong số 4 siêu trăng năm 2023. Ở khoảng cách 357.344 km từ Trái Đất, đây là siêu trăng lớn và sáng nhất năm, dù chỉ gần hơn 33 km so với siêu trăng hôm 1/8 (357.311 km). Siêu trăng tiếp theo có tên trăng thu hoạch, rơi vào ngày 29/9 và là siêu trăng cuối cùng của năm 2023.

Tại Việt Nam, siêu trăng lần hai xuất hiện trong tháng vào đúng ngày Rằm (15 âm lịch). Khi đó Trăng tròn sẽ lớn hơn một chút và sáng hơn thông thường khoảng 15%. Việc quan sát sự kiện này hoàn toàn như đối với Trăng tròn thông thường, tức là chỉ cần trời ít mây, đủ để nhìn thấy Mặt Trăng. Người quan sát cũng không cần chuẩn bị bất cứ dụng cụ bảo vệ mắt nào khi quan sát.

An Khang (Theo Live Science)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments