Saturday, September 28, 2024
No menu items!
spot_img
HomeViệt NamViệt Nam phản bác phát biểu của Trung Cộng về vụ tàu...

Việt Nam phản bác phát biểu của Trung Cộng về vụ tàu khảo sát xâm nhập EEZ

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao CS Việt Nam Phạm Thu Hằng (Hình TTXVN)

Việt Nam ngày thứ Bảy bác bỏ một phát biểu của Trung Cộng phủ nhận việc một tàu khảo sát của nước này hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam suốt gần một tháng, nói rằng chủ quyền của Việt Nam “phải được tôn trọng.”

Tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hộ tống tiến vào vùng biển của Việt Nam từ ngày 7 tháng 5 và thường xuyên đi qua các mỏ dầu khí do các công ty Nga điều hành, theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền, bất chấp nhiều lần Việt Nam lên tiếng yêu cầu các tàu này rời đi.

Các tàu này cuối cùng rời đi vào ngày 5 tháng 6, Reuters cho biết, dẫn thông tin từ các chuyên gia theo dõi tàu biển.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng ngày 6 tháng 6 nói trong một cuộc họp báo thường kì rằng các tàu này thực hiện “các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Cộng” và rằng “không có chuyện đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.”

Truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 10 tháng 6 dẫn một phát biểu của bộ ngoại giao phản hồi phát biểu của phía Trung Cộng, tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

“Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của một quốc gia được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước ven biển, trong đó có Việt Nam phải được tôn trọng,” người phát ngôn Phạm Thu Hằng nói.

“Đây chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm, xây dựng và đóng góp thiết thực của các nước liên quan vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thượng tôn pháp luật ở khu vực, trong đó có khu vực Biển Đông.”

Theo luật quốc tế, các tàu được phép đi qua các vùng đặc quyền kinh tế của nước ngoài, nhưng không được thực hiện các hoạt động khảo sát không có giấy phép. Các hoạt động này của Trung Cộng ở Biển Đông từ lâu đã trở thành vấn đề đối với các nước trong khu vực, vì Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển giàu năng lượng, bao gồm cả các vùng đặc quyền kinh tế.

Trong một sự phản đối công khai hiếm hoi, chính phủ Việt Nam vào ngày 25 tháng 5 yêu cầu tàu nghiên cứu Trung Cộng và các tàu hộ tống rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau chuyến thăm Hà Nội của quan chức cao cấp Nga Dmitry Medvedev.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments