Saturday, October 5, 2024
No menu items!
spot_img
HomeHOA KỲTình nghi gián điệp Trung Cộng cải trang thành khách du lịch...

Tình nghi gián điệp Trung Cộng cải trang thành khách du lịch đột nhập căn cứ quân sự Mỹ ở Alaska

Liên Thành

Các quan chức Mỹ cho hay, trong những năm gần đây, các công dân Trung Cộng đóng giả khách du lịch nhưng bị tình nghi là gián điệp đã thực hiện nhiều nỗ lực để tiếp cận các cơ sở quân sự ở Alaska, nơi được cho là có nhiều căn cứ nhạy cảm của Hoa Kỳ.

Trong một sự cố gần đây, một chiếc xe chở công dân Trung Cộng đã lao qua một trạm kiểm soát an ninh tại Fort Wainwright ở Fairbanks. Sau khi bị kiểm tra, người ta đã tìm thấy một máy bay không người lái bên trong xe. Những người trong xe khai báo họ là khách du lịch bị lạc.

Các quan chức địa phương cho biết nhiều vụ chạm trán là do nhầm lẫn vô tội của du khách nước ngoài có ý định xem cực quang và các điểm tham quan khác ở Alaska. Tuy nhiên, rất nhiều người đã lợi dụng điều này để vào các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ nhằm thăm dò và tìm hiểu về khả năng quân sự của Hoa Kỳ ở Alaska.

Năm 2019, một thẩm phán liên bang đã kết án một sinh viên Trung Cộng (20 tuổi) một năm tù vì chụp ảnh trái phép tại Căn cứ Không quân Hải quân Key West ở Florida. Luật sư của anh ta cho biết anh này chỉ là một du khách bị lạc, nhưng căn cứ hải quân, nơi huấn luyện phi công F-35, không phải là một điểm nóng du lịch, và máy ảnh cũng như điện thoại di động của anh này chỉ có ảnh từ trạm hàng không.

Một sĩ quan quân đội cho biết, không phải tất cả những người có vẻ là khách du lịch ở Alaska đều là khách du lịch thực sự. Thay vào đó, họ là gián điệp nước ngoài.

Thứ trưởng bộ quốc phòng Mỹ, Kathleen Hicks tỏ ra lưỡng lự khi được yêu cầu bình luận về nghi vấn Trung Cộng do thám tại các cơ sở quân sự ở Alaska. Bà cho biết quân đội đang thực hiện một số bước để đảm bảo những căn cứ đó được an toàn nhưng bà không đưa ra chi tiết cụ thể.

Trong khi đó, Giám đốc FBI Christopher Wray thường xuyên lên tiếng cảnh báo về hoạt động gián điệp do chính phủ Trung Cộng tài trợ, cho rằng đó là âm mưu của các nhà lãnh đạo chứ không phải công dân nước này hoặc người Mỹ gốc Hoa. Wray đã ước tính rằng, cứ sau 12h, FBI sẽ mở một cuộc điều tra mới về hoạt động gián điệp do chính phủ Trung Cộng tài trợ.

Wray nói trong một bài phát biểu vào tháng Tư: “Không còn nghi ngờ gì nữa, mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với quốc gia chúng ta, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta là do chính phủ Trung Cộng gây ra”.

Đáp lại, Đại sứ quán Trung Cộng tại Washington đã không trả lời email và các cuộc điện thoại yêu cầu bình luận.

Cho đến nay, thông tin chi tiết về các sự cố gián điệp hầu hết vẫn được giữ bí mật. Tuy nhiên, Ngũ Giác Đài đã công khai đưa ra lý do tại sao chính phủ Trung Cộng lại quan tâm đến Alaska.

Tại sao lại là Alaska?

Alaska có ba căn cứ quân sự lớn — Căn cứ chung Elmendorf-Richardson ở Anchorage, Căn cứ không quân Fort Wainwright và Eielson gần Fairbanks — cùng với một số cơ sở nhỏ hơn. Những năm gần đây, Ngũ Giác Đài đã tăng cường điều phối nguồn lực và quân đội tới tiểu bang này. Đây được coi là chìa khóa để bảo vệ đất nước do vị trí gần Nga, cũng như mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Bắc Hàn và Trung Cộng ngày càng gia tăng.

Lực lượng Không quân đã đặt các máy bay chiến đấu hàng đầu của mình, F-22 và F-35 ở Alaska. Pháo đài Greely của Quân đội, gần Fairbanks, có các radar và tên lửa tinh vi sẵn sàng bảo vệ chống lại cuộc tấn công hạt nhân. Năm ngoái, Quân đội đã kích hoạt Sư đoàn Dù 11 ở Alaska với tư cách là chuyên gia chiến tranh Bắc cực. Có khoảng 12.000 binh sĩ và 10.000 nhân viên Lực lượng Không quân đang đóng quân tại Alaska.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã gia tăng trong năm qua. Khinh khí cầu do thám Trung Cộng bay qua Mỹ gây rạn nứt ngoại giao, khiến Ngoại trưởng Antony Blinken hủy chuyến công du Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Cộng đối với Nga sau cuộc xâm lược Ukraine là một điểm bất đồng khác. Đặc biệt, sau những gì Trung Cộng đã làm đối với Đài Loan, nơi nhận hàng tỷ đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, đã làm mất lòng tin sâu sắc của Washington đối với Bắc Kinh.

Căng thẳng càng leo thang khi ngày 26 tháng 5, một máy bay chiến đấu của Trung Cộng có cuộc chạm trán nguy hiểm với một máy bay do thám của Mỹ đang bay trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông. Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hôm thứ Ba, máy bay phản lực Trung Cộng đã bay phía trước lực lượng trinh sát Rivet Joint của Không quân Hoa Kỳ, khiến nó gặp phải nhiễu động.

Iris Ferguson, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về khả năng phục hồi ở Bắc Cực và Toàn cầu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn của Ngũ Giác Đài vào tháng 9 năm ngoái, rằng: Các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã “đang cố gắng chen chân vào Bắc Cực. Vì vậy, chúng tôi rất lưu tâm đến hoạt động của họ và muốn đảm bảo rằng các lợi ích của chúng tôi được bảo vệ trong khu vực,” (Việt Luận)

Tình nghi gián điệp Trung Cộng cải trang thành khách du lịch đột nhập căn cứ quân sự Mỹ ở Alaska

Liên Thành

Gián điệp Trung Cộng cải trang thành khách du lịch đột nhập căn cứ quân sự Mỹ ở Alaska.

Các quan chức Mỹ cho hay, trong những năm gần đây, các công dân Trung Cộng đóng giả khách du lịch nhưng bị tình nghi là gián điệp đã thực hiện nhiều nỗ lực để tiếp cận các cơ sở quân sự ở Alaska, nơi được cho là có nhiều căn cứ nhạy cảm của Hoa Kỳ.

Trong một sự cố gần đây, một chiếc xe chở công dân Trung Cộng đã lao qua một trạm kiểm soát an ninh tại Fort Wainwright ở Fairbanks. Sau khi bị kiểm tra, người ta đã tìm thấy một máy bay không người lái bên trong xe. Những người trong xe khai báo họ là khách du lịch bị lạc.

Các quan chức địa phương cho biết nhiều vụ chạm trán là do nhầm lẫn vô tội của du khách nước ngoài có ý định xem cực quang và các điểm tham quan khác ở Alaska. Tuy nhiên, rất nhiều người đã lợi dụng điều này để vào các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ nhằm thăm dò và tìm hiểu về khả năng quân sự của Hoa Kỳ ở Alaska.

Năm 2019, một thẩm phán liên bang đã kết án một sinh viên Trung Cộng (20 tuổi) một năm tù vì chụp ảnh trái phép tại Căn cứ Không quân Hải quân Key West ở Florida. Luật sư của anh ta cho biết anh này chỉ là một du khách bị lạc, nhưng căn cứ hải quân, nơi huấn luyện phi công F-35, không phải là một điểm nóng du lịch, và máy ảnh cũng như điện thoại di động của anh này chỉ có ảnh từ trạm hàng không.

Một sĩ quan quân đội cho biết, không phải tất cả những người có vẻ là khách du lịch ở Alaska đều là khách du lịch thực sự. Thay vào đó, họ là gián điệp nước ngoài.

Thứ trưởng bộ quốc phòng Mỹ, Kathleen Hicks tỏ ra lưỡng lự khi được yêu cầu bình luận về nghi vấn Trung Cộng do thám tại các cơ sở quân sự ở Alaska. Bà cho biết quân đội đang thực hiện một số bước để đảm bảo những căn cứ đó được an toàn nhưng bà không đưa ra chi tiết cụ thể.

Trong khi đó, Giám đốc FBI Christopher Wray thường xuyên lên tiếng cảnh báo về hoạt động gián điệp do chính phủ Trung Cộng tài trợ, cho rằng đó là âm mưu của các nhà lãnh đạo chứ không phải công dân nước này hoặc người Mỹ gốc Hoa. Wray đã ước tính rằng, cứ sau 12h, FBI sẽ mở một cuộc điều tra mới về hoạt động gián điệp do chính phủ Trung Cộng tài trợ.

Wray nói trong một bài phát biểu vào tháng Tư: “Không còn nghi ngờ gì nữa, mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với quốc gia chúng ta, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta là do chính phủ Trung Cộng gây ra”.

Đáp lại, Đại sứ quán Trung Cộng tại Washington đã không trả lời email và các cuộc điện thoại yêu cầu bình luận.

Cho đến nay, thông tin chi tiết về các sự cố gián điệp hầu hết vẫn được giữ bí mật. Tuy nhiên, Ngũ Giác Đài đã công khai đưa ra lý do tại sao chính phủ Trung Cộng lại quan tâm đến Alaska.

Tại sao lại là Alaska?

Alaska có ba căn cứ quân sự lớn — Căn cứ chung Elmendorf-Richardson ở Anchorage, Căn cứ không quân Fort Wainwright và Eielson gần Fairbanks — cùng với một số cơ sở nhỏ hơn. Những năm gần đây, Ngũ Giác Đài đã tăng cường điều phối nguồn lực và quân đội tới tiểu bang này. Đây được coi là chìa khóa để bảo vệ đất nước do vị trí gần Nga, cũng như mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Bắc Hàn và Trung Cộng ngày càng gia tăng.

Lực lượng Không quân đã đặt các máy bay chiến đấu hàng đầu của mình, F-22 và F-35 ở Alaska. Pháo đài Greely của Quân đội, gần Fairbanks, có các radar và tên lửa tinh vi sẵn sàng bảo vệ chống lại cuộc tấn công hạt nhân. Năm ngoái, Quân đội đã kích hoạt Sư đoàn Dù 11 ở Alaska với tư cách là chuyên gia chiến tranh Bắc cực. Có khoảng 12.000 binh sĩ và 10.000 nhân viên Lực lượng Không quân đang đóng quân tại Alaska.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã gia tăng trong năm qua. Khinh khí cầu do thám Trung Cộng bay qua Mỹ gây rạn nứt ngoại giao, khiến Ngoại trưởng Antony Blinken hủy chuyến công du Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Cộng đối với Nga sau cuộc xâm lược Ukraine là một điểm bất đồng khác. Đặc biệt, sau những gì Trung Cộng đã làm đối với Đài Loan, nơi nhận hàng tỷ đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, đã làm mất lòng tin sâu sắc của Washington đối với Bắc Kinh.

Căng thẳng càng leo thang khi ngày 26 tháng 5, một máy bay chiến đấu của Trung Cộng có cuộc chạm trán nguy hiểm với một máy bay do thám của Mỹ đang bay trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông. Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hôm thứ Ba, máy bay phản lực Trung Cộng đã bay phía trước lực lượng trinh sát Rivet Joint của Không quân Hoa Kỳ, khiến nó gặp phải nhiễu động.

Iris Ferguson, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về khả năng phục hồi ở Bắc Cực và Toàn cầu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn của Ngũ Giác Đài vào tháng 9 năm ngoái, rằng: Các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã “đang cố gắng chen chân vào Bắc Cực. Vì vậy, chúng tôi rất lưu tâm đến hoạt động của họ và muốn đảm bảo rằng các lợi ích của chúng tôi được bảo vệ trong khu vực,” (Việt Luận)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments