Nhiều loại rau mọc dại ở khắp vùng quê tại Việt Nam, được thế giới săn lùng gọi là ‘rau trường thọ’ vì có công dụng rất tốt cho sức khỏe.
Rau càng cua
Rau càng cua là một loài rau thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Loại rau này còn được gọi với những cái tên khác như rau tiêu, đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo.
Loại cây này phân bố ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Chúng mọc hoang ở nhiều nơi và thường sống trong vòng 1 năm. Rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá… Vào mùa mưa, rau càng cua mọc lên như nấm, xanh mướt.
Trước đây, rau càng cua ít ai để ý. Ngày nay, mọi người phát hiện ra vị ngon của nó và đem chế biến thành nhiều món ăn. Rau càng cua khi ăn sống có vị chua chua, giòn, ngon đặc trưng và có giá trị cao về mặt dinh dưỡng.
Nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là “thần dược” (Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống)
Tại Việt Nam, loại cây này chủ yếu được lấy về làm thức ăn gia súc.
Thế nhưng, ở các nước châu Âu, rau càng cua lại rất được ưa chuộng, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn.
Nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là “thần dược” vì nó có khả năng trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng rau càng cua để trị sốt rét, đau đầu…
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, đau nhức cơ khớp, tiểu đường…
Hiện nay, nhận thấy được giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh của rau càng cua nên dân Việt đã bắt đầu ưa chuộng loài rau này. Trên các trang mạng, rau càng cua được rao bán với giá từ 80.000-150.000 đồng/kg.
Rau sam
Dù được gọi là rau nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là rau dại. Loại rau này rất dễ sống, mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và cả những nơi khô cằn nhất.
Cây sam bề ngoài mọng nước, thân bò sát mặt đất với màu hơi hồng đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn, hoa sam màu vàng hoặc đỏ rất đẹp.
Rau sam có vị đặc trưng, thanh và hơi chua. Ở Việt Nam, rau sam chỉ được dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế. Thậm chí, ở nhiều nơi, người ta còn dùng làm thức ăn cho bò.
Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, người ta săn lùng loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu của nó.
Rau sam có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe (Ảnh: Gia Đình và Xã Hội)
Ở nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các món ăn khá phổ biến. Người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua. Người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt. Ở Mỹ, rau sam được trộn dầu giấm…
Đặc biệt, trong y học cổ truyền Trung Quốc, cây rau này là “vị thuốc trường thọ” và được sử dụng để chữa nhiều bệnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Australia, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.
Nhận thấy tác dụng của rau sam, nhiều người ở Việt Nam đã tìm mua rau này về ăn. Trên chợ mạng hay các cửa hàng rau sạch, rau sam hiện có giá khoảng 70.000 đồng/kg.
Bèo tây
Loại bèo tây (hay còn gọi là lục bình) mọc đầy ao hồ, kênh rạch, tại khắp các vùng miền ở Việt Nam.
Đa phần bào tây được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn. Người dân có thể tha hồ vớt bèo miễn phí về làm thức ăn chăn nuôi.
Nhưng tại một số nơi trên thế giới, bèo tây lại trở thành đặc sản, thành món ăn sang khó kiếm.
Ở Nhật Bản, lục bình được bán với giá tương đương gần 20.000 đồng cho một nhánh nhỏ. Người dân mua lục bình trong siêu thị về ăn, làm gỏi, chữa bệnh hoặc dùng để lọc nước.
Dù mọc hoang nhưng theo các chuyên gia, bèo tây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng làm thực phẩm, bèo tây còn có vị nhạt, tính mát, có tác dụng chữa sưng tấy, viêm đau.
(Sức khỏe – Y học)