Sunday, July 7, 2024
No menu items!
spot_img
HomeBình LuậnVNCH để lại nhiều di sản quý cho ngày nay và tương...

VNCH để lại nhiều di sản quý cho ngày nay và tương lai

Ngay chính Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm, Nguyễn Thị Kim Ngân, vốn gốc tỉnh Bến Tre thời VNCH, cũng phải tâm sự lên tiếng khen nền giáo dục cũ của miền Nam.

Những ý nghĩ vụn này đã tạo dịp cho tôi được sống lại những tự hào của một thời tuổi trẻ trong thành phố Sài Gòn, được hưởng nền giáo dục VNCH, với lý tưởng mộng mị cho một Việt Nam hùng mạnh tương lai.

Ra đi du học mong trau dồi kiến thức với tâm huyết hừng hực của một thanh niên tuổi 20, và sau này lúc ra đời làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn mang trái tim phục vụ tuổi 30 dù mái tóc đã điểm sương.

Và cùng với người Sài gòn bấy giờ, tôi vẫn thấy bừng lên sức sống với giấc mơ xưa: Biết đâu sẽ có một ngày?

Di sản cộng hòa cho Việt Nam nay là gì?

A. VNCH và thành công kinh tế thị trường

Dù chưa được quen thuộc nhiều với các định chế kinh tế và tài chính quốc tế hay các nền kinh tế tư bản lớn, VNCH đã biết sớm theo các qui luật của nền kinh tế thị trường và nhất là nhấn mạnh vai trò khu vực tư nhân.

Điều này tương phản hoàn toàn với nền kinh tế VN bây giờ, sau 44 năm thống nhất, vẫn loay hoay với lý thuyết “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà không ai chứng minh được.

Các thay đổi lớn sau ba thập niên Đổi Mới từ những năm 1986-1989 đã giúp VN có một bộ mặt tương đối phồn thịnh ở các thành thị, nhưng đi dần vào bế tắc nếu không có các cải cách thể chế song hành với cải cách kinh tế ở giai đoạn tới. So sánh thời kỳ 21 năm dưới VNCH với thời gian ít hơn một nửa so với 44 năm của nước VN thống nhất, hai di sản kinh tế nổi bật của VNCH là:

Đặc biệt là chính sách “Cải Cách Điền Địa” dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa được tiếp nối bởi “Người Cày Có Ruộng” dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhằm lấy lại các mảnh ruộng bao la nằm tập trung trong tay một số nhỏ đại điền chủ từ thời Pháp thuộc, phát đất rộng rãi cho các tầng lớp nông dân và khuyến khích tự do trồng trọt, nhất là lúa gạo, để miền Nam tự cường.

Ngoài ra, và quan trọng nhất, là những năm về sau Chính phủ VNCH đã cho áp dụng một chính sách qui mô cho gieo hạt lúa mới “Thần Nông” trên toàn vùng đồng bằng Cửu Long, làm tăng gia đột biến năng suất trồng lúa và mức sản xuất gạo của đất nước, đưa đến cả khả năng xuất cảng gạo bắt đầu vào năm 1974. Đây là thành tích kinh tế đáng kể của VNCH khi cuộc chiến tương tàn cũng đi vào giai đoạn ác liệt nhất.

Nước VN thống nhất sau tháng 4/1975 mới chỉ nhận ra tầm quan trọng của chính sách sản xuất lúa gạo tự do với Đổi Mới từ năm 1986 khi đến bờ vực của nạn đói, lúc không sản xuất đủ gạo ăn và dân chúng bắt đầu phải trộn cơm với bo bo từ những năm 1980.

Từ khi chính phủ trung ương ở Hà Nội thay đổi chính sách bằng “ngòi bút” từ nghị quyết năm 1986 cho phép dùng giá cả và sản xuất tự do, di chuyển gạo từ vùng thừa sang vùng thiếu, đã làm lại cuộc “cách mạng xanh” nói trên của VNCH, khởi đầu toàn chiến lược đổi mới nông nghiệp và tiếp đó “lột xác” toàn nền kinh tế trong ba thập niên theo sau.

Điều đáng lưu ý là cuộc cách mạng này đã được thừa hưởng di sản có sẵn của chính sách tự do trồng trọt ở đồng bằng Cửu Long, diện tích trồng đã được phân phối rộng và công bằng ở miền Nam, và nhất là kiến thức nông gia trong việc canh tác lúa “Thần Nông” đã có sẵn. Đáng kể hơn là việc có thể đem kỹ thuật và giống lúa này ra đồng bằng sông Hồng ngoài Bắc, khiến mức sản xuất lúa gạo của toàn cõi tăng kỷ lục, và không ngạc nhiên khi chỉ chục năm sau VN đang từ thiếu gạo ăn trong nước, trở thành xứ xuất cảng gạo hạng ba thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.

Khai thác dầu khí

VNCH đã tìm ra vài “túi dầu” đầu tiên vào các năm 1973-74 ở thềm duyên hải Vũng Tàu, chỉ tiếc là chưa kịp thì giờ và vốn đầu tư khai thác để tìm ra dung lượng lớn đáng kể đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, tình trạng thiếu an ninh do cuộc chiến tiếp diễn hàng ngày đã là yếu tố quyết định khiến các nhà đầu tư ngần ngại.

Nhiều quan sát viên quốc tế và nhà bình luận chính trị sau này đã tiếc cho VNCH là chưa đủ thời gian để khai thác các mỏ dầu và khí ngoài khơi khổng lồ, nhất là đủ để hấp dẫn các hãng dầu Hoa Kỳ.

Nếu có, và nếu các hãng này ký kết khai thác với chính phủ miền Nam dạo đó, chưa chắc gì có cảnh Henry Kissinger ký kết bán đứng VNCH vào năm 1972, sửa soạn cho hiệp định ngừng bắn Paris 1973 và ngày nhân dân miền Nam phải bỏ cuộc tháng 4/75 (Còn tiếp)

Vũ Thăng Long

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments