Philip Beidler- University of Alabama
Ngô Bắc dịch
(Tiếp theo)
Hiệu kỳ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Không quyển nào được bao gồm một cách tổng quát vào văn chương kinh điển về chiến tranh; nhiều nhất, mỗi quyển được xem chính yếu như là một tác phẩm văn chương quý hiếm – một quyển sách “khác” đáng chú ý một cách mơ hồ của một người viết có liên hệ đến kinh điển.
Được đặt trong bối cảnh cuộc chiến tranh của các nhà cố vấn từ thời đầu cho đến giữa thập niên 1960, ngay trước khi có sự tham gia của các lực lượng diện địa Hoa Kỳ, quyển One Very Hot Day, trong bút pháp của nó thuộc loại tường thuật giản dị, sự kiện có thực, giờ đây đọc như là một tiểu thuyết phi-giả tưởng (non-fiction); gần như một tập tài liệu. Đề tài được xem là chính thức của nó là công việc của các cố vấn Quân Đội Hoa Kỳ với các lực lượng chiến đấu quy ước của Quân Đội Nam Việt Nam, trong câu chuyện này được giả tưởng là Sư Đoàn Bộ Binh Thứ 8 QLVNCH. Các nhân vật của câu chuyện (dramatis personae) là hai loại sĩ quan, kết đôi sĩ quan Hoa Kỳ và Việt Nam, các đặc tính song hành cả về mặt các dân tộc tính của riêng họ lẫn các đường nét xuyên văn hóa trong điều được gọi ở thời kỳ đó là các mối quan hệ “đối tác: counterpart”. Sự chú ý xuyên suốt nhất tập trung vào một đại úy Hoa Kỳ ưa chỉ trích, già lão, tên Beaupre, trong cuộc chiến tranh thứ ba của ông. Béo mập, mệt mỏi, dị hình, ông ta nhất định là một anh hùng Hoa Kỳ lỗi thời, tàn tạ về thể xác và tâm hồn. Cũng là điểm thiết yêu đối với các độc giả là việc tìm hiểu mối quan hệ “Hoa Kỳ” của ông với viên trung úy phụ tá tốt nghiệp từ trường West Point, thẳng ruột ngựa, can đảm, Anderson, như kẻ khỏe khoắn và tận tụy đối lại một Beuapre uể oải và đầy nghi ngờ. Beaupre được chỉ định làm việc với một tiểu đoàn trưởng QLVNCH, Đại Úy Dang [Đang, Đặng, Đằng …?], tham nhũng, hèn nhát, vô ơn, có móc nối tốt về chính trị, được đóng quân ngoài trại một cách thuận tiện ở một biệt thự tại Sàigòn, khi đối diện với sự nguy hiểm. Anderson được chỉ định làm việc với một đại đội trưởng, Trung Úy Thuong [Thương, Thưởng, Thường …?] – kẻ kể tên sau cũng can đảm và khỏe khoắn không kém, tuy là một đứa con trai trí thức và chống đối của các giai cấp học thức, một người chống cộng sản hiểu được rằng bất kỳ chế độ nào nắm quyền lực tại Sàigòn trong lúc đó có lẽ không đáng để hy sinh tính mạng. (Cơ cấu cấp bậc, cần nói thêm, đang bộc lộ: một lượng cung vô tận các sĩ quan Mỹ đến và đi, một tiểu đoàn hàng ngang Việt Nam được chỉ huy bởi một đại úy, một đại đội được chỉ huy bởi một trung úy, chỉ cấp kể sau trong đó là nhiều phần sẽ được thấy có mặt trên chiến trường cùng với binh sĩ của người đó.)
Tiểu thuyết bao gồm hai nhân vật phụ đáng nói. Viên đại úy biệt động da đen, chửi thề không ngớt, vui tính, to lớn, William Redfern, đối xử với các người Việt Nam ông phụ trách như các thiếu nhi đi cắm trại; “:How they hanging Vietnamese: Mấy người Việt Nam treo mình ra sao”, ông ta mở đầu mỗi ngày. “They hanging fine, Big Wlliam: họ treo mình tốt, thưa ông Big William ”, câu trả lời của người Việt Nam.) Có một Đại Tá Hoa Kỳ phụ trách nhóm cố vấn, cũng hay chỉ trích như Beaupre nhưng còn làm việc, tính hay khôi hài, cách biệt, nhận biết rằng ông chỉ để tâm vừa đủ trong sự báo cáo của ông và nhiệt thành vừa đủ trong các nhiệm vụ huấn luyện của mình hầu bảo đảm rằng ông sẽ không bao giờ được thăng làm tướng lĩnh.
Trong số các nhân vật chính, một khi cuộc hành quân được phóng ra, một điều gì đó quan trọng xảy ra. Các sự song hành mô tả biến thành một điều gì đó trông giống một phép đo tam giác hơn, với quyển truyện ngày càng tập trung vào một nhân vật tiêu điểm, viên Trung Úy Việt Nam tên Thương [?]. Beaupre vẫn còn như một túi phân đáng buồn, ít nhất còn ngay thẳng trong sự thất vọng của mình. Anderson, kẻ lý tưởng còn trẻ tốt nghiệp từ trường West Point, rõ ràng là một người có đức tin tôn giáo, tận tâm, có thiện ý, công bằng, biến thành kẻ thông thạo tiếng Việt. Người thực sự đứng giữa là viên trung úy Việt Nam. Khi chúng ta gặp anh ta, anh ta đang vướng mắc vào một cuộc độc thoại nội tâm giận dữ. Như đối lập với một trong các người Hoa Kỳ mò mẫm ương ngạnh hay một trong các binh nhì thờ ơ dưới sự chỉ huy của anh ta, sự việc như sẵn diễn ra là anh ta, Thương, đã bắt đầu một ngày bằng việc sập xuống một hố bẫy, bị đầu tre vót nhọn trét phân xuyên qua hết bàn chân anh ta. Tức giận với cơn đau kinh khiếp nơi bàn chân và xấu hổ về sự ngu xuẩn của mình, anh ta sẽ giữ kín việc nó cho suốt phần còn lại của công tác.
Như một người nằm ở giữa, anh ta giờ đây gặp thêm một điều khiến cho một kẻ rất tức tối trở nên giận dữ hơn nữa. Anh ta là một cuộc chiến tranh sống động sẽ không bao giờ kết thúc – hay, một cách nào đó, sẽ kết thúc khi mọi người đều sẵn hay biết rằng nó sẽ như thế. Đó là một ngày rất nóng cho người Mỹ, ông Beaupre, một cuộc Bộ Hành Dưới Sức Nóng Mặt Trời (Walk in the Sun) thê thảm – ngay chính nhan đề, đối với những ai quen thuộc với tiểu thuyết chiến tranh của Mỹ, là một sự ám chỉ đến một kiệt tác Thế Chiến II tương tự về sự mỉa mai nhỏ hơn. Đó là chuyện hàng ngày đối với Thương, kẻ như diễn ra, đã từng có lẫn dẫm phải một bẫy cọc vào một ngày giống như ngày hôm nay trong một công tác giống như công tác này khi anh ta còn trẻ hơn nhiều. Chuyện của Thương là một cuộc chiến tranh vĩnh viễn, cơn hấp hối đớn đau khắc khoải của QLVNCH. Và cũng ở đó, anh ta đúng là kẻ kẹt ở giữa. Đang [?], viên đại úy, một kẻ tham những vô vọng, một kẻ theo thời cơ cấp thấp ở Sàigòn đang gắng sức trở thành một nhà chiến lược lý thuyết suông cao cấp ở Sàìgòn và một sĩ quan đóng quân tại biệt thự. Các binh nhì dưới quyền chỉ huy của Thương là một đám hạ tiện thiếu kỷ luật, đáng thất vọng, các thiếu niên nông dân vô học, đám cặn bã thành phố, không có vẻ lính tráng, chểnh mảng, nói năng lung tung, ưa nghe đài phát thanh, nghỉ phép không sắp xếp trước bất kỳ khi nào họ muốn nghỉ. Thương thì lớn tuổi cho một trung úy, 31 tuổi. Anh ta nói với các người Hoa Kỳ rằng anh ta 25 tuổi. Họ nghĩ anh ta trẻ tuổi hơn. Vì bất kỳ số lượng nào của các lý do khác, hoàn toàn không đúng ở chỗ này hay chỗ kia, anh ta cũng biết anh ta sẽ có thể không được thăng cấp.
Không giống như bình sĩ của mình, như nhiều thành viên của giới lãnh đạo và lớp sĩ quan, anh ta là người Bắc di cư vào nam, song cố gắng tối đa để làm thổ âm mình biến mất đi. Các cung cách của người miền bắc sẽ đòi hỏi thời gian lâu hơn – sự nghiêm chỉnh của anh, tinh thần kỷ luật của anh, sự tự kiềm chế của anh, lòng kính trọng dành cho thẩm quyền của anh. Nhưng còn các thứ khác nữa. Không giống như nhiều đồng đội trong tầng lớp sĩ quan, anh ta là người miền bắc không theo đạo công giáo, con trai của một người cha vẫn còn là, một cách gần như cố chấp, một Phật tử. Anh ta là một người mệt mỏi, hay nghi ngờ giống như viên đại úy Hoa Kỳ. Anh ta là một sĩ quan can đảm, khỏe khoắn, có năng lực giống như viên trung úy Mỹ. Anh ta là một người miền bắc sống tại miền nam; một người theo đạo Phật giữa những kẻ theo Công Giáo. Anh ta là một sĩ quan chiến đấu, chân thật, có kỹ năng, giữa một đầm lầy của sự vô khả năng và tham nhũng. Anh ta không có sự kính trọng đối với ông Đang; anh ta không có sự tín cậy nơi các binh sĩ của mình. Anh ta ngưỡng mộ các người Mỹ vì sự tận tụy và sức mạnh quân sự của họ; anh ta oán ghét họ bởi dáng vẻ ông chủ và sự chiếu cố trịch thượng của họ.
Vào cuối một ngày rất nóng khác đã có một cuộc bộ hành rất khốn khổ dưới ánh nắng mặt trời cho người Mỹ cũng như người Việt Nam. Hai tiểu đoàn Việt Nam khác được Mỹ cố vấn can dự vào cuộc hành quân và bị tấn công và bị tổn thất nặng nề. Trước tiên, Big William bị giết; thứ đến, bạn của Thương, một tiểu đoàn trưởng can đảm và tận tụy tên là Chinh [? hay Chính, hay Chỉnh…] bị chết; bạn của Beaupre, Raulston có lẽ đang hấp hối. Các người lính QLVNCH nằm chết khắp mọi nơi. Cuộc phục kích thứ ba được phóng ra. Khi chiến sự ngừng lại, không thấy Đang nơi nơi đâu. Anderson, kẻ tốt nghiệp từ trường West Point bị chết. Beaupre và Thương, hét nhau trong cơn hỗn loạn và giận dữ, cách nào đó tìm đường để cứu vớt lực lượng khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Beaupre, ở bờ bên kia của một trận nóng gần như thiêu đốt và nỗ lực làm giảm nhẹ một thảm họa nữa của QLVNCH còn đi xa hơn nữa ra khỏi ảo tưởng mà ông ta đã có lúc khởi đầu. Ít nhất, ông nghĩ, còn có Thương. “Điều đánh vào đầu ông rằng viên trung úy Việt Nam, Thương, đã rất hữu hiệu”, ông quan sát, và rằng ông đã không nhìn thấy Đang từ khi có cuộc phục kích”. Thương, ông nhận xét, “giờ đây bước đi một cách chậm rãi, một thân xác lùn mập của một người đang gánh vác một khối nặng vô biên, giờ đây gần như duyên dáng bởi có sự chăm sóc mà anh ta phải để ý đến khi bước đi”. Vẫn còn vết thương cọc bẫy kinh khiếp nơi bàn chân của anh ta. Nhưng cũng có sức năng – nghe vang vọng nhan đề của quyển sách nổi tiếng nhất và được đọc nhiều nhất trong tất cả các sách về chiến tranh của Hoa Kỳ — của những vật mà anh ta mang theo. Có các lời còn ghi nhớ được của Chinh, chiến hữu của anh ta, về các người Mỹ, thí dụ. “Mày thật quá khó khăn đối với họ”, anh ta đã từng nói với Thương, “bởi mày không đồng ý vơi cách họ đang chiến đấu. Mày nghĩ thật là vô vị để con người đi đánh nhau một cách quá hay mà chỉ thu lượm quá ít kết quả, nhưng mày quá khó tính, đó là việc của họ. Họ là những con người tốt. Họ thì can đảm mặc dù đồ ăn của họ thì tồi, và thuốc lá của họ là dành cho đàn bà. Như thế đã sao. Tao biết mày mà Thương: nếu họ không chiến đấu giỏi đến như thế, có lẽ mày sẽ thích họ hơn. Thật may mắn cho chúng ta là chúng ta đều không phải là các trí thức như mày”. Hơn nữa, những lời này cũng tương tự trong sự hồi ức giờ đây với những lời của chính anh ta với viên trung úy Mỹ, Anderson, liên quan đến một “snabu” [có lẽ lối chơi chữ của tác giả, để chỉ sự phát âm sai của từ ngữ “SNAFU: sự hỗn loạn”” mà tác giả có nói đến ngay sau đó, chú của người dịch] nữa của QLVNCH, như anh ta cố gắng để chỉ danh nó, theo cách mà người Mỹ vẫn làm, SNAFU: sự hỗn loạn”, anh cố gắng giải thích, “tình trạng rối tung lên đáng chửi thề: the fucking up”. “Tôi biết rằng đó là một vụ xấu hổ, và thưa Trung Úy, nó không phải là vụ đầu tiên của chúng tôi, và nó sẽ không là vụ cuối cùng của chúng tôi. Tôi ước mong tôi có thể nói cho ông hay lý do tại sao nó xảy ra như thế và rằng nó sẽ không tái diễn lần nữa, nhưng tôi không thể làm điều đó”. (Còn tiếp)
(Chuyện ngày xưa – Chuyện ngày nay)