Thursday, November 21, 2024
No menu items!
spot_img
HomeKiến ThứcSức Khỏe5 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan

Thục Linh

Ung thư gan có thể gây ra tình trạng đau bụng dai dẳng, vàng da, mệt mỏi, yếu cơ, chướng bụng và sưng chân.

Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng 900.000 ca ung thư gan và hơn 800.000 trường hợp tử vong, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư quốc tế (IARC). Dù bệnh không gây ra các triệu chứng đáng chú ý ở giai đoạn đầu, các chuyên gia chỉ ra một số dấu hiệu đặc trưng, giúp người dân sớm phát hiện và tầm soát bệnh.

Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Abbas Kanani, tiến sĩ tại Chemist Click, cho biết ung thư gan có thể ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến giảm cân ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, các tế bào ung thư cạnh tranh với tế bào khỏe mạnh, lấy chất dinh dưỡng và gây ra sự gián đoạn trong quá trình trao đổi chất thông thường.

Vì vậy, nếu bạn thấy mình giảm cân đột ngột dù không tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện nào, tiến sĩ Kanani khuyến nghị đi khám.

Đau bụng dai dẳng

Khi ung thư gan tiến triển, khối u sẽ tăng kích thước và xâm lấn các mô xung quanh, như bao gan và các vùng lân cận. Tình trạng này có thể gây đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng trên bên phải.

Đây có thể là cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói, tập trung gần xương bả vai bên phải, đôi khi lan ra sau lưng. Một số người cũng có thể bị đau ở phía dưới bên phải của khung xương sườn. Đau có thể kèm theo sưng ở bụng, chân, mắt cá chân.

Vàng da

Tiến sĩ Kanani cho biết ung thư gan có thể làm tắc nghẽn ống dẫn mật. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm vận chuyển mật (một chất do gan sản xuất) đến ruột. Khi dòng chảy mật bị tắc nghẽn, chất bilirubin tích tụ trong cơ thể dẫn đến vàng da, lòng trắng của mắt cũng có thể chuyển thành màu vàng.

Ung thư gan có thể gây ra tình trạng đau bụng. Ảnh: Freepik

Mệt mỏi và yếu ớt

Khi ống dẫn mật bị tắc nghẽn, chức năng gan suy giảm. Khi ấy, cơ thể bị ức chế sản xuất các protein cần thiết cho cơ bắp và năng lượng. Theo tiến sĩ Kanani, điều này có thể gây cảm giác mệt mỏi, suy nhược dù người bệnh đã nghỉ ngơi đầy đủ.

Thực tế, hầu hết bệnh ung thư đều gây ra cảm giác mệt mỏi mạn tính. Một số bệnh giải phóng các protein gọi là cytokine, là nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Các bệnh ung thư khác có thể làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, làm suy yếu cơ bắp, gây tổn thương một số cơ quan) hoặc thay đổi nội tiết tố của cơ thể, tất cả đều có thể góp phần gây ra mệt mỏi.

Chướng bụng và sưng chân

Tiến sĩ Kanani cho biết ung thư gan cũng có thể làm gián đoạn lưu lượng máu bình thường qua gan, gây gia tăng áp lực trong các mạch máu. Điều này dẫn đến tích tụ chất lỏng ở bụng hoặc chân, gây sưng tấy và khó chịu.

(Sức khỏe – Y học)

Seiichi Miyake: Cha đẻ công trình dành cho người khiếm thị

Cách đây hơn 5 thập kỷ, Seiichi Miyake đã tạo nên cuộc cách mạng cho người khiếm thị khi tham gia giao thông. Vậy Seiichi Miyake là ai?

Seiichi Miyake và phát minh cách mạng cho người khiếm thị

Seiichi Miyake là một nhà phát minh người Nhật Bản. Ông nổi tiếng với công trình mang tên “Khối xúc giác” (hay “Gạch tenji”, “Gạch xúc giác”) dành cho người khiếm thị khi họ tham gia giao thông.

Nếu như chữ nổi của nhà phát minh người Pháp Louis Braille giúp cho người khiếm thị có thể đọc thì gạch xúc giác của Seiichi Miyake có thể giúp người khiếm thị tham gia giao thông an toàn.

Bắt nguồn từ mong muốn giúp đỡ người bạn thân khiếm thị của mình có thể dễ dàng nhận biết cảnh báo an toàn cũng như nguy hiểm trên đường đi, năm 1965, Seiichi Miyake đã dùng tiền của mình sáng chế ra các gạch xúc giác.

Phát minh của Seiichi Miyake từ mong muốn cá nhân (giúp đỡ người bạn khiếm thị) đã nhanh chóng lan trên thế giới và trở thành một “cuộc cách mạng” đổi mới mạnh mẽ cách những người khiếm thị điều hướng không gian công cộng trên toàn cầu.

Hai năm sau khi gạch xúc giác của Seiichi Miyake ra đời, thành phố Okayama (phía Tây Nhật Bản) là nơi đầu tiên lắp đặt công trình phát minh này dành cho người khiếm thị.

10 năm sau, nhờ lợi ích và tính khả dụng của nó, gạch xúc giác trở thành công trình bắt buộc trong Tuyến đường sắt Quốc gia Nhật Bản.

Các quốc gia khác trên thế giới bắt đầu học tập Nhật Bản và lắp đặt gạch xúc giác này nhằm hỗ trợ việc tự di chuyển cho người khiếm thị.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy gạch xúc giác xuất hiện rộng rãi ở Trung Quốc, Hàn Quốc, và các thành phố của các quốc gia khác như Đức (Frankfurt), Pháp (Paris), Bỉ (Brussels), Hà Lan (Amsterdam), Vương quốc Anh (London)…

Vậy “Gạch xúc giác” hoạt động như thế nào?

Vì có tác dụng điều hướng không gian cũng như cảnh báo những nguy hiểm sắp tới trên đường đi nên Seiichi Miyake phát minh hai loại gạch xúc giác:

Loại gạch xúc giác có chấm tròn: Có tác dụng cảnh báo người khiếm thị về nguy hiểm sắp tới trên đường đi. Chúng được lắp đặt tại các lề đường, các rìa lối băng qua đường, hố ga, sân ga…

Loại gạch xúc giác có thanh bar: Cung cấp khả năng định hướng cho người khiếm thị, để họ biết rằng đang đi theo một con đường an toàn ở phía trước.

Công cụ đắc lực dùng trong việc xác định gạch xúc giác trên đường đi dành cho người khiếm thị chính là cây gậy trắng (hoặc gậy hỗ trợ). Ngoài ra, người khiếm thị có thể dẫn theo một chú chó dẫn đường hoặc cảm nhận gờ nổi của gạch xúc giác thông qua đôi giày của họ.

Nhờ công trình có ích của người khiếm thị, giúp họ cảm thấy tự tin khi tham gia giao thông, hôm nay, Google Doodle vinh danh nhà phát minh người Nhật Bản Seiichi Miyake trên trang chủ, hiển thị theo phong cách của các gạch xúc giác được chạm nổi trên nền màu vàng quen thuộc.

Theo soha

(Khoa học- Công nghệ-Môi trường)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments