Thursday, November 21, 2024
No menu items!
spot_img
HomeBình LuậnĐảo chính tại Niger : Pháp và Mỹ bất lực ?

Đảo chính tại Niger : Pháp và Mỹ bất lực ?

Anh Vũ

Các báo Paris ra hôm 09/08/2023 đề cập nhiều đến nhiều chủ đề xã hội liên quan đến nội bộ Pháp. Tuy nhiên, thời sự quốc tế nổi bật được các báo chú ý theo dõi là khủng hoảng chính trị tại Niger với cuộc đảo chính quân sự hôm 26/07/2023. 

Trước hết với nước Pháp biến động chính trị tại Niger cho thấy « Chiến lược của tổng thống Macron tại Sahel thất bại », tựa bài viết trên Le Figaro. Lần lượt các nước từng được coi là sân sau của Pháp ở châu Phi những năm qua đã có đảo chính, thay bằng những chính quyền chống Pháp ra mặt. Niger mới đây chỉ là thêm một ví dụ.

Theo Le Figaro, thực tế này đánh dấu thất bại trong chính sách châu Phi của Pháp, dưới thời tổng thống Macron. Theo tờ báo, « những kết quả mà tổng thống Emmanuel Macron đạt được ở châu Phi rất nghèo nàn : Rút quân, mất ảnh hưởng về chính trị và kinh tế, gia tăng tâm lý chống Pháp… » 

Cũng như Pháp, Mỹ có quan hệ đối tác quân sự tốt với chính quyền của tổng thống Mohammed Bazoum, hiện đang bị phe đảo chính bắt giữ. Hiện tại, Mỹ vẫn còn 1500 quân đóng tại Niger trong khuôn khổ hợp tác chống khủng bố thánh chiến. Tuy nhiên Washington tỏ ra khá dè dặt trước cuộc khủng hoảng hiện nay, chưa biết làm gì, theo ghi nhận của nhật báo Libération. Theo tờ báo, cho đến giờ dù phe đảo chính vẫn tránh không chỉ trích quan hệ đối tác quân sự với Hoa Kỳ, nhưng họ thẳng thừng từ chối các đề xuất trung gian giàn xếp của Mỹ nhằm tái lập chính quyền vừa bị lật đổ. Phe quân nhân đảo chính tỏ ra vẫn tôn trọng Mỹ nhưng họ không nhượng bộ gì.

Mỹ đến lúc này có vẻ thận trọng, đứng ngoài không can thiệp trực tiếp, tuyên bố thiên về giải pháp ngoại giao đồng thời đá quả bóng xử lý khủng hoảng sang sân của cộng đồng các nước Tây Phi. Điều mà các nước phương Tây lo ngại nhất lúc này là khả năng phe đảo chính cầu viện đến sự trợ giúp của lực lượng đánh thuê Nga Wagner và Niger rơi vào vòng ảnh hưởng của Matxcơva. Nếu điều này xảy ra thì chiến lược chống khủng bố và sự hiện diện của Mỹ và Pháp tại khu vự Tây Phi này sẽ bị đảo lộn.

Khủng hoảng Niger và nguy cơ khủng hoảng di dân cho EU

Nhật báo Le Monde quan tâm đến tác động của cuộc khủng hoảng đối với Liên Hiệp Châu Âu qua bài : « Niger : Con đường di dân, một thách thức với Liên Âu ». Lý do là vì từ năm 2016, chính quyền Niamey đã giúp Liên Hiệp Châu Âu nhiều trong việc ngăn chặn làn sóng di dân từ vùng hạ Sahara (Bắc Phi). 

Le Monde nhận thấy, « một cuộc khủng hoảng có thể che giấu một khủng hoảng khác. Đằng sau những sôi sục về ngoại giao và quân sự xung quanh cuộc đảo chính ở Niamey là một thách thức nặng nề đối với người châu Âu: vấn đề di dân vùng hạ Sahara. Niger thực sự chiếm một vị trí chiến lược trên các tuyến đường di cư của lục địa như một hành lang quá cảnh dễ dàng tới Libya, và là một bàn đạp cho di dân từ Tunisia qua Ý ». Đó là lý do để Roma lo ngại. 

Kể từ cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Mohamed Bazoum vào ngày 26 tháng 7, các nhà lãnh đạo Ý đã nhiều lần cảnh báo chống lại ý định can thiệp quân sự vào Niamey, theo họ, điều này có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng hỗn loạn ở Sahel. Một cuộc chiến tranh trong khu vực này sẽ tạo một làn sóng di dân mới đổi vào châu Âu ; Niger hoàn toàn có trong chiến lược kiểm soát làn sóng di dân của Liên Hiệp Châu Âu (EU) mà lục địa này đã phải đối mặt với quy mô chưa từng có trong những năm 2010. Khi đó, dưới áp lực từ Bruxelles, chính quyền Niamey đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm hạn chế di dân tiếp cận biên giới phía bắc với Libya. Người đóng góp chủ yếu vào kế hoạch đó chính là bộ trưởng Nội Vụ Niger lúc bấy giờ chính là Mohamed Bazoum, hiện giờ là tổng thống bị đảo chính lật đổ. 

(Theo RFI)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments