Thursday, June 27, 2024
No menu items!
spot_img
HomeKiến ThứcLịch SửTrung Tá Trần Ngọc Huế

Trung Tá Trần Ngọc Huế

Những Chiến Sĩ Can Trường Của VNCH

Phạm Văn Duyệt

Trung Tá Huế được cả Việt Nam Cộng Hòa lẫn Hoa Kỳ ca tụng như người anh hùng trong suốt cuộc chiến bảo vệ tự do. Dưới đây là trang sử oanh liệt mà bản thân Ông đã dốc lòng cống hiến cho quê hương, đồng bào và đồng minh.

 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ James Webb nói rằng: “Harry Trần Ngọc Huế là một chiến binh lỗi lạc và Ông đã phải trả giá đắt cho sự trung thành với Tố Quốc mình trong cuộc chiến Việt Nam.”

Nhiều chiến sĩ Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ gọi Trần Ngọc Huế là “Hero of the Heroes” (Anh Hùng của những Anh Hùng).

Tướng cao to, khỏe mạnh, bàn tay trái chỉ còn hai ngón nguyên vẹn, vài vết sẹo trên khuôn mặt và dưới cằm, ít ai ngờ rằng, con người này đã từng vào sinh ra tử biết bao lần, nhất là cuộc chiến chiếm lấy lại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh và Đại Nội Huế vào Tết Mậu Thân.

Vì những hành động dũng cảm của mình, Ông đã được Hoa Kỳ tặng thưởng Huy Chương Ngôi Sao Bạc và Huy Chương Ngôi Sao Đồng. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trao tặng Ông Đệ Ngũ Đắng Bảo Quốc Huân Chương.

Xin hãy nghe Ông kể trận Mậu Thân 68:

“Cộng sản gian manh ở chỗ lợi dụng những ngày Tết là lúc hai bên đồng thuận hưu chiến, không đánh nhau. Quân nhân về quê ăn Tết. Chúng lợi dụng thời điểm đó để lén lút vận chuyển vũ khí vào thành phố, ém binh, đến giao thừa thì khai hỏa.

Lúc đó, Đại Đội Hắc Báo là “Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời” (Fast Reaction Forces) đóng tại sân bay Thành Nội, chỉ còn 200 người. Mồng Một Tết, Việt Cộng tấn công Nhà Đèn, Thiết Đoàn 7, Phú Văn Lâu, Tòa Hành Chánh và Bộ Tư Lệnh.

Sau khi bố trí quân, tôi về nhà nghỉ. Thấy pháo dữ quá, tôi trở dậy mặc đồ lính quay lại đơn vị, đi phía sau quân Bắc Việt. Đến sân bay, thấy đặc công địch đã tiếp cận bộ chỉ huy đại đội. Tuy nhiên, anh em Hắc Báo rất thiện chiến, đã dũng cảm đánh bật đối phương. Kịp thời cứu thoát hai lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đang bảo vệ sân bay.

Sau đó, Trung Tá Ngô Văn Chung, Trưởng phòng 3 Sư Đoàn yêu cầu qua giải cứu Bộ Tư Lệnh. “Đây là lệnh của Mặt Trời (Tướng Trưởng), nếu không thi hành sẽ bị đưa ra Tòa Án Mặt Trận.”

Gấp rút ổn định tình hình, tôi ban lệnh hành quân, nói với anh em: một nửa đai đội phòng thủ phía Nam Sông Hương đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và tôi mất liên lạc. Nay Bộ Tư Lệnh đang bị bao vây, tình thế thập tử nhất sinh, tất cả trông cậy vào Hắc Báo. Vì sự sống còn của anh em và gia đình, của đồng bào và thành phố, chúng ta quyết phải đánh với bất cứ giá nào. Binh sĩ dưới quyền đồng loạt hô to: “Xin thề ! Xin thề !” “Huế ơi ! Có chúng tôi đây !”

Nhờ sinh trưởng ở Huế, rất rành đường đi nước bước, tôi dấ dàng dẫn quân luồn lách qua các ngỏ ngách, đến nơi mà địch hoàn toàn không biết.

Khi đứng bên này Cầu Kho, tôi thấy bên kia cầu, gần cổng chính vào Bộ Tư Lệnh, địch đang lúc nhúc đào công sự. Ở trong không thể nào ra được. Ngoài binh sĩ Cộng Hòa, còn có một số cố vấn Mỹ. Nếu Bộ Tư Lệnh bị chiếm, ta coi như rắn mất đầu.

Tôi cho bố trí 3 khẩu đại liên bắn trực xạ khiến cộng quân rối loạn, quăng lựu đạn khói làm địch không thấy đường. Sau khi hy sinh một tiểu đội, chúng tôi chiếm lại cầu, mở đường vào bên trong Bộ Tư Lệnh.

Sau khi chiếm cửa hậu Đồn Mang Cá, thoáng thấy quân địch bò lê bò càng theo bờ thành. Tôi cho các khẩu đại liên quạt vào, cuộc chiến kết thúc sau 3 giờ.”

Trung sĩ Thái Quang Tỵ, từng tham gia trận lấy lại Bộ Tư Lệnh cho biết: “Anh Huế là cấp chỉ huy tài giỏi và mưu lược, lúc ở đơn vị anh, Hắc Báo đánh đâu thắng đó. Chưa thua bận nào. Ở mỗi trận, anh đều quan sát địa hình trước khi giàn quân. Các chỉ huy khác thường xua binh sĩ đi trước, riêng anh lúc nào cũng theo sát họ. Vì vậy mà tinh thần anh em hăng say.”

Về sau, khi chỉ huy tiểu đoàn 2/2 Bộ Binh, Trung Tá Huế tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 vào tháng 3.71, với nhiệm vụ đột kích bằng trực thăng vận vào mục tiêu chiến lược Tchepone.

Vừa giải vây cho tiểu đoàn bạn, tiểu đoàn ông lại bị bao vây. Ông kể: “Lúc đó pháo bắn vào dữ quá, tôi chấn thương nặng nơi mặt, đầu, cổ. Ban chỉ huy ra lệnh mở đường máu rút lui. Anh em đòi khiêng nhưng tôi không chịu, không muốn ai bị thiệt hại vì mang tôi đi.

Bọn việt cộng dẫn tôi đến Vĩnh Linh rồi đưa lên xe lửa ra Hà Nội. Chúng chiêu dụ tôi nhiều lần không thành. Đành đem nhốt vào Hóa Lò và nhiều trại giam khác. 13 năm sau mới được thả về.”

* “Cựu Trung Tá Trần Ngọc Huế, Người Hùng Thầm Lặng,” (Người Việt, 27.4.16):

Từ ngày 22 đến ngày 24/5/2016, Trung Tá Huế đến the Lowell Miken Centre for the Unsung Heroes (Kansas) để phát biểu nhân dịp khánh thành Phòng Triển Lãm Những Người Hùng Thầm Lặng, nơi tôn vinh Ông.

Phóng Viên Quốc Dũng (Người Việt) có cuộc phỏng vấn:

– Xin Ông chia sẻ cảm xúc khi được vinh danh là “Người Hùng Thầm Lặng”

– Tôi rất cảm ơn những người Mỹ trẻ, đặc biệt là thế hệ thứ 3 sau chiến tranh. Cảm ơn 2 Cô Nữ Sinh Hailey và Andrea dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Sử đã thu thập thông tin và dựng tài liệu về tôi.

– Ông có biết vì sao họ chọn Ông?

– Cô Susan có người chú là phi công tử thương trên chiến trường Việt Nam. Vì vậy khi đọc tác phẩm của Giáo Sư Wiest, Cô đã liên lạc với tôi để tìm kiếm những người có thành tích phi thường nhưng không được thừa nhận công khai, nhằm phổ biến những câu chuyện lịch sử đó đến người khác.

– Ông nhận xét cuốn phim tài liệu như thế nào?

– Hai Cô nữ sinh làm cuốn phim về cuộc đời binh nghiệp, cùng những năm tháng tù đày của tôi làm tôi rất hãnh diện, tự hào vì đã có một sự ghi nhận cho thế hệ hôm nay và mai sau nhớ đến.

Tuy nhiên, Người xứng đáng được vinh danh nhất phải là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một quân lực bất hạnh, hy sinh rất nhiều, chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng đã bị lãng quên.

* Ý Kiến Nhà Văn Huy Phương về cuốn sách “Vietnam ‘s Forgotten Army – Heroism and Betrayal in the ARVN”:

“Anh hùng là Trung Tá Trần Ngọc Huế. Kẻ bội phản là Trung Tá Đính, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56, Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Cuối tháng 4.72, tại căn cứ Carroll, Đính đầu hàng giặc, lên đài phát thanh Hà Nội kêu gọi các chiến hữu buông súng theo “cách mạng,” đeo quân hàm trung tá việt cộng, làm quản giáo trại tù.

Sau 75, dù miền Nam đã bị cưỡng chiếm, dân chúng Huế và hầu như cả nước đều nhìn ông ta với đôi mắt ghẻ lạnh, miệt thị, khinh rẻ, bạn bè xa lánh, danh dự bị mai một.”

* Ghi nhận của các cố vấn Mỹ (Quốc Dũng, Người Việt):

– Đại Úy Wiseman: là bạn thân với Huế lúc cùng phục vụ Tiểu đoàn 2/2. Ba lần bị thương. Rất cảm kích tinh thần chiến đấu của Huế.

Sau 75, không biết bạn sống chết ra sao, Ông cầm tấm hình Huế đi khắp vùng Thủ Đô Washington DC đưa cho những người tị nạn Việt Nam xem, nhưng không ai biết. Mãi về sau mới có người xác nhận Huế sống ở Saigon.

Wiseman mừng quá, tức tốc tìm cách liên lạc, gởi cho Huế thư ngắn và trợ giúp 100 dollars hàng tháng. “Harry, tôi biết anh còn sống. Tôi sẽ tìm mọi cách đưa anh sang Mỹ. Còn nếu anh muốn ở lại, tôi sẽ gởi tiền về giúp.” Khi đến Mỹ, chính Wiseman đón Huế ở phi trường. rồi lo mướn nhà và mua sắm những vật dụng cần thiết.

Nghe Huế tới Mỹ, nhiều cố vấn, bạn bè, coi Huế như anh em ruột, gọi điện thoại và ghé thăm tới tấp. Ai cũng muốn giúp Ông ổn định cuộc sống mới.

Dù ở hoàn cảnh nào, Huế luôn giữ khí tiết và danh dự của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế mà Ông được nhiều người kính nể.

– Devereaux, cố vấn cũ, từng bị thương với Wiseman và Huế năm 70 cho biết: “Gặp Harry lần đầu, tôi nghĩ ngay Ông ta là một sĩ quan chuyên nghiệp, một người mà khi ra lệnh tôi sẽ theo ngay, không thắc mắc. Harry làm tôi cảm thấy mình là thành viên trong gia đinh quân đội của Ông. Những gì Ông làm giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng. Nếu phải viết một câu về Harry, tôi sẽ viết: Harry là một anh hùng, tôi coi Ông như cùng huyết thống và thực sự kính nể Ông.

– Weyand, cố vấn Đại Đội Hắc Báo từ năm 67 – 69: Harry là người dấn thân nhất cho cuộc chiến. Cách chỉ huy, sự trung thành và lòng can đảm của Ông khiến tôi tự hào khi được làm việc chung trong 2 năm trời.

– Bolt, Trung tướng hồi hưu thì nhận xét: Trong một trận đánh tại phía Nam thành phổ Huế cuối 1968, chính Harry đã cõng Weyand ra sau khi bị thương. Harry quả thực vô cùng can đảm. Ông là người yêu nước và hy sinh nhiều nhất cho đất nước Ông mà tôi được biết.

* Buổi lễ trao huy chương Silver Star (vietmania.blogspot.com, 28.5.08): Hôm 25.5, một ngày trước ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong, Sư Đoàn 101 Nhảy Dù đã thu nhận Trần Ngọc Huế làm hội viên danh dự của một trong những Tổng Hội Cựu Chiến Binh nổi tiếng nhất quân đội Mỹ. Buổi lễ tiến hành tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.  Ông Hailey, Chủ Tịch Chi Hội Washington DC phát biểu: Cựu Trung Tá Harry từng tham gia nhiều cuộc hành quân với Sư Đoàn 101. Sự phối hợp giữa hai đơn vị đã đem lại thành công mỹ mãn, đặc biệt là nổ lực tái chiếm Huế sau Tết Mậu Thân. (Còn tiếp) 

(Lịch sử- Sự kiện)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments