Chụp lại hình ảnh – Bà Christine Dawood kể lại rằng cả nhà “nói đùa’ khi Suleman và Shahzada xuống thiết bị lặn Titan
Suleman Dawood, sinh viên tử nạn trong phương tiện lặn biển Titan, “rất muốn tham gia chuyến đi”, mẹ của cậu nói với đài BBC sau thảm kịch làm chết cả năm người Chủ Nhật tuần trước ngoài khơi Newfoundland, Đại Tây Dương.
Bà Christine, vợ của triệu phú Shahzada Dawood, người Pakistan có quốc tịch Anh và cũng đã chết trong chuyến lặn biển thăm xác tàu Titanic lần đầu tiên lên tiếng từ sau vụ việc.
Cả nhà họ, bốn người đã cùng đi khơi trên chiếc tàu Polar Prince, đóng vai trò tàu mặt nước hỗ trợ cho Titan lặn xuống biển sâu.
Christine Dawood cùng con gái đã ở trên boong tàu mặt nước, còn Suleman và cha đẻ xuống chiếc Titan. Trong tay cậu sinh viên là viên Rubik, còn ông Shahzada mang theo máy ảnh để chụp hình xác tàu Titanic.
Khi nghe tin Titan mất liên lạc với đội hỗ trợ, bà Christine “ban đầu không hiểu nổi điều đó nghĩa là gì”, bà nói với BBC.
“Họ mới chỉ vừa lặn xuống vừa đây thôi mà.”
Bà tiết lộ hai vợ chồng đã mua chỗ trên chiếc Titan nhưng chuyến đi bị hoãn vì đại dịch Covid.
Sau đó, “tôi đã nhường chỗ cho Suleman vì cháu rất muốn đi.”
Thông tin này có vẻ khác với lời kể của chị gái ông Shahzada, nói với truyền hình Anh tuần qua rằng “Suleman không hề muốn lặn xuống cùng chiếc tàu Titan, và rất lo sợ nhưng vì chiều bố, nhân ngày của Cha (Father’s Day) mà đồng ý đi.
Hai cha con ông Shahzada Dawood chết cùng ba người nữa trong chiếc Titan.
Họ là Stockton Rush, 61 tuổi, người Mỹ, là CEO của công ty OceanGate làm chủ chiếc Titan, tỷ phú Anh Hamish Harding, 58 tuổi và tỷ phú Pháp Paul-Henry Nargeolet, 77 tuổi.
Sinh năm 1975 ở Rawalpindi, Pakistan trong gia đình một triệu phí, bản thân ông Shahzada có tài sản trị giá 370 triệu USD.
Chụp lại video,
Tìm kiếm tàu lặn Titan mất tích khi tham quan xác tàu Titanic
Nén và nổ nhanh chóng
Các suy đoán sơ bộ, căn cứ vào mảnh của chiếc Titan, thiết bị lặn tư nhân với vỏ làm bằng hợp chất titanium, cho rằng thảm kịch xảy ra ngay hôm Chủ Nhật 18/06.
Ngày chết của các nạn nhân nay được ghi là 18/06/2023.
Nhưng phải đến hôm 22/06 người ta mới xác nhận là Titan đã bị áp suất nước biển nén tới mức vỡ nát.
Sau vài ngày tìm kiếm, người ta chụp được hình các mảnh của Titan nằm trải ra trên đáy biển, cách xác tàu Titanic 400-500 mét.
Theo BBC News, các chuyên gia tin rằng vụ nén và nổ xảy ra ở độ sâu 3.500 mét tính từ mặt nước và nhóm đi thăm quan còn cách xác tàu Titanic 300 mét.
Sức nặng của khối nước ở độ sâu đó là hàng chục nghìn tấn, đã ép (compress) vỏ của Titan trong vòng 1 phần nghìn giây. Một sự cố nào đó làm bộ phận bảo vệ ở vỏ tàu bị nứt hoặc vỡ.
Cú ép khủng khiếp và rất nhanh khiến khí hydrocarbon còn trong khoang bị nén lại rồi phát nổ, nghiền cả 5 người thành bụi trong chớp mắt. Nhiều khả năng là họ không kịp nhận biết điều gì đã xảy ra.
Nay cuộc điều tra sẽ tìm hiểu xem đoạn vỏ bằng sợi carbon ở thân tàu có chịu lực được không.
Đa số các thiết bị lặn biển sâu được chế tạo bằng cả khối titanium hình cầu để chịu lực còn tàu Titan lại có hình ống, với phần thân giữa bằng hợp chất carbon tổng hợp.
Sợi carbon chịu lực tốt nhưng việc chế tạo tàu Titan bằng cách nối thân giữa bằng vật liệu này với phần đầu bằng titanium có thể là vấn đề.
Titanium có đặc tính không chỉ chịu lực tốt mà còn đàn hồi, sợi carbon thì không bằng.
Nguồn hình ảnh, Courtesy Dawood family – Shahzada Dawood (phải) và con trai Suleman
(Theo BBC)