Sunday, July 7, 2024
No menu items!
spot_img
HomeThế GiớiNgân hàng làm gì với tiền gửi của bạn?

Ngân hàng làm gì với tiền gửi của bạn?

Minh họa: nick-pampoukidis-unsplash

Hãy thử theo dõi hành trình của tờ $100 từ ví của người gửi di chuyển qua hệ thống tài chính của Hoa Kỳ và quay trở lại ví.

The Washington Post cho biết, cứ 10 người Mỹ thì có hơn 9 người có tài khoản ngân hàng. Họ bỏ tiền vào và lấy ra khi cần. Nhưng những gì xảy ra giữa hai động thái giao và nhận này? Đối với ngân hàng, tiền của bạn không phải là thứ để “niêm phong an toàn” mà là thứ để ngân hàng sử dụng kiếm lời.

Thử theo dõi hành trình của tờ $100 từ lúc gửi cho một giao dịch viên ngân hàng đứng sau bức tường kính rồi đi qua “các đường ống” của ngân hàng trước khi trả lại cho bạn (khi bạn cần). Sau khi giao dịch viên nở nụ cười trên khuôn mặt báo hiệu thủ tục gửi đã hoàn tất, tiền của bạn sẽ ngay lập tức chuyển động bên trong hệ thống tài chính của nước Mỹ, cho dù đó là tiền mặt, séc hay thứ gì khác. $100 sẽ sớm bị chia nhỏ chia thành năm phần.

Tưởng tượng bên cạnh giao dịch viên ngân hàng là một sơ đồ hiển thị tờ $100 với một mũi tên hướng xuống dưới, cho thấy nó trở thành 5 tờ $20. Một phần tiền được dành làm dự trữ tiền mặt (trong kho tiền của ngân hàng, tại các ngân hàng khác hoặc tại Cục Dự trữ Liên bang- Fed). Trước đây, các ngân hàng được yêu cầu phải giữ một lượng tiền mặt nhỏ, thường là từ 3 đến 10% tiền gửi nhưng Fed đã loại bỏ quy định đó ngay khi đại dịch mới xuất hiện, dù vẫn yêu cầu ngân hàng phải có sẵn một lượng tiền nhất định để duy trì hoạt động.

Ví dụ, các ngân hàng lớn phải có đủ tiền cho khách rút và thanh toán trong 30 ngày. $20 tiền gửi của bạn sẽ cho các doanh nghiệp vay, thường là doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp trả lãi cho ngân hàng, đây là một trong những cách ngân hàng kiếm tiền và tiền chuyển động theo vòng tròn giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Quá trình này được lặp đi lặp lại. $20 tiền gửi của bạn chuyển cho người khác dưới hình thức thế chấp, vay mua xe hơi hoặc vay cá nhân với thời hạn từ 5, 10, 15, thậm chí 30 năm.

Ngân hàng tính lãi các khoản vay đó để bảo đảm thu nhập ổn định. Thử hình dung tờ $20 được ngân hàng chuyển cho người vay mua một chiếc xe hơi mới toanh. Quá trình này cũng quay vòng lặp đi lặp lại, hết người này đến người khác, hết khoản vay này đến khoản vay khác. $20 được ngân hàng đầu tư dưới dạng trái phiếu chính phủ và chứng khoán trả lãi.

Thử hình dung một tờ $20 được chuyển từ ngân hàng đến một tòa nhà chính phủ và quá trình này cũng lặp đi lặp lại. Những khoản đầu tư này ổn định với lợi nhuận có thể dự đoán trước, nhưng năm ngoái, Fed bắt đầu tăng lãi suất nhiều lần. Những trái phiếu cũ, dài hạn trở nên kém giá trị vì trái phiếu mới trả lãi nhiều hơn. Kết quả, các ngân hàng ngồi trên đống trái phiếu chính phủ và các khoản vay bị giảm giá trị. Đây không phải là một vấn đề lớn nếu ngân hàng đủ mạnh để đợi cho đến khi thời hạn của trái phiếu hết mới rút tiền mặt.

Đôi khi các ngân hàng đặt cược rủi ro vào thị trường chứng khoán bất chấp nóng lạnh khó lường. Đầu tư kiểu này sẽ sinh lợi “khẳm” nếu cổ phiếu (hoặc danh mục cổ phiếu) hoạt động tốt, còn không ngân hàng sẽ chìm trong “dầu sôi lửa bỏng” nếu thị trường chứng khoán đi xuống hay danh mục đầu tư lỗ nhiều hơn lời.

Nói vậy để thấy, đầu tư vào cổ phiếu giống như một người cố gắng giữ thăng bằng trên mặt đất rung chuyển sẵn sàng đổ xuống. Khi bạn cần tiền và quay lại lấy, ngân hàng thường sử dụng tiền dự trữ để trả lại cho bạn. Khoản dự trữ này gồm tiền mặt có sẵn và tiền được cất giữ tại Fed. Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, ngân hàng không có đủ tiền mặt để chi trả cho bạn, tức là mất khả năng thanh toán, mất thanh khoản.

“Thảm hoạ” này sẽ xảy ra nếu nhiều khách hàng cùng rút số tiền lớn vì những tin đồn. Trong trường hợp đó, ngân hàng phải bán chứng khoán ngắn hạn (như trái phiếu) để nhanh chóng có được tiền mặt, phục hồi thanh khoản. Nhưng làm như thế là phải chấp nhận mất mát. Dù các ngân hàng có thể chịu được những tổn thất ở quy mô nhỏ, nhưng tình hình có lúc vượt khỏi tầm kiểm soát trong những trường hợp cực đoan khiến thanh khoản không thể phục hồi và ngân hàng sụp đổ.

Đây là điều đã xảy ra vào đầu năm nay tại Silicon Valley Bank, khi những người gửi tiền rút ồ ạt $42 tỷ trong vòng 24 giờ. Ngân hàng phải bán trái phiếu với khoản lỗ $1.8 tỷ, đủ để nhấn chìm nó. Nhưng rất hiếm xảy ra một vụ như thế. $100 cộng lãi bạn lấy lại từ ngân hàng sẽ được đưa trở lại nền kinh tế dưới dạng chi tiêu tiêu dùng. “Ngân hàng là người trung gian trong tất cả hệ thống tài chính của chúng ta – Mayra Rodriguez Valladares, chuyên gia ngân hàng và cố vấn rủi ro tài chính tại MRV Associates nhận xét – Họ nhận tiền gửi, có lúc kỳ hạn rất ngắn và sử dụng chúng để cho vay dài hạn”.

(Văn hóa-Giáo dục-Đời sống)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments