Sunday, September 29, 2024
No menu items!
spot_img
HomeViệt NamViệt Nam có thể là bên đắc lợi nhất từ cuộc chiến...

Việt Nam có thể là bên đắc lợi nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

Samsung Việt Nam là một trong những doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng bởi Thuế tối thiểu toàn cầu. (Ảnh: baobacninh.com.vn)

Chủ tịch 4 tập đoàn lớn của Nam Hàn sẽ đến Pháp vào cuối tháng này để hỗ trợ Nam Hàn đăng cai tổ chức Triển lãm Thế giới 2030; sau đó họ sẽ đến Hà Nội – Việt Nam tham gia Diễn đàn Kinh tế Nam Hàn-Việt Nam. Có phân tích cho rằng Việt Nam đã trở thành một trong những bên thắng cuộc lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Truyền thông Nam Hàn gần đây đưa tin, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Nam Hàn như Chủ tịch Lee Jae-yong của Samsung Electronics, Chủ tịch Chey Tae-won của Tập đoàn SK, Chủ tịch Chung Eui-sun của Tập đoàn Hyundai Motor, Chủ tịch Koo Kwang-mo của Tập đoàn LG sẽ đến Paris – Pháp từ ngày 19 – 21/6 để tham dự các hoạt động quảng bá xin tổ chức Triển lãm Thế giới Busan 2030 (World Expo) được tổ chức tại đây. Sau đó họ sẽ bay tới Hà Nội – Việt Nam để tham dự các hoạt động như Diễn đàn Doanh nghiệp Nam Hàn-Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế song phương. Chủ tịch Shin Dong-bin của Tập đoàn Lotte – Nam Hàn cũng có thể tham dự hoạt động này.

Tờ Dong-A Ilbo của Nam Hàn ngày 3/6 cho biết, trong khi Nam Hàn và Việt Nam đang tìm hiểu các chương trình hợp tác kinh tế thì tại Hà Nội các công ty lớn cũng sẽ ký một biên bản ghi nhớ và tổ chức các cuộc họp liên quan đến xuất cảng và đầu tư.

Theo thông tin, trước xu hướng gia tăng xung đột giữa Mỹ và Trung Cộng và sự điều chỉnh cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã vươn lên thành cứ điểm sản xuất của các công ty như Samsung Electronics, Hyundai Motor, LG Electronics, cũng như thành mạng lưới phân phối của những doanh nghiệp hàng đầu như Tập đoàn Lotte…

Nhà bình luận chính trị người Hoa tại Mỹ là Wang He cho hay trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times hôm 4/6, rằng sau cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ thì Mỹ đã thực hiện một số chính sách để đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó có chính sách quan trọng là thuế quan cao. Hiệu ứng chiến lược này đã khiến nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải rút khỏi Trung Cộng, thay vào là chuyển sang những nơi như Việt Nam và Ấn Độ nhằm tránh thuế quan, vì vậy Việt Nam đã trở thành một lựa chọn thay thế quan trọng.

“Nhiều nước đang thực hiện chính sách ‘Trung Cộng + 1’, trong đó ‘1’ này được nhiều bên chọn là Việt Nam”, ông Wang He nói. “Vì vậy, trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành một trong những bên thắng cuộc lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ”.

Chiến lược “Trung Cộng + 1” có thể được hiểu là chuyển một phần vốn ban đầu được đầu tư trực tiếp vào Trung Cộng sang một nước thứ ba xung quanh Trung Cộng. Các nước bên thứ ba được ưu tiên thường là các thành viên ASEAN, chẳng hạn như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan. Mục đích của chiến lược “Trung Cộng + 1” là sản xuất sẽ không bị gián đoạn nếu quan hệ xuyên eo biển giữa Trung Cộng và Đài Loan xấu đi, hoặc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ.

Ông Wang He cho rằng Việt Nam có dân số khoảng 100 triệu người nên đất nước phát triển rất nhanh trên nhiều lĩnh vực. Ông nói: “Nhìn chung tiềm năng của Việt Nam rất lớn, nhất là khoản đầu tư hàng chục tỷ của Samsung vào Việt Nam, quy mô rất lớn. Các công ty Nam Hàn coi Việt Nam là cứ điểm quan trọng. Về điểm này, vị thế công xưởng thế giới của Trung Cộng đã bắt đầu lung lay”. (VL)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments