Friday, October 4, 2024
No menu items!
spot_img
HomeUncategorizedSự phản kháng chế độ qua một mẩu chuyện dân gian Lục...

Sự phản kháng chế độ qua một mẩu chuyện dân gian Lục Tỉnh

Trong những chuyến đi “điền dã” sưu tầm văn chương bình dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài vô số ca dao, tục ngữ, hò vè, chuyện kể, chúng tôi còn sưu tầm được chuyện dân gian khá thú vị sau đây- xin đặt tựa đề là “Miếng Thịt Làng”.

Tóm tắt cốt chuyện

Tại một làng quê miền sông Hậu, có anh nông dân đã mua một chức hàm cai tuần để tránh phu phen tạp dịch. Theo lệ làng, anh ta phải nộp một số tiền cho làng và một con heo đồ (tức heo đã cạo sạch lông và móc hết bộ đồ lòng) ra đình tế lễ. Cúng xong, heo được đem đi quay. Trước cúng sau ăn. Đã cúng rồi phải “kiến” đầy đủ cho mười hai Hương chức Hội tề trong làng. Anh ta chặt 12 miếng thịt quay để vô một cái mâm rồi lấy miếng giấy điều phủ lên cẩn thận.

Đoạn sai thằng nhỏ mang mâm thịt đi ra nhà việc (trụ sở làm việc của Ban Hội tề dưới thời Pháp thuộc). Anh dặn con phải học thuộc lòng: Hương cả: miếng đầu; hương chủ: miếng nọng; hương sư: miếng vai; các viên chức khác theo thứ bậc từ lớn tới nhỏ: lẳn mẳn mỗi người một miếng. Tội nghiệp thằng nhỏ mới 9-10 tuổi có tánh hay quên, đầu đội mâm thịt, chân rảo bước, miệng không ngớt lặp lại lời cha dặn như niệm thần chú: “Cả đầu, chủ nọng, sư vai, lẳn mẳn mỗi người một miếng”.

Tới ao nuôi cá tra cá vồ, thằng nhỏ chột bụng bèn đặt mâm thịt cạnh cầu ao rồi hối hả bước vô cầu tiêu làm cái việc “đệ tứ khoái”. Cái cầu tiêu nầy được cất toàn bằng cây nhà lá vườn: Cột bằng cây mù-u lão, đà ngang lót bằng những thanh tre mạnh tông già, chắc chắn, mái được lợp bằng lá dừa nước chằm lại phơi khô để che mưa nắng. Không may cái cầu tiêu nầy có một tấm đà bắt đầu bị mục, phải ngồi ở tư thế thật cẩn thận, nếu không dễ bị đứt dây thiều lọt cầu tiêu như chơi!

Trở lại chuyện thằng nhỏ. Sau khi trật quần xà lỏn, rón rén ngồi xuống cầu, nó vừa rặn vừa lặp lại “điệp khúc-thần chú”. Thừa cơ hỗn loạn, cục thứ nhứt chui ra, rơi tòm xuống ao: Cả đầu; rồi cục thứ hai rơi tiếp: Chủ nọng; và cục thứ ba: Sư vai… Rồi cứ thế cả tràng phân lỏng thi nhau rơi xuống nước: Lẳn-mẳn mỗi người một miếng. Lũ cá đói mồi tranh nhau “vồ”, “đớp” hết sản phẩm của thằng nhỏ, tạo thành một thứ âm thanh hỗn độn, nước phân lỏng bắn lên tung tóe. Mấy con cá vồ lớn ỷ mạnh giành ăn hết mấy cục phân lớn và “ngon”. Còn mấy chú cá nhỏ yếu thế chỉ rỉa được mấy miếng nhỏ, lầy nhầy, lẳn-mẳn thật đúng “quy luật”, đúng tôn ti trật tự!

Sự phản kháng chế độ

Chúng tôi thường nhấn mạnh: Bất cứ chế độ cai trị nào trước lúc cáo chung thường là một tấn bi kịch, đồng thời là một tấn hài kịch lớn. Xã hội phong kiến ở nước ta thời kỳ suy tàn cũng không ngoại lệ, tức vừa bi kịch vừa hài kịch.

Cái bi-hài kịch thời kỳ nầy thể hiện ở hai giai cấp đối kháng: Thống trị và bị trị. Thật ra dưới thời phong kiến đã có những minh quân, những lương tướng hết lòng trị nước chăn dân. Ngược lại cũng có những hôn quân vô đạo, quan lại thối nát “ngồi mát ăn bát vàng”, cậy quyền ỷ thế mà ra sức vơ vét của công, hà hiếp dân lành.

Còn kẻ bị trị dân ngu khu đen đầu tắt mặt tối, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, làm ra của cải vật chất, nhưng bị bóc lột tận xương tủy nên suốt đời vẫn lầm than cơ cực (Gánh cực mà đổ lên non; Còng lưng mà chạy cực còn theo sau)…“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ở đâu có áp bức, ở đó có mầm mống phản kháng. Người dân lúc đầu chỉ biết than thân trách phận: “Trách trời sao ở không cân; Kẻ ăn không hết người lần không ra”. Dần dà họ biết phản kháng qua tiếng cười vừa có tánh chất hài hước, vừa bao hàm nỗi chua chát xót xa! Hệ thống chuyện cười từ đó mà phát sanh.

Giai thoại về hai cha con ông đồ thời Lê mạt (tức thời cuối Lê, không phải Lê-Mạc) sưu tầm chuyện tiếu lâm “Uống rượu thịt chó” đã phản ảnh phần nào thực trạng ấy. Chuyện được kể như sau: Vào cuối đời Lê, có hai cha con ông đồ bất mãn thời thế. Ngày nọ, ông đồ cha và ông đồ con có sáng kiến cùng nhau làm cái việc sưu tầm tất cả các chuyện hài hước lưu hành trong dân gian, bất kể thanh hay tục. Khi sách soạn xong, hai cha con làm lễ “lạc thành”, uống rượu với thịt chó và duyệt lại toàn bộ tác phẩm. Mỗi lần đọc lại xong từng chuyện một, hai nhà sưu tập cùng cạn ly đầy rồi rót đầy ly cạn, cùng cười rũ rượi ra vẻ đắc ý. Cho đến khi rượu thịt hết, sách đọc xong, hai cha con ông đồ vì cười nhiều quá nhăn răng ôm nhau mà… chết!

Hệ thống chuyện “Trạng Lợn”, chuyện “Vua Heo” và chuyện “Trạng Qùynh” đả kích thẳng tay bộ máy thống trị phong kiến mục ruỗng. Nói chung, tác giả dân gian và Trạng Lợn, Trạng Quỳnh đã đem vua chúa, quan lại các cấp từ trung ương tới địa phương và nho sĩ vô sỉ ra làm trò đùa. (Còn tiếp)

Sự phản kháng chế độ

Chúng tôi thường nhấn mạnh: Bất cứ chế độ cai trị nào trước lúc cáo chung thường là một tấn bi kịch, đồng thời là một tấn hài kịch lớn. Xã hội phong kiến ở nước ta thời kỳ suy tàn cũng không ngoại lệ, tức vừa bi kịch vừa hài kịch.

Cái bi-hài kịch thời kỳ nầy thể hiện ở hai giai cấp đối kháng: Thống trị và bị trị. Thật ra dưới thời phong kiến đã có những minh quân, những lương tướng hết lòng trị nước chăn dân. Ngược lại cũng có những hôn quân vô đạo, quan lại thối nát “ngồi mát ăn bát vàng”, cậy quyền ỷ thế mà ra sức vơ vét của công, hà hiếp dân lành.

Còn kẻ bị trị dân ngu khu đen đầu tắt mặt tối, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, làm ra của cải vật chất, nhưng bị bóc lột tận xương tủy nên suốt đời vẫn lầm than cơ cực (Gánh cực mà đổ lên non; Còng lưng mà chạy cực còn theo sau)…“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ở đâu có áp bức, ở đó có mầm mống phản kháng. Người dân lúc đầu chỉ biết than thân trách phận: “Trách trời sao ở không cân; Kẻ ăn không hết người lần không ra”. Dần dà họ biết phản kháng qua tiếng cười vừa có tánh chất hài hước, vừa bao hàm nỗi chua chát xót xa! Hệ thống chuyện cười từ đó mà phát sanh.

Giai thoại về hai cha con ông đồ thời Lê mạt (tức thời cuối Lê, không phải Lê-Mạc) sưu tầm chuyện tiếu lâm “Uống rượu thịt chó” đã phản ảnh phần nào thực trạng ấy. Chuyện được kể như sau: Vào cuối đời Lê, có hai cha con ông đồ bất mãn thời thế. Ngày nọ, ông đồ cha và ông đồ con có sáng kiến cùng nhau làm cái việc sưu tầm tất cả các chuyện hài hước lưu hành trong dân gian, bất kể thanh hay tục. Khi sách soạn xong, hai cha con làm lễ “lạc thành”, uống rượu với thịt chó và duyệt lại toàn bộ tác phẩm. Mỗi lần đọc lại xong từng chuyện một, hai nhà sưu tập cùng cạn ly đầy rồi rót đầy ly cạn, cùng cười rũ rượi ra vẻ đắc ý. Cho đến khi rượu thịt hết, sách đọc xong, hai cha con ông đồ vì cười nhiều quá nhăn răng ôm nhau mà… chết!

Hệ thống chuyện “Trạng Lợn”, chuyện “Vua Heo” và chuyện “Trạng Qùynh” đả kích thẳng tay bộ máy thống trị phong kiến mục ruỗng. Nói chung, tác giả dân gian và Trạng Lợn, Trạng Quỳnh đã đem vua chúa, quan lại các cấp từ trung ương tới địa phương và nho sĩ vô sỉ ra làm trò đùa. (Còn tiếp)

Nguyễn Kiến Thiết

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments