Sunday, July 7, 2024
No menu items!
spot_img
HomeViệt NamTin Việt NamSài Gòn hết thuốc chữa bệnh ‘tay chân miệng,’ trong lúc virus...

Sài Gòn hết thuốc chữa bệnh ‘tay chân miệng,’ trong lúc virus bùng phát

SÀI GÒN, Việt Nam – Trong văn bản hôm 5 Tháng Sáu gửi các tỉnh, thành về việc phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, Bộ Y Tế cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam ghi nhận gần 9,000 ca nhiễm, trong đó đã có ba người chết.

“Số mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận các ca bệnh nhiễm virus Enterovirus (EV71),” báo Người Lao Động dẫn nội dung văn bản Bộ Y Tế cho biết.

Trong khi đó theo báo VNExpress, tối 5 Tháng Sáu, đại diện Sở Y Tế thành phố Sài Gòn công bố kết quả giải trình tự virus của sáu mẫu bệnh phẩm tay chân miệng do nhóm nghiên cứu bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và OUCRU (Đơn Vị Nghiên Cứu Lâm Sàng Đại Học Oxford), thực hiện, cho thấy đều mắc chủng EV71 kiểu gene B5, trong nhóm “độc lực cao,” gây bệnh nặng và lây nhiễm nhanh.

Sáu mẫu bệnh phẩm trên được lấy từ các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Năm 2011, virus EV71 gây đợt bùng phát tay chân miệng tại Sài Gòn với nhiều trường hợp nặng và chết. Khi ấy, type gene phổ biến là C4. Năm 2018, số ca nặng giảm, type chủ yếu là B5.

Theo Bác Sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, gene B5 trong nhóm “độc lực cao,” gây bệnh nặng. Tốc độ lây lan của B5 nhanh tương đương C4, tuy nhiên độc lực không cao bằng.

Trước tình trạng dịch bệnh “diễn tiến phức tạp,” lo dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Sở Y Tế thành phố hôm 3 Tháng Sáu đã có văn bản phúc trình Bộ Y Tế và Cục Quản Lý Dược xin cung ứng đủ thuốc điều trị tay chân miệng, nhất là hai loại thuốc Phenobarbital và Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.

Việc này diễn ra trong bối cảnh số ca bệnh tay chân miệng tăng trong hai tuần gần đây, đặc biệt đã ghi nhận một số trường hợp nặng mắc virus EV71 gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viện Nhi Đồng 1, Sài Gòn, khám cho trẻ mắc tay chân miệng. (Hình: Hải Yến/Người Lao Động)

Phenobarbital là thuốc điều trị co giật ở người lớn và trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thuộc phác đồ điều trị tay chân miệng của Bộ Y Tế và nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả. Thuốc có hai dạng là viên uống và dung dịch tiêm truyền qua đường tĩnh mạch.

Trước đó hồi năm 2020, các bệnh viện ở Sài Gòn thiếu hai loại thuốc trên, các bác sĩ buộc phải chuyển sang phương án dùng thuốc dạng uống nhưng hiệu quả không bằng thuốc dạng dịch truyền. (Tr.N – NV)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments