Sunday, November 24, 2024
No menu items!
spot_img
HomeHOA KỲĐại học Stanford ra mắt chương trình nghiên cứu chiến lược vùng...

Đại học Stanford ra mắt chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông

Ông Raymond Powell, Đại học Stanford, phát biểu ở Manila về chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc trên Biển Đông

Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Đại học Stanford, Hoa Kỳ, vừa ra mắt chương trình nghiên cứu Sealight, khảo sát và truyền thông về chiến lược vùng xám trên biển, trong đó chủ yếu tập trung vào Trung Quốc. 

Phát biểu trong hội nghị hôm 12/7/2023 do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Stratbase ADR (ADRi) ở Philippines tổ chức tại Manila, về “Kỷ niệm 7 năm chiến thắng pháp lý ở Tòa trọng tài 2016” trong vụ kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, ông Raymond Powell, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Đại học Stanford, nói: 

“Tất cả chúng ta đều muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình và không muốn đối đầu lẫn nhau. Trung Quốc cũng vậy. Nhưng Trung Quốc khác chúng ta ở chỗ chúng ta thì muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình nhưng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và phán quyết của Tòa trọng tài thường trực năm 2016, còn Trung Quốc thì không. Đó là lí do vì sao chúng ta cần phải hiểu rõ chiến lược vùng xám mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông. Chúng ta cần hiểu chúng ta xuất phát từ đâu và muốn đạt được kết quả nào trong tương lai.” 

Ông Powell cho biết đó là lí do Chương trình Nghiên cứu Biển Đông tại Trung tâm Đổi mới An ninh Quốc gia Gordian Knot của Đại học Stanford thành lập chương trình SeaLight để nghiên cứu về chiến lược vùng xám của Trung Quốc. 

Đưa chiến lược vùng xám của Trung Quốc ra ánh sáng 

Trao đổi với RFA, ông Powell cho biết SeaLight sử dụng những công nghệ dân sự có sẵn trên thị trường, như các dịch vụ vệ tinh và dịch vụ định vị hàng hải, để làm sáng tỏ chiến lược “vùng xám” trên biển, tức là đưa ra ánh sáng công luận những điều xảy ra trên biển mà “ai đó” không muốn công chúng biết đến.

Các hoạt động vùng xám phổ biến mà Chương trình SeaLight theo dõi và báo cáo rất đa dạng. Đó có thể là các hành vi quấy rối các hoạt động hợp pháp của nước khác, như đánh cá đúng luật, hoạt động an ninh hoặc thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đó có thể là những chiến dịch xâm nhập dài ngày trái phép vào vùng biển nước khác. Ngoài ra, đó có thể là các biện pháp đe dọa như bao vây tàu thuyền, xây dựng tiền đồn và bồi đắp các đảo nhân tạo, khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). 

RFA đặt câu hỏi với ông Powell về lí do Chương trình SeaLight tập trung chú ý chủ yếu vào các hoạt động của Trung Quốc, trong khi có thể không chỉ một mình Trung Quốc mới thực thi chiến lược vùng xám. Ông Raymond Powell chỉ ra lý do “rất đơn giản” là cho đến nay, Trung Quốc đã thực thi các chương trình vùng xám trên biển với mục đích bành trướng và tính chất hung hăng nhất thế giới. Trước hết, đó là yêu sách “đường chín đoạn” rộng lớn và phi pháp của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông đang đẩy các nước láng giềng ra khỏi vùng biển hợp pháp của họ. Trung Quốc đang cố gắng chiếm đoạt tài nguyên của của các nước này cho riêng mình. Ngoài ra, Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng bán quân sự khổng lồ, hay còn gọi là dân quân biển, thường xuyên triển khai cùng với lực lượng Hải cảnh của mình với mục đích quấy rối các hoạt động hợp pháp của các quốc gia khác. Trong đó, Việt Nam là một trong những nạn nhân chủ yếu. Ngoài ra, chương trình xây dựng đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc thực sự rất tham vọng và đã tàn phá môi trường biển, đồng thời làm cho Biển Đông bị quân sự hóa. Cuối cùng, Trung Quốc đã triển khai một đội tàu đánh cá xa bờ khổng lồ và đang phát triển trên toàn cầu. Lực lượng này đang làm cạn kiệt đáng kể nguồn cá của thế giới, không chỉ là trong khu vực Biển Đông.

Việt Nam trong chiến lược vùng xám của Trung Quốc 

Đối với câu hỏi về những chiến thuật mà Trung Quốc có khả năng tăng cường hơn nữa trong tương lai để thực thi chiến lược vùng xám của mình đối với Việt Nam, vị Giám đốc Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Đại học Stanford, dự đoán: 

“Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng lợi ích của mình ở Biển Đông, nơi mà chúng ta sẽ chứng kiến ngày càng nhiều hơn các cuộc tuần tra của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc trong tương lai. Họ sẽ thực hiện nhiều hành vi quấy rối hơn đối với các mỏ khí đốt của Việt Nam. Họ sẽ đưa nhiều tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn nữa.

Trung Quốc hy vọng Việt Nam sẽ giữ cho các cuộc phản kháng của mình trong im lặng, chỉ diễn ra một cách nhẹ nhàng và khuất mắt công chúng. Khi Việt Nam đi dần vào tình huống đó, các hoạt động của Trung Quốc tiếp tục diễn ra mà không được công khai trước công luận quốc tế thì trạng thái vùng xám bắt đầu phát triển mạnh, theo đúng ý đồ của họ.”

Ông Powell cho rằng Chính phủ Việt Nam đã cố gắng kiên nhẫn quản lý tình hình đang tiếp diễn này. Nhưng họ không thể kìm hãm được làn sóng tăng cường nhanh chóng của lực lượng an ninh hàng hải của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh:

“Hà Nội cần tìm cách khiến Bắc Kinh tính toán lại và làm chậm bước tiến của họ. Việt Nam không có một đồng minh hùng mạnh để tiếp theo sức mạnh như Philippines, vì vậy nước này sẽ cần tìm những cách khác để tăng cường đòn bẩy của mình.

Giống như Philippines, Việt Nam có thể muốn xem xét những cách thức có thể sử dụng trong đó có chiến thuật tiết lộ thông tin công khai về các hoạt động có tính chất vùng xám của Trung Quốc. Bằng cách này, Việt Nam có thể làm cho việc thực thi chiến lược vùng xám của Trung Quốc không còn đơn giản nữa.

Manila đã chứng minh rằng chiến thuật chủ động cung cấp thông tin công khai, đặc biệt là dưới dạng bằng chứng cụ thể với hình ảnh và video, có thể có tác động mạnh mẽ đến dư luận quốc tế, có khả năng khích lệ và đồng thời thu hút sự ủng hộ đáng kể của quốc tế đối với lập trường của mình.”

Một cẩm nang về chiến lược vùng xám 

Viết cẩm nang về chiến lược vùng xám trên biển của Trung Quốc để giúp công luận nhận thức về nó rõ ràng hơn là một trong những công việc quan trọng nhất của Chương trình SeaLight, vị Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Biển Đông ở Đại học Stanford cho biết. 

Ông nói một cẩm nang như vậy sẽ tăng cường sức đề kháng của khu vực Đông Nam Á đối với các hoạt động triển khai chiến lược vùng xám của Trung Quốc. Nó sẽ giúp khuyến khích các ủng hộ vật chất và tinh thần của các đối tác quốc tế với khu vực này, và hạn chế sự hung hăng của Trung Quốc bằng cách làm họ thấy những thiệt hại lớn hơn mà họ phải gánh chịu nếu tiếp tục chiến lược đó. Ông nói:  

“Những điều này rất quan trọng vì công chúng có hiểu về chiến lược vùng xám của Trung Quốc thì họ mới ủng hộ các chính sách đối trọng với Trung Quốc của chính phủ mình.” (Theo RFA).

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments