Sunday, July 7, 2024
No menu items!
spot_img
HomeViệt NamTin Việt NamViệt Nam: Hai tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ra tù với...

Việt Nam: Hai tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ra tù với sức khỏe ‘suy kiệt’

Các tín đồ của Đạo Tràng Út Trung (thuộc Phật giáo Hòa Hảo)

Hai cha con ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm của Đạo Tràng Út Trung (thuộc Phật giáo Hòa Hảo), vừa được trả tự do sau sáu năm tù với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” và “Chống người thi hành công vụ”, nhưng ông Trung về nhà với sức khỏe suy kiệt.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ An Giang, anh Thiện Tâm, một người con của ông Trung (62 tuổi) cho hay sức khỏe của ông Trung suy giảm trầm trọng trong trại giam.

Trước khi được trả về nhà, ông Trung trải qua một ca mổ cấp cứu khối ung thư đại tràng tại Bệnh viện Chợ Rẫy hôm 12/6.

“Cha tôi ung thư đại tràng giai đoạn hai, răng rụng, mắt gần như mù. Trại giam tắc trách, họ phát hiện trễ, ban đầu họ chẩn đoán rối loạn tiêu hóa nhẹ và đau bao tử, chỉ kê thuốc giảm đau. Chỉ đến khi cha đi vệ sinh ra máu trại mới đưa ông đi bệnh viện, chữa trị sơ sài rồi đưa về trại lại.

“Khi bệnh viện chẩn đoán khối u đại tràng họ giấu không nói cho cha và gia đình biết, nếu biết mà phẫu thuật gấp thì không đến nỗi như hiện nay.

“Đến khi bệnh cha ngày càng nặng, họ cho đến bệnh viện Bình Phước, nhưng tại đây không đủ phương tiện điều trị. Gia đình phải đấu tranh kịch liệt mới đưa được cha đến bệnh viện Chợ Rẫy.

“Tại đây cha tôi được phẫu thuật khi khối u bằng quả cam sành. Bác sỹ nói quá trễ. Hiện sau phẫu thuật sức khỏe cha tạm ổn định.”

Ông Thiện Tâm phê phán điều ông cho là “cách đối xử của trại giam với các bệnh nhân bệnh nặng”.

Dân biểu QH Liên bang Đức nay đã nghỉ hưu, ông Martin Patzelt, người từng bảo trợ và giúp đỡ trường hợp của cha con ông Trung khi cả hai còn ngồi tù, nói với BBC rằng ông biết về tình trạng bệnh tật của ông Trung và cũng biết rằng nhà tù đã giấu, không nói cho ông Trung biết tình trạng bệnh của mình.

“Tôi đã nghe nói về căn bệnh mà người ta đã không nói cho tù nhân Trung biết. Nhờ nỗ lực cao độ của gia đình và NGO hỗ trợ mà chúng ta mới biết được chẩn đoán thực sự về bệnh của ông và đấu tranh để ông được điều trị chuyên khoa.

Đã có không ít trường hợp gia đình các tù nhân tôn giáo và chính trị phản ánh về điều kiện tồi tệ trong các trại giam của Việt Nam.

Một số tù nhân thậm chí mắc bệnh nặng và chết trong tù, như trường hợp ông Phan Văn Thu, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo – không được nhà nước Việt Nam công nhận- qua đời năm 2022 trong trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai.

Hay tù nhân lương tâm Đỗ Công Đương, chết tại Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An năm 2022 sau một thời gian dài đau ốm và được cho là không được khám chữa bệnh đầy đủ.

“Ở đây một lần nữa, rõ ràng những người có niềm tin chính trị, tôn giáo phi chính thống hoặc người sắc tộc thiểu số bị xem là có giá trị thấp hơn trong mắt của các nhà cầm quyền chính trị và do đó không cần được chăm sóc y tế thích hợp. Người ta có thể nói một cách cay độc rằng nếu những người này chết sớm hơn, chế độ sẽ bớt đi một gánh nặng,” ông Martin Patzelt bình luận.

Về Đạo Tràng Út Trung

Ông Bùi Văn Trung là chủ Đạo Tràng Út Trung ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Hai cha con ông Trung nằm trong số sáu người của Đạo Tràng Út Trung ra tòa hôm 9/2/2018 tại huyện An Phú, tỉnh An Giang và bị tuyên án tổng cộng 22 năm tù, 2 năm án treo.

Thời điểm năm 2017, Báo An Giang dẫn nội dung cáo trạng, theo đó nói chiều tối 19/4/2017, có ba người điều khiển xe máy không đồng ý xuất trình giấy tờ xe theo yêu cầu của “tổ công tác tuần tra”.

Báo này tường thuật rằng một số người, trong đó có ông Trung, dù không tham gia giao thông nhưng đã kéo đến hô “Đả đảo cộng sản đàn áp tôn giáo”, dẫn đến việc “nhiều người khác hô theo, làm mất trật tự”.

Trước khi diễn ra phiên xử, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York thời đó đã kêu gọi giới chức “hoãn xử sáu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo” và cần điều tra xem liệu vụ việc có phải do “nguyên nhân kỳ thị hay đàn áp tôn giáo không”.

Đây không phải lần đầu hai cha con Trung đi tù. Trước đó ông Trung từ bị tù bốn năm vì tội “Chống người thi hành công vụ” và ông Thâm bị tù hai năm rưỡi trong một vụ việc khác mà một số tín đồ Hòa Hảo cho rằng bị “đàn áp”.

Tuy là một tôn giáo được chính phủ Việt Nam công nhận và có khoảng 2 triệu tín đồ khắp cả nước nhưng có những trường hợp chính quyền Việt Nam áp đặt các biện pháp kiểm soát với những nhánh của Phật Giáo Hòa Hảo nằm ngoài tầm kiểm soát, trong đó có Đạo Tràng Út Trung.

Ga đình ông Trung cho biết các hoạt động chính của Đạo Tràng Út Trung là niệm Phật, thuyết giảng, trao đổi giáo lý. Kể từ khi ông không chịu gia nhập Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo mà nhà nước công nhận, việc sinh hoạt tôn giáo của Đạo tràng Út Trung đã bắt đầu gặp trở ngại, theo các nguồn tin của giới vận động tự do tôn giáo ở VN.

‘Chỉ mong được yên ổn tu hành’

Ông Bùi Văn Thâm, 36 tuổi, ra tù cùng thời điểm với cha mình, nói với BBC rằng hiện sức khỏe và tinh thần của ông ‘tốt’.

Ông Bùi Văn ThâmÔng Bùi Văn Thâm

Ông Thâm cũng kể lại quá trình sống trong tù mà theo ông là bị đàn áp, gây khó khăn rất nhiều.

Ông nhắc lại lần bị chuyển trại giam và bị bỏ đói từ sáng đến chiều mới được cho vào phòng giam ăn cơm.

Tiếp đó là lần ông bị đưa vào phòng làm việc của cán bộ trại giam, bị cùm chân và cho ăn uống, tiểu tiện tại chỗ.

Ông Thâm nói ông đã từng tuyệt thực nhiều lần để phản đối trại giam, tuyên bố mình vô tội. Lần tuyệt thực lâu nhất của ông là 21 ngày.

Ông nói trong suốt thời gian tù ông không nhận tội và không nhận mình là phạm nhân.

“Tôi thấy con đường mình đang đi là đúng đắn, dù khó khăn đến mấy tôi vẫn kiên trì và quyết tâm đi đến cùng.

“Mong các tổ chức bên ngoài có tiếng nói để chính quyền họ làm đúng quy định của pháp luật chứ đừng mượn pháp luật để đàn áp tôn giáo.”

“Tôi chỉ mong được yên ổn tu hành, niệm Phật, tổ chức các buổi lễ tại nhà theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ mong muốn đơn giản như vậy.”

Đàn áp tôn giáo?

Bình luận về vụ việc xảy ra với các tín đồ của Đạo Tràng Út Trung, ông Martin Patzelt nói:

“Cuộc đàn áp không chỉ đối với những người chỉ trích về mặt chính trị mà, qua trường hợp của ông Thâm và ông Trung, cho thấy có một sự sợ hãi lớn của những nhà cầm quyền độc tài đối với những người có suy nghĩ khác biệt, trong trường hợp này là những người theo đạo Phật. Tất cả những người không tuân theo học thuyết của nhà nước cộng sản dường như bị xem là một mối đe dọa đối với những người cầm quyền.”

Ông Martin Patzelt nhìn nhận rằng những người có suy nghĩ khác biệt dường như là “một mối đe dọa đối với mọi chế độ độc tài”.

Ông nói rằng những ai đi chệch khỏi tiêu chí của nhà nước đều bị “cải tạo” hoặc bị vô hại hóa bằng hình phạt, tra tấn hay thậm chí là tử hình. Làm như vậy, theo ông, là “cướp đi tiềm năng phát triển quý giá của chính họ.”

“Chỉ có tư duy tự do mới có thể tạo ra sự đổi mới, động lực, sự phát triển và sự tối ưu hóa chất lượng cuộc sống cần thiết. Đó là lý do tại sao sự phát triển về khoa học, văn hóa và xã hội bị trì trệ trong các chế độ độc tài. Bằng chứng là khi xem bản đồ chính trị của trái đất (chúng ta sẽ thấy) các nền dân chủ tự do vượt trội hơn nhiều các chế độ độc tài từ thành tích kinh tế, tiêu chuẩn xã hội, tiềm năng phát triển cho đến thực tiễn giải quyết xung đột.”

Trong báo cáo năm 2023, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách ‘các quốc gia đặc biệt đáng quan ngại’.

USCIRF báo cáo rằng chính phủ Việt Nam tăng cường kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo, đặc biệt là những nhóm hoạt động độc lập, không đăng ký với chính quyền. Các hình thức bức hại bao gồm quấy rối, đe dọa bỏ tù, phạt tiền và ép buộc phải từ bỏ hoặc rời bỏ các giáo phái tôn giáo của họ.

Ngày 2/12/2022, Mỹ đưa Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watch List) về vấn đề tự do tôn giáo, cùng với Algeria, Cộng hòa Trung Phi, và Comoros.

Đây là mức độ nghiêm trọng thứ hai sau ‘Danh sách Quan ngại Đặc biệt’ (Countries of Particular Concern).

Đầu tháng 6/2023, vụ dân nổ súng vào hai đồn công an ở Đắk Lắk khiến ít nhất chín người thiệt mạng, trong đó có sáu cán bộ, được cho là do các áp bức của chính quyền về đất đai và tôn giáo đối với người Thượng.

Năm 2022 nóng với vụ giới chức bắt giữ và xét xử bốn người của Tịnh Thất Bồng Lai – một tổ chức tôn giáo độc lập.

12/2021, 56 tín đồ đạo Dương Văn Mình của người dân tộc thiểu số H’mông bị bắt.

9/2021, ba chức sắc đạo Cao Đài độc lập bị bắt

Báo cáo của Mỹcũng cho hay hàng chục tín đồ chức sắc của các nhóm tôn giáo khác tại Việt Nam đã bị thẩm vấn trong chỉ riêng năm 2019 (BBC).

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments