Saturday, September 28, 2024
No menu items!
spot_img
HomeBình LuậnTrung Cộng xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là...

Trung Cộng xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’

(Katsuji Nakazawa – Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch)

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Macron’s labeling of Russia as ‘vassal state’ goes viral in China,” Nikkei Asia, 18/05/2023

Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng Moscow trên thực tế đang trở thành một nước chư hầu của Trung Cộng, đã gây xôn xao khắp Trung Cộng.

Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chủ nhật (13/05/2023), ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối ngày, rằng Nga “đã thua về mặt địa chính trị” trong cuộc chiến ở Ukraine.

“Trên thực tế, họ đã trở nên phụ thuộc vào Trung Cộng và đã mất con đường tiếp cận vùng Baltic, điều đó rất quan trọng, bởi vì nó đã khiến Thụy Điển và Phần Lan quyết định gia nhập NATO,” Macron nói với tờ L’Opinion của Pháp.

Nhận xét của Macron đã thu hút sự chú ý đặc biệt mạnh mẽ ở Trung Cộng, ngay trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình cử một phái đoàn đến Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Điện Elysee ở Paris, Pháp, vào ngày 14/05. © Reuters

Việc Nga trở thành đối tác yếu hơn so với Trung Cộng không phải là điều gì mới. “Chư hầu” là một thuật ngữ yêu thích của Macron trong những ngày này, ông từng phát biểu vào tháng 4 rằng “Là đồng minh không có nghĩa là trở thành chư hầu… không có nghĩa là chúng ta không có quyền suy nghĩ cho chính mình,” để mô tả mối quan hệ của Pháp với Mỹ.

Tuy nhiên, bình luận của Macron có ý nghĩa quan trọng. Trước tiên, nó đến từ nhà lãnh đạo cao nhất của một quốc gia lớn ở châu Âu, quốc gia có ảnh hưởng đến chính trị của khu vực và là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Bình luận của Macron đã gây phản ứng trái chiều ở Trung Cộng.

Trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, mọi người đều thận trọng, tin rằng đây có thể là một chiến thuật để chia rẽ Bắc Kinh và Moscow.

Nhưng tuyên bố của Macron dường như đã khiến nhiều người dân Trung Quốc mỉm cười. Liên Xô cũ là một trong hai siêu cường của thế giới trong thời Chiến tranh Lạnh. Việc có nước Nga vĩ đại làm chư hầu chỉ càng khẳng định rằng Trung Cộng đã trở thành một cường quốc sánh ngang với Mỹ

Vấn đề cấp bách đối với Trung Cộng hiện nay là phá vỡ liên minh quốc tế gồm các nền dân chủ phương Tây đang chống lại họ.

Điều quan trọng là phải tuyên truyền quan điểm rằng liên minh chống Trung Cộng không những không đạt được kết quả mong muốn, mà còn phản tác dụng – và rằng chính Trung Cộng mới là bên thực sự đóng góp cho hòa bình thế giới.

Còn dịp nào tốt hơn để nói ra điều đó, ngoài dịp cuối tuần mà các nhà lãnh đạo của G7 gặp nhau ở Hiroshima, Nhật Bản?

Lý Huy, đặc phái viên của Bắc Kinh về các vấn đề Á-Âu, đang dẫn đầu một phái đoàn đến Ukraine. Một phần mục đích của phái đoàn này là giúp Trung Cộng trở thành tâm điểm chú ý thay cho G-7. © CNSPHOTO/Kyodo

Trung Cộng đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho phái đoàn tới Ukraine để đẩy lùi áp lực quốc tế lên chính họ. Phái đoàn này được dẫn đầu bởi Lý Huy, đặc phái viên của Bắc Kinh về các vấn đề Á-Âu. Lý là một nhà ngoại giao kỳ cựu với kinh nghiệm lâu năm trong khối Xô Viết cũ.

Phái đoàn này là kết quả của cuộc điện đàm hồi tháng 4 giữa Tập và Zelenskyy, sự kiện mà Trung Cộng không tiếc lời tung hô.

Theo kế hoạch, đoàn sẽ thăm Ukraine, sau đó tiếp tục đi Ba Lan, Pháp, Đức, và Nga.

Nhưng khi Lý lên đường tới Ukraine, Zelenskyy vẫn đang ở Anh để hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong chuyến công du châu Âu của mình.

Trong cuộc hội đàm hôm thứ Hai (15/05/2023), Zelenskyy đã nhận được gói viện trợ quân sự mới từ Sunak, bao gồm hàng trăm tên lửa phòng không cũng như hàng trăm máy bay không người lái tấn công có tầm bay hơn 200 km.

Một ngày trước, Zelenskyy đã gặp Macron. Pháp có kế hoạch cung cấp hàng chục xe bọc thép mà nước này sản xuất, bao gồm cả AMX-10RC, cho Ukraine trong những tuần tới.

Cũng hôm Chủ nhật, Zelenskyy đã gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin, nơi ông nhận được khoản viện trợ quân sự bổ sung trị giá 3 tỷ đô la.

Các thỏa thuận gợi ý về một cuộc phản công toàn diện chống lại lực lượng Nga mà Zelenskyy đang có dự định phát động.

Sau cuộc gặp với Sunak, Tổng thống Ukraine được hỏi liệu nước ông có chờ đợi thêm vũ khí trước khi bắt đầu cuộc phản công được mong đợi hay không. “Chúng tôi thực sự cần thêm thời gian,” Zelenskyy nói. “Nhưng không nhiều. Chúng tôi sẽ sẵn sàng sớm thôi.”

Trong bối cảnh đó, thời gian có lẽ vẫn chưa chín muồi cho các nỗ lực hòa giải của Trung Cộng.

Trung Cộng hoàn toàn nhận thức được nhiệm vụ ngoại giao của mình khó khăn như thế nào. Câu hỏi đặt ra là tại sao chính quyền Tập Cận Bình không có lựa chọn nào khác ngoài việc gửi các phái viên.

Ngay trước khi phái đoàn khởi hành, một học giả nổi tiếng về “ngoại giao chiến lang” đã cảnh báo về những kỳ vọng quá cao.

Trong một phân tích tỉnh táo hơn, một chuyên gia quen thuộc với chính trị trong nước và ngoại giao Trung Cộng cho biết: “Mục đích lớn nhất [của việc cử phái đoàn đến Ukraine] là tạo ra một chủ đề thảo luận mới, khác với hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Hiroshima.”

Trung Cộng cần phải ngăn chặn một tình huống trong đó chỉ có thượng đỉnh G-7 ở Hiroshima trở thành tiêu điểm toàn cầu.

Khách viếng thăm Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, phía sau là Vòm bom nguyên tử. Thành phố của Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp G-7 bắt đầu từ ngày 19/05. (Ảnh của Kosaku Mimura)

Chính quyền Tập đã dàn dựng một nỗ lực khác nhằm thu hút sự chú ý về mặt ngoại giao. Hội nghị thượng đỉnh Trung Cộng-Trung Á, một trong hai sự kiện ngoại giao hàng đầu của năm 2023 theo lời Ngoại trưởng Tần Cương vào tháng 3, sẽ diễn ra vào thứ Năm và thứ Sáu (18-19/05) tại Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây ở tây bắc Trung Quốc. Dù chưa có tin tức cụ thể về cuộc họp, Tập sẽ đích thân tham dự.

Bằng cách mời các nhà lãnh đạo từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á đồng thời cử phái đoàn đến Ukraine, Tập Cận Bình muốn thu hút sự chú ý toàn cầu khỏi G-7.

Tin tức về phái đoàn Trung Cộng đến thăm Ukraine và về Hội nghị thượng đỉnh Trung Cộng-Trung Á sẽ xuất hiện hàng ngày, chí ít là ở Trung Cộng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình rời đi sau tiệc chiêu đãi tại Điện Kremlin nhân chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Cộng tới Moscow hôm 21/03. © Reuters

Trong khi đó, cuộc đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Trung Cộng đang dần trở nên nguy hiểm. Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng và Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, gần đây đã tổ chức các vòng thảo luận kéo dài ở Vienna. Cuộc họp của họ đã không được thông báo trước.

Có lẽ Bắc Kinh và Washington mong muốn có một cuộc gặp hiệu quả hơn cuộc gặp diễn ra vào tháng 3/2021, ngay sau khi Biden nhậm chức. Trước máy quay, các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Cộng đã có một màn khẩu chiến tại bang Alaska của Mỹ.

Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Cộng kể từ đó đã leo thang đến mức hai bên đã ưu tiên cuộc họp Vương-Sullivan như một nỗ lực để ngăn chặn đụng độ vô tình xảy ra ở một lĩnh vực khác.

Những phát biểu của Macron chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng quốc tế. Chắc chắn là Trung Cộng đang gia tăng ảnh hưởng đối với Nga, nhưng Tập vẫn thận trọng để đảm bảo rằng Putin không bị mất mặt.

Trung Cộng đã từng cảnh giác với Liên Xô, coi nước này là bá quyền. Giờ đây, Putin – hoài niệm về thời kỳ Xô Viết và hy vọng khôi phục phạm vi ảnh hưởng của Nga – đã hành động như một bá quyền bằng cách xâm lược Ukraine.

Dường như Putin sẽ không ngoan ngoãn tuân theo những nỗ lực của Trung Cộng, để giải quyết những rắc rối mà ông đã gây ra ở Ukraine. Nếu ông làm như vậy, Nga có thể thực sự trở thành quốc gia chư hầu mà Macron mô tả.

Zelenskyy có lẽ đang bận tâm với việc phát động một cuộc phản công toàn diện, đồng thời vạch ra các động thái tiếp theo. Như vậy, nhiều khả năng ông cũng đang cân nhắc cách sử dụng Trung Cộng, quốc gia có ảnh hưởng nhất định đối với Nga.

Phái đoàn của Tập có lẽ sẽ khó đạt được bất kỳ thành tựu vang dội nào ở Ukraine; một chuyến thăm là không đủ để tạo ra những bước đột phá.

Do đó, trong thời điểm hiện tại, mục đích của Trung Cộng sẽ chỉ là thăm dò phản ứng.

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Cộng và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Cộng. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments