Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa đưa ra cảnh báo về các chiến lược tiếp thị sữa công thức ở Việt Nam mà các tổ chức này cho rằng những quảng cáo về việc cải thiện chiều cao và cân nặng là không có đủ căn cứ khoa học.
Trong một tuyên bố chung đưa ra nhân Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ từ ngày 1-7 tháng này, WHO và UNICEF nói rằng có những tuyên bố gây hiểu lầm khi tiếp thị sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, cả trên toàn cầu và ở Việt Nam. Hai tổ chức bảo vệ sức khỏe người dân và trẻ em toàn thế giới khuyến cáo rằng các chiến dịch tiếp thị sữa ở Việt Nam là “mang tính lợi dụng.”
Hai tổ chức đưa ra cảnh báo sau khi WHO công bố báo cáo toàn cầu về Tiếp thị sữa công thức ảnh hưởng đến quyết định nuôi dưỡng trẻ. Nghiên cứu đa quốc gia này tiết lộ các chiến lược tiếp thị sai lệch về sữa công thức ở Việt Nam, trong đó “thường có các tuyên bố không có cơ sở khoa học như sữa công thức có thể giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng hoặc trí não.”
Các hình ảnh từ những quảng cáo sữa công thức trên truyền hình ở Việt Nam thường cho thấy trẻ em sau khi uống sữa trở nên cao lớn hoặc thông minh hơn.
“Những tuyên bố tiếp thị gây hiểu lầm làm trầm trọng thêm những thách thức mà các bậc cha mẹ phải đối mặt, bằng cách làm tăng sự lo lắng về việc cho con bú và chăm sóc trẻ sơ sinh,” WHO và UNICEF nói trong tuyên bố chung đưa ra hôm 1/8.
Theo tiết lộ của báo cáo, các công ty sữa công thức “đã sử dụng nhiều chiêu khuyến mãi khuyến khích để thu hút các chuyên gia y tế.”
“Ở Việt Nam, các chuyên gia y tế đã nói về việc nhận tài trợ cho nghiên cứu, hoa hồng từ việc bán hàng và các sự kiện quảng cáo được thanh toán toàn bộ chi phí,” báo cáo của WHO cho biết. “Cũng có bằng chứng cho thấy quan hệ đối tác giữa các công ty sữa công thức và cơ sở dinh dưỡng.”
Một bác sỹ không được nêu danh tính ở một bệnh viện công ở TPHCM nói rằng các công ty sữa công thức “tài trợ cho khoa (của bệnh viện) từ 5 đến 10 triệu đồng để đổi lấy việc giới thiệu 15-20 phút (về sản phẩm sữa của họ),” theo báo cáo.
Một bác sỹ bệnh viện công khác ở TPHCM, cũng được trích lời nói trong báo cáo, cho biết những nhân viên tiếp thị của các công ty sữa công thức thường mời các bác sỹ đi “ăn trưa và nói về (sản phẩm) sữa” ở các địa điểm bên ngoài bệnh viện. Một bá sỹ khác, cũng không được nêu danh tính, nói các công ty sữa công thức thường đưa cho họ “các hộp sữa miễn phí và thậm chí cả vali, mũ bảo hiểm, USB và sạc điện dự phòng, v.v.”
Báo cáo, được thực hiện trên 8 quốc gia đại diện cho các châu lục và vùng lãnh thổ khác nhau, cho rằng sữa ở Việt Nam được tiếp thị qua nhiều kênh và nhiều cách khác nhau, phổ biến và tràn lan.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tiếp thị này có ảnh hưởng lớn đến thái độ của bà mẹ, người tiếp xúc. Theo đó, 82% bà mẹ ở Việt Nam biết về sữa công thức giai đoạn 2 (trẻ ở độ tuổi 6-12 tháng) và 96% trong đó cho rằng sữa công thức là cần thiết. Điều này làm suy giảm tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, theo nghiên cứu.
WHO và UNICEF cho rằng việc quảng bá tiếp thị sai lệch ở Việt Nam đã vi phạm Nghị định số 100 của Chính phủ năm 2014 về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, trong đó cấm quảng cáo sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng và yêu cầu ghi nhãn, thông tin, giáo dục và quảng cáo phù hợp.
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã tăng cường các biện pháp bảo vệ chống lại việc tiếp thị không phù hợp về các sản phẩm thay thế sữa mẹ, theo báo cáo.
Các chuyên gia của WHO cho rằng để giải quyết các lỗ hổng của pháp luật, cần kiểm soát truyền thông qua nền tảng kỹ thuật số, củng cố các cơ chế giám sát và thực thi pháp luật để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ em khỏi các hoạt động tiếp thị thương mại gây hại.
WHO và UNICEF kêu goi Việt Nam tăng cường luật quảng cáo vào năm 2024 để bảo vệ trẻ sơ sinh và bà mẹ đồng thời nỗ lực để cải thiện khả năng tiếp cận của cha mẹ với thông tin khách quan về dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, không chịu ảnh hưởng của thương mại. (Theo VOA),
Một cửa hàng bán sữa bột công thức ở Việt Nam. WHO và UNICEF cảnh báo về các chiến lược tiếp thị sữa mà họ cho là “sai lệch” ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa đưa ra cảnh báo về các chiến lược tiếp thị sữa công thức ở Việt Nam mà các tổ chức này cho rằng những quảng cáo về việc cải thiện chiều cao và cân nặng là không có đủ căn cứ khoa học.
Trong một tuyên bố chung đưa ra nhân Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ từ ngày 1-7 tháng này, WHO và UNICEF nói rằng có những tuyên bố gây hiểu lầm khi tiếp thị sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, cả trên toàn cầu và ở Việt Nam. Hai tổ chức bảo vệ sức khỏe người dân và trẻ em toàn thế giới khuyến cáo rằng các chiến dịch tiếp thị sữa ở Việt Nam là “mang tính lợi dụng.”
Hai tổ chức đưa ra cảnh báo sau khi WHO công bố báo cáo toàn cầu về Tiếp thị sữa công thức ảnh hưởng đến quyết định nuôi dưỡng trẻ. Nghiên cứu đa quốc gia này tiết lộ các chiến lược tiếp thị sai lệch về sữa công thức ở Việt Nam, trong đó “thường có các tuyên bố không có cơ sở khoa học như sữa công thức có thể giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng hoặc trí não.”
Các hình ảnh từ những quảng cáo sữa công thức trên truyền hình ở Việt Nam thường cho thấy trẻ em sau khi uống sữa trở nên cao lớn hoặc thông minh hơn.
“Những tuyên bố tiếp thị gây hiểu lầm làm trầm trọng thêm những thách thức mà các bậc cha mẹ phải đối mặt, bằng cách làm tăng sự lo lắng về việc cho con bú và chăm sóc trẻ sơ sinh,” WHO và UNICEF nói trong tuyên bố chung đưa ra hôm 1/8.
Theo tiết lộ của báo cáo, các công ty sữa công thức “đã sử dụng nhiều chiêu khuyến mãi khuyến khích để thu hút các chuyên gia y tế.”
“Ở Việt Nam, các chuyên gia y tế đã nói về việc nhận tài trợ cho nghiên cứu, hoa hồng từ việc bán hàng và các sự kiện quảng cáo được thanh toán toàn bộ chi phí,” báo cáo của WHO cho biết. “Cũng có bằng chứng cho thấy quan hệ đối tác giữa các công ty sữa công thức và cơ sở dinh dưỡng.”
Một bác sỹ không được nêu danh tính ở một bệnh viện công ở TPHCM nói rằng các công ty sữa công thức “tài trợ cho khoa (của bệnh viện) từ 5 đến 10 triệu đồng để đổi lấy việc giới thiệu 15-20 phút (về sản phẩm sữa của họ),” theo báo cáo.
Một bác sỹ bệnh viện công khác ở TPHCM, cũng được trích lời nói trong báo cáo, cho biết những nhân viên tiếp thị của các công ty sữa công thức thường mời các bác sỹ đi “ăn trưa và nói về (sản phẩm) sữa” ở các địa điểm bên ngoài bệnh viện. Một bá sỹ khác, cũng không được nêu danh tính, nói các công ty sữa công thức thường đưa cho họ “các hộp sữa miễn phí và thậm chí cả vali, mũ bảo hiểm, USB và sạc điện dự phòng, v.v.”
Báo cáo, được thực hiện trên 8 quốc gia đại diện cho các châu lục và vùng lãnh thổ khác nhau, cho rằng sữa ở Việt Nam được tiếp thị qua nhiều kênh và nhiều cách khác nhau, phổ biến và tràn lan.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tiếp thị này có ảnh hưởng lớn đến thái độ của bà mẹ, người tiếp xúc. Theo đó, 82% bà mẹ ở Việt Nam biết về sữa công thức giai đoạn 2 (trẻ ở độ tuổi 6-12 tháng) và 96% trong đó cho rằng sữa công thức là cần thiết. Điều này làm suy giảm tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, theo nghiên cứu.
WHO và UNICEF cho rằng việc quảng bá tiếp thị sai lệch ở Việt Nam đã vi phạm Nghị định số 100 của Chính phủ năm 2014 về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, trong đó cấm quảng cáo sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng và yêu cầu ghi nhãn, thông tin, giáo dục và quảng cáo phù hợp.
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã tăng cường các biện pháp bảo vệ chống lại việc tiếp thị không phù hợp về các sản phẩm thay thế sữa mẹ, theo báo cáo.
Các chuyên gia của WHO cho rằng để giải quyết các lỗ hổng của pháp luật, cần kiểm soát truyền thông qua nền tảng kỹ thuật số, củng cố các cơ chế giám sát và thực thi pháp luật để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ em khỏi các hoạt động tiếp thị thương mại gây hại.
WHO và UNICEF kêu goi Việt Nam tăng cường luật quảng cáo vào năm 2024 để bảo vệ trẻ sơ sinh và bà mẹ đồng thời nỗ lực để cải thiện khả năng tiếp cận của cha mẹ với thông tin khách quan về dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, không chịu ảnh hưởng của thương mại. (Theo VOA),